Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2013 2014 (Trang 57)

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

Kết quả nghiên cứu về lứa tuổi và giới ở các bệnh nhân nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 60,5%, nữ chiếm 39,5%, như vậy số bệnh nhân nam mắc viêm gan virus B mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn số bệnh nhân nữ. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước như Đinh Đức Thắng (2009) [24] cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ ở nhóm có HBeAg (+) là 85% và 15%; ở nhóm có HBeAg (-) nam là 92,5% và nữ là 7,5%. Như vậy, cả 2 nhóm đều có số bệnh nhân nam chiếm đa số. Đồng thời theo nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương trên 74 bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính hoạt động thì số bệnh nhân nam chiếm 73% cũng cao hơn số bệnh nhân nữ (27%) [18].

Tỷ lệ lứa tuổi gặp chủ yếu ở bệnh nhân >20 tuổi và <60 tuổi. Độ tuổi trung bình của 38 bệnh nhân nghiên cứu là 35,6 ± 11,7. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước như Nguyễn Văn Mùi (2002) [15], Phạm Song [16] [17], Vũ Đình Bằng [6] [7] và các tác giả nước ngoài như DienstagJL, Isselbacher-K (1998) đều có nhận định chung là viêm gan mạn thường gặp ở lứa tuổi ngoài 20 [28] [29] [30].

Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương cho thấy lứa tuổi nghiên cứu từ 20-50 tuổi là hợp lý.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng mệt mỏi và chán ăn gặp ở hầu hết các bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao 94,7% và 97,4%. Điều này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của nhiều tác giả như Đinh Đức Thắng nghiên cứu thấy cả 2 nhóm bệnh nhân có HBeAg (+) và nhóm có HBeAg (-) đều có triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao (92,5% và 97,5%) [24].

Triệu chứng chán ăn và sợ mỡ của Trần Kim Chi [2] là 100% các trường hợp, Nguyễn Khuyến 60% (2006), Hoàng Tiến Tuyên 81,7% (2004) [24].

Triệu chứng buồn nôn và nôn gặp với tỷ lệ cao chiếm 65,8%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Đức Thắng [24] thấy nhóm có HBeAg (+) là 65%; 77,5% ở nhóm có HBeAg (-) hay nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Hòa (1998) [11], Lê Hồng Sơn (2006), Nguyễn Khuyến (2006) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Triệu chứng vàng da, vàng mắt và nước tiểu vàng đều chiếm 44,7% thấp hơn so với nghiên cứu của Đinh Đức Thắng [24], nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Hòa [11], Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18].

Triệu chứng đau tức hạ sườn phải: cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện cảm giác đau tức hạ sườn phải chiếm tỷ lệ khá cao 60,5%. Kết quả nghiên cứu này khá hợp lý so với nghiên cứu của các tác giả khác như Trịnh Thị Xuân Hòa [11] gặp tỷ lệ đau tức hạ sườn phải là 58,3%, Vũ Bằng Đình [6] và Phạm Song [21][22] [23].

Triệu chứng gan to: các tác giả Trịnh Thị Xuân Hòa [11], Trần Kim Chi [2] gặp triệu chứng gan to ở 100% bệnh nhân. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi gặp với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trên (13.2%).

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng, hầu hết các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có thể đang ở thể viêm gan mạn tính tồn tại. Thể này thường không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có thì biểu hiện bằng các triệu

chứng rất mờ nhạt, ít triệu chứng hoặc triệu chứng thường nhẹ (mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn). Mệt hoặc làm việc chóng mệt là triệu chứng thường gặp, đa số bệnh nhân phàn nàn về kém ăn, ngủ kém và đau tức hạ sườn phải gặp ở một số bệnh nhân.

4.2. Các dấu hiệu chỉ điểm sự nhân lên của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính gan virus B mạn tính

4.2.1. Tỷ lệ HBeAg (+) và HBeAg (-) theo giới

Nhóm bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg (+) và HBeAg (-) chiếm tỷ lệ như nhau là 50%, Điều này cũng tương đối hợp lý so với nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18] thấy nhóm HBeAg (+) chiếm 45,9%; nhóm HBeAg (-) chiếm 54,1%.

Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ ở nhóm có HBeAg (+) là 42,1% và 57,9%; ở nhóm có HBeAg (-) nam là 78,9% và nữ là 21,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Theo nghiên cứu của một số tác giả trong nước như Đinh Đức Thắng [24] thấy tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ ở nhóm có HBeAg (+) là 85% và 15%; ở nhóm có HBeAg (-) nam là 92,5% và nữ là 7,5% hay nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18] thấy nhóm có HBeAg (+) có tỷ lệ nam và nữ chiếm 67,6% và 32,4%; 77,5% và 22,5% là tỷ lệ nam và nữ ở nhóm có HBeAg (-). Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với 2 nghiên cứu của các tác giả trên ở nhóm HBeAg (+), điều này có thể do chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ trên 38 bệnh nhân, ít hơn nhiều so với cỡ mẫu nghiên cứu của các tác giả. Mặt khác, 38 bệnh nhân cũng chỉ được chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi nhỏ là bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, chủ yếu là các bệnh nhân trong khu vực Hải Dương và một số rất ít bệnh nhân thuộc tỉnh khác. Như vậy, khi kết luận về kết quả nghiên cứu thì

chúng tôi cũng chỉ kết luận cho 38 bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ tháng 7/2014 – 5/2015.

4.2.2. Tỷ lệ HBeAg (+) và HBeAg (-) theo nhóm tuổi

Độ tuổi trung bình ở nhóm viêm gan B mạn có HBeAg (+) là 29,7 ± 8,6 và nhóm có HbeAg (-) là 41,5 ± 11,7. Trong bảng 3.5 cho thấy bệnh nhân mạn tính khi tuổi càng cao thì tỷ lệ HBeAg (+) càng thấp. So sánh với nghiên cứu của Đinh Đức Thắng [24] thì cũng thấy rằng tỷ lệ HBeAg (+) thấp dần khi tuổi càng cao. Một trong những yếu tố quyết định đến tình trạng nhiễm trùng viêm gan mạn là tuổi phơi nhiễm.

4.2.3. Tỷ lệ HBV-DNA dựa theo nồng độ

Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,9%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18]: số bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL chiếm 58,1% nhiều hơn số bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA từ 102 - 105 copies/mL và <102 copies/mL (32,4% và 9,5%).

HBV-DNA là xét nghiệm tìm xem trong máu của bệnh nhân có virus hoàn chỉnh hay chưa. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đề mang virus hoàn chỉnh và đang hoạt động ở mức độ cao (HBV-DNA >105 copies/mL).

4.2.4. Nồng độ HBV-DNA theo giới

Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA <102 copies/mL và từ 102 - 105 copies/mL thì tỷ lệ nam giới nhiều hơn so với nữ giới: <102 copies/mL tỷ lệ nam và nữ chiếm 66,7% và 33,3%; từ 102 - 105 copies/mL có tỷ nam và nữ là 85,7% và 14,3%. Còn ở nhóm có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL tỷ lệ nam và nữ như nhau chiếm 50%. Sự khác biệt về nồng độ HBV-DNA giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu này

tương đối hợp lý so với kết quả nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18].

4.2.5. Nồng độ HBV-DNA theo nhóm tuổi

Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA <102 copies/mL: Tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi (40-49) chiếm 33,4% cao hơn các nhóm tuổi nhưng cũng không có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm tuổi.

Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA từ 102 - 105 copies/mL: tỷ lệ bệnh nhân có độ tuổi (40-49) cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác.

Có sự thay đổi về nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL: nhóm bệnh nhân có độ tuổi (20-29) chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên sự khác biệt giữa nồng độ HBV-DNA với nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [20]: ở nhóm có nồng độ HBV-DNA từ 102 - 105 copies/mL có tỷ lệ bệnh nhân <45 tuổi chiếm 58,3% nhiều hơn độ tuổi (45-60) và >60 tuổi. Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL: tỷ lệ bệnh nhân <45 tuổi cao nhất (79,1%) rồi đến (45-60) tuổi (18,6%) và >60 tuổi (2,3%). So với nghiên cứu này thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có nhiều điểm tương đồng.

4.2.6. Hoạt độ Transaminase trung bình của đối tượng nghiên cứu

Hoạt độ Transaminase trung bình của đối tượng nghiên cứu đa số bình thường hoặc tăng nhẹ so với giá trị bình thường: hoạt độ AST trung bình là 36,1 ± 19,4U/L và hoạt độ ALT trung bình là 43,5 ± 32,4U/L. Hoạt độ Transaminase trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Đinh Đức Thắng [24] hay nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Hòa [11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể thấy rẳng hầu hết các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính đang ở thể viêm gan mạn tính tồn tại. Ở

thể này thì hoạt độ Transaminase thường bình thường hoặc tăng nhẹ <2 lần bình thường [22] [23].

4.3. Mối liên quan giữa HBeAg, HBV-DNA với một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.

4.3.1. Mối liên quan giữa HBeAg với hoạt độ Transaminase trung bình

Ở nhóm có HBeAg (+): hoạt độ enzym ALT trung bình tăng cao hơn so với giá trị bình thường đạt 47,6 ± 42,1U/L; còn hoạt độ enzym AST trung bình ở mức bình thường. Ở nhóm có HbeAg (-) thì hoạt độ enzym AST là 36,2 ± 15,6U/L, ALT là 39,3 ± 18,6U/L.

So với nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Đinh Đức Thắng [24] thấy 100% bệnh nhân ở 2 nhóm có HbeAg (+) và HbeAg (-) đều tăng enzym AST > 2 lần. Ở nhóm có HbeAg (+), mức tăng enzym ALT từ 2-5 lần bình thường chiếm 22,5% và tăng 5-10 lần chiếm 35%. Nhưng ở nhóm có HbeAg (-) là 28,75% và 22,5% [24]. Phan Từ Khánh Phương và Vũ Xuân Chương [18], kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với các tác giả. Do các tác giả trên chủ yếu nghiên cứu trên các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính ở thể viêm gan mạn hoạt động. Viêm gan mạn hoạt động là thể viêm gan virus B mạn tính tiến triển liên tục và bùng phát rầm rộ xen kẽ thời kỳ lắng dịu về lâm sàng. Tuy vậy, tổn thương về mô học gan là liên tục và gần như thành quy luật dẫn tới xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị tích cực. Ở thể này, enzym Transaminase tăng 100% nhưng chủ yếu là tăng nhẹ cho đến vừa, đôi khi tăng cao [11] [15]. Còn chúng tôi có thể là do chủ yếu tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính thể tồn tại.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa HBeAg với hoạt độ enzym Transaminase trung bình không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

4.3.2. Mối liên quan giữa HBV-DNA với hoạt độ Transaminase trung bình.

Chúng tôi cho rằng Enzym Trasaminase AST, ALT tăng chủ yếu ở nồng độ HBV-DNA từ 102 - 105 copies/mL, hoạt độ enzym AST và ALT trung bình tăng nhẹ: hoạt độ AST trung bình là 43,4 ± 8,1U/L và ALT là 70,0 ± 39,4U/L.

Hoạt độ Transaminase trung bình ở nhóm có nồng độ HBV-DNA <102copies/mL và >105 copies/mL hầu như không tăng mà chỉ ở mức độ bình thường. Điều này có lên quan đến việc điều trị của bệnh nhân, có thể do bệnh nhân đang ở trong quá trình điều trị có hiệu quả, hoạt độ Transaminase sẽ giảm đi ở mức bình thường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18] có nhiều khác biệt. Điều này là do chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân đã và đang điều trị viêm gan virus B mạn tính.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa nồng độ HBV-DNA với hoạt độ Transaminase trung bình không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

4.3.3. Mối liên quan giữa HBeAg và HBV-DNA

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA ở mức >105 copies/mL có HBeAg (+) chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 16/19 bệnh chiếm 84,2% và nhóm HBeAg (-) là 6/19 bệnh nhân chiếm 31,6%. Nhận xét của chúng tôi cũng khá phù hợp với nghiên cứu của Phan Từ Khánh Phương và Trần Xuân Chương [18], Đinh Đức Thắng [24]. Điều này gợi ý cho chúng tôi về khả năng đây là những bệnh nhân có đột biến tiền nhân (Pre – Core). Đó là tình trạng một nucleotid trong vùng trước nhân bị thay thế bởi một nucleotid khác, sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp HBeAg làm cho bệnh nhân có

Renschling – M (1993) nhận thấy đột biến tiền nhân xảy ra với tần suất từ 20-90% ở các bệnh nhân có nguồn gốc Địa Trung Hải và Châu Âu. 10-30% bệnh nhân ở Châu Á và Nam Thái Bình Dương, khoảng 10% ở Mỹ. Chủng đột biến tiền nhân xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm HBV genotyp D và hiếm gặp ở những bệnh nhân genotyp A [32].

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu trên 38 bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 60,5% nhiều hơn nữ (39,5%).

- Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 35,6 ±11,7. - Hầu hết bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính đều có các triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau tức hạ sườn phải chiếm tỷ lệ cao 94,7%; 97,4%; 65,8% và 60,5%.

2. Các dấu hiệu chỉ điểm sự nhân lên của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính

- Tỷ lệ HBeAg (+) và HBeAg (-) đều chiếm 50%.

- Tỷ lệ nam có HBeAg (+) là 42,1%, thấp hơn nữ là 57,9%. - Tỷ lệ nam có HBeAg (-) là 78,9%, cao hơn nữ là 21,1%.

- Nhóm có HBeAg (-) có độ tuổi trung bình là 41,5 ± 11,7, cao hơn nhóm có HBeAg (+) là 29,7 ± 8,1.

- Số bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA <102 copies/mL chiếm 23,7%, từ 102 - 105 copies/mL và >105 copies/mL lần lượt là 18,4% và 57,9%.

- Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA <102 copies/mL: tỷ lệ nam chiếm 66,7% cao hơn nữ (33,3%).

- Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA từ 102 - 105 copies/mL: tỷ lệ nam chiếm 85,7%, cao hơn nữ là 14,3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở nhóm có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL: tỷ lệ nam và nữ như nhau chiếm 50%.

- Độ tuổi trung bình ở nhóm có nồng độ HBV-DNA từ 102-105 copies/mL cao nhất là 43,7 ± 10,5, ở nhóm có nồng độ HBV-DNA <102

copies/mL và >105 copies/mL có độ tuổi trung bình lần lượt là 38,9 ± 11,2 và 31,7 ± 11,0.

3. Mối liên quan giữa HBeAg, HBV-DNA với một số yếu tố cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính.

- Sự khác biệt giữa HBeAg, HBV-DNA với hoạt độ Transaminase trung bình không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Những bệnh nhân có HBeAg (+) đều có nồng độ HBV-DNA >102 copies/mL. Tất cả các bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA <102 copies/mL đều có HBeAg (-).

- 31,6% bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA >105 copies/mL và HBeAg (-), rất gợi ý cho tình trạng đột biến tiền nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Mai Hồng Bàng (2002), Điều trị viêm gan B mạn bằng zeffix – kết quả

2 năm điều trị, Tạp chí thông tin Y-Dược học. số đặc biệt chuyên ngành về

gan mật, tr.77-82.

2. Trần Kim Chi (1998), Đặc điểm lâm sàng biến đổi sinh hóa và dấu ấn

virus ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Luận văn thạc sỹ Y học.

3. Bùi Đại (2002), Viêm gan virus B, D, NXB Y học, tr. 20-28.

4. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr. 106-107.

5. Bùi Đại và cộng sự (2002), Viêm gan virus B và D, NXB Y học, tr. 57-96. 6. Vũ Bằng Đình (1985), Viêm gan virus, NXB Y học, tr. 56-137.

7. Vũ Bằng Đình và Đặng Kim Thanh (2005), Viêm gan virus và những hậu quả, NXB Y học, tr. 87-215.

8. Lê Thu Hà (2002), Áp dụng kỹ thuật PCR phát hiện HBV-DNA trong

Một phần của tài liệu Thực trạng người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2013 2014 (Trang 57)