Các giải pháp cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 97 - 118)

HNKTQT của nƣớc ta có thành công hay không là tuỳ thuộc ở khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh đƣợc xem xét ở ba góc độ có quan hệ mật thiết với nhau đó là: Hàng hoá - dịch vụ, doanh nghiệp và quốc gia, trong đó tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế biểu hiện ở năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, còn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại biểu hiện ở chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, phù hợp thị hiếu khách hàng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, thuận lợi… và giá thành phải đủ sức cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng.

Vì lẽ đó các doanh nghiệp không thể thụ động chờ đợi hội tụ đủ khả năng cạnh tranh mới hội nhập, mà phải chủ động phát huy các lợi thế so sánh của mình, xây dựng các giải pháp cạnh tranh hợp lý cả ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Từ thực trạng các doanh nghiệp Việt nam cho thấy năng lực cạnh tranh còn rất hạn chế, thể hiện ở 5 điểm:

2- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ quản lý còn yếu 3- Năng suất lao động thấp

4- Chất lƣợng sản phẩm chƣa cao và giá thành sản phẩm chƣa hợp lý 5- Thị trƣờng đầu ra chƣa ổn định, thiếu bền vững" [8, tr.24].

Nếu so sánh với đối thủ tại các thị trƣờng thì doanh nghiệp của ta có nhiều hạn chế về các yếu tố lợi thế. Vì thế để chủ động hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp cấp bách sau đây:

3.3.2.1- Phát triển khoa học công nghệ.

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam nam lạc hậu quá xa so với khu vực và thế giới, nên năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong các doanh nghiệp thấp, giá thành cao… làm cho sức cạnh tranh hàng hoá thấp so với đối thủ trên cùng thị trƣờng. Tình trạng này càng kéo dài, càng đẩy nhiều doanh nghiệp của ta phải rút lui không chỉ thị trƣờng ngoài nƣớc, mà ngay cả thị trƣờng trong nƣớc. Do vậy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay. Bởi vì, nếu loại trừ yếu tố con ngƣời thì công nghệ là yếu tố động nhất, cách mạng nhất thúc đẩy sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao. Vì thế các doanh nghiệp phải coi đây là khâu đột phá trong phát triển sản xuất kinh doanh của mình, sẵn sàng đầu tƣ để đổi mới công nghệ, trả thù lao xứng đáng cho các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các phát minh, sáng chế có giá trị thực tiễn.

Trong quá trình đổi mới công nghệ, doanh nghiệp cần trang bị cho mình công nghệ đồng bộ, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình, phù hợp với trình độ, tay nghề của công nhân. Chỉ có sự đồng bộ hoá mới kết hợp đƣợc tối ƣu các nguồn lực và tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Không chỉ thế, đổi mới công nghệ còn giúp doanh nghiệp cải tiến đƣợc mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm, tăng sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng, làm cho sản

phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ nhanh hơn, tốc độ quay vòng vốn nhanh và uy tín của doanh nghiệp cũng ngày càng lớn.

Thực hiện chiến lƣợc công nghệ, các doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau đây:

- Thành lập đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ ngay trong doanh nghiệp. Đây là hƣớng đi tích cực, chủ động của doanh nghiệp trong việc gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, nó cũng tạo ra cơ sở cho việc đổi mới công nghệ, rút ngắn dần khoảng cách về trình độ so với các nƣớc phát triển.

- Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, tạo nên sự giao thoa giữa tri thức khoa học với thực tiễn hoạt động sản xuất, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động này còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp không chỉ thực hiện tốt hơn chiến lƣợc công nghệ, mà còn từng bƣớc tiếp cận với kinh tế tri thức.

- Các doanh nghiệp đặt hàng trực tiếp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ theo yêu cầu của mình.

Theo hƣớng đi này các doanh nghiệp sẽ từng bƣớc nâng cao năng lực tiếp thu và làm chủ các tri thức mới, năng lực sáng tạo của mọi ngƣời để cải tiến và nâng cao công nghệ truyền thống, thích nghi, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Đây là bƣớc đi cơ bản trong quá trình xây dựng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ.

Để khoa học công nghệ phát huy đƣợc vai trò của nó, các doanh nghiệp cần khai thác những ƣu đãi mà nhà nƣớc dành cho doanh nghiệp đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ. Tại điều 38, luật khoa học công nghệ đƣợc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá X thông qua nêu rõ: "Doanh nghiệp đƣợc trích một phần vốn để đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ, nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tƣ để phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đƣợc tính vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp đƣợc lập quỹ

phát triển khoa học công nghệ, doanh nghiệp đầu tƣ nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm của nhà nƣớc đƣợc xét tài trợ một phần kinh phí để nghiên cứu và đƣợc vay vốn ƣu đãi của chính phủ" [8,tr.25].

3.3.2.2- Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường.

Trong kinh doanh, việc hoạch định chiến lƣợc thị trƣờng đúng đắn có ý nghĩa quyết định khả năng tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Điều đó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi sức ép cạnh tranh tăng lên. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, xâm nhập thị trƣờng trong xu thế mở cửa hội nhập, sức ép cạnh tranh từ phía đối thủ là rất lớn. Vì vậy cần thiết phải tìm ra và thiết lập đƣợc một chiến lƣợc xâm nhập và phát triển thị trƣờng hợp lý. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp phát huy tốt các yếu tố lợi thế, hạn chế khả năng đối đầu cạnh tranh, từng bƣớc xâm nhập, đứng vững và phát triển thị trƣờng.

Trong chiến lƣợc thị trƣờng thì công tác xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm phải đƣợc quan tâm hàng đầu.

- Đối với công tác xúc tiến thƣơng mại, các doanh nghiệp cần nâng nó lên một cấp độ mới và phải coi là một bộ phận quan trọng hàng đầu.

Muốn vậy, trƣớc hết phải đẩy mạnh hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu thị trƣờng và thông tin về tình hình thị trƣờng cho các doanh nghiệp, nâng cao trình độ và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thƣơng vụ, của các phòng Marketing của doanh nghiệp… nhằm giúp doanh nghiệp có đƣợc hệ thống các thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về thị hiếu khách hàng, tình hình đối thủ, các điều kiện chính trị xã hội, phong tục tập quán… của thị trƣờng mà doanh nghiệp sẽ gia nhập. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và quyết định cách thức xâm nhập phù hợp.

Khi đã quyết định xâm nhập thị trƣờng vấn đề quan trọng là phải chiến thắng trong cạnh tranh và giành đƣợc thị phần trên thị trƣờng. Muốn vậy doanh

nghiệp cần quan tâm tới 3 vấn đề là hàng hoá cung cấp, giá cả và dịch vụ kèm theo.

+ Đối với hàng hoá dịch vụ kèm theo: chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, sự tiện dụng của sản phẩm là tiêu chí hàng đầu thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ vào từng thị trƣờng cụ thể, các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp phải đƣợc cải tiến cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, thói quen sử dụng… của khách hàng ở thị trƣờng đó, nếu không tính đến điều này doanh nghiệp dễ bị thất bại, ví dụ: Công ty "General Foods" đƣa sang Anh món tráng miệng "Gello" ở dạng bột, thì ngƣời Anh lại thích mua chúng ở dạng bánh.

Bên cạnh chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố hấp dẫn khách hàng. Sự khác biệt của sản phẩm cung cấp có thể là mẫu mã, bao bì sản phẩm, tốc độ cung cấp, độ tin cậy và hoàn hảo của các dịch vụ kèm theo đƣợc đáp ứng sau khi bán hàng. Bao bì, mẫu mã sản phẩm là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý và quyết định mua của khách hàng, do vậy doanh nghiệp cần làm cho bao bì bền đẹp, đồng thời là trang quảng cáo cho sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể gia tăng thị phần trên thị trƣờng bằng cách nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, bằng các dịch vụ truớc, trong và sau khi bán hàng. Dịch vụ trƣớc khi bán hàng gồm có cung cấp các thông tin về sản phẩm, hƣớng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm… Dịch vụ trong khi bán hàng bao gồm việc hƣớng dẫn lựa chọn sản phẩm, bao gói, thanh toán, vận chuyển. Dịch vụ sau bán hàng gồm có hƣớng dẫn sử dụng, bảo dƣỡng, bảo hành,sửa chữa, cung cấp phụ tùng... Làm tốt dịch vụ này sẽ gây đƣợc thiện cảm tốt của khách hàng đối với doanh nghiệp và thu hút khối lƣợng khách hàng ngày càng lớn.

+ Đối với giá cả hàng hoá.

Khi định giá bán hàng hoá trên thị trƣờng các doanh nghiệp cần tính đến các yếu tố liên quan nhƣ leo thang giá cả, phá giá… từ đó có thể lựa chọn một trong các cách định giá sau:

Định giá thống nhất ở mọi thị trƣờng Định giá theo từng thị trƣờng

Định giá căn cứ vào chi phí cho từng thị trƣờng.

Thông thƣờng, với giai đoạn đầu của quá trình xâm nhập thị trƣờng, doanh nghiệp nên định giá thấp, với chiến lƣợc này lợi nhuận thu đƣợc không cao song doanh nghiệp sẽ giành đƣợc nhiều thị phần hơn do có lợi thế về giá trong cạnh tranh [23, tr.173].

+ Ngoài ra các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận các dạng thức mới trong kinh doanh quốc tế hiện đại nhƣ thƣơng mại điện tử, ngân hàng điện tử. Bởi vì chúng là những phƣơng tiện trợ lực quan trọng để mở rộng và gia tăng sản phẩm trên thị trƣờng.

Trong chiến lƣợc thị trƣờng các doanh nghiệp cần chú ý tới cả thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Nếu quá quan tâm đến thị trƣờng ngoài nƣớc sẽ bỏ ngỏ thị trƣờng trong nƣớc cho hàng hoá nhập khẩu lấn át.

Chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc, kết hợp với mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn làm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài.

- Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải hết sức chú trọng. Trong kinh tế thị trƣờng "cầu" sẽ quyết định "cung" chứ không phải "cung" quyết định "cầu" nhƣ trong kinh tế bao cấp. Do vậy trên thị trƣờng, với hàng hoá cùng loại, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có thƣơng hiệu với uy tín lớn. Những thƣơng hiệu có uy tín thực sự trở thành một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Những thƣơng hiệu đã đăng ký còn đƣợc pháp luật bảo vệ vì đó là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.

Với ý nghĩa đó, các doanh nghiệp cần coi công tác xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu, một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc thị trƣờng của mình.

Trong nhiều năm mở cửa hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã làm ăn với nhiều đối tác nƣớc ngoài, hàng hoá Việt Nam cũng đã có mặt ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Song, do không chú ý xây dựng thƣơng hiệu nên nhiều hàng hoá Việt Nam đƣợc đánh giá cao nhƣ: giầy dép Bitis, cà phê Trung nguyên, quần áo Việt tiến… nhƣng lại không có thƣơng hiệu hoặc thƣơng hiệu do ngƣời khác đặt cho. Vì thế hàng hoá Việt Nam cũng nhƣ uy tín của doanh nghiệp chƣa đƣợc biết đến trên thị trƣờng thế giới. Điều này càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng thƣơng hiệu và đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình. Theo một kết quả điều tra tại 500 doanh nghiệp của Việt Nam, chỉ có 80% doanh nghiệp đầu tƣ cho việc xây dựng thƣơng hiệu. Mức đầu tƣ cũng còn rất thấp, mới chỉ đạt 5% chi phí. Rõ ràng đây là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục ngay.

Khi xây dựng thƣơng hiệu các doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau: + Xây dựng thƣơng hiệu cho từng hàng hoá của từng doanh nghiệp phải gắn với xây dựng thƣơng hiệu quốc gia. Sở dĩ nhƣ vậy là vì khách hàng thƣờng lựa chọn hàng hoá dựa trên thƣơng hiệu của từng doanh nghiệp đã thâm nhập vào từng thị trƣờng. Mặt khác, trên thị trƣờng quốc tế, khách hàng tuy chƣa biết nhiều về doanh nghiệp, nhƣng lại biết nhiều về Việt Nam là một đất nƣớc anh hùng trƣớc đây và năng động ngày nay, đây sẽ là sự hỗ trợ, tăng lòng tin và thiện cảm của khách hàng vào hàng hoá Việt Nam, nó cũng là lợi thế quan trọng cho hàng hoá mang thƣơng hiệu Việt Nam.

+ Xây dựng thƣơng hiệu là cả một quá trình lâu dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì thế không thể nôn nóng mà cần phải xác định một lộ trình thực hiện cụ thể. Xây dựng thƣơng hiệu là để khách hàng yên tâm, tin tƣởng, yêu mến những hàng hoá mang thƣơng hiệu đó. Điều này chỉ có thể đạt đƣợc khi hàng hoá có chất lƣợng cao, dịch vụ đi kèm hoàn hảo, hấp dẫn và hơn thế nữa, trong kinh doanh phải thể hiện văn hoá kinh doanh, sự quan tâm đến quyền lợi ngƣời tiêu dùng và cộng đồng [40, tr.45].

+ Xây dựng thƣơng hiệu cũng bao gồm việc quảng bá cho thƣơng hiệu và khai thác giá trị thƣơng hiệu.

Quảng bá sẽ nhanh chóng đƣa đƣợc thông điệp, hình ảnh hàng hoá đến với khác hàng. Vì vậy thông điệp đƣa ra cần hết sức rõ ràng, xúc tích mang tính đại diện cao, hình ảnh trong quảng cáo phải rõ ràng, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Thƣơng hiệu đƣợc quan niệm là hình tƣợng về hàng hoá và doanh nghiệp, là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá,dịch vụ. Vì thế để bảo vệ thƣơng hiệu cần đăng ký bảo hộ các dấu hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

3.3.2.3- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đây là nội dung quan trọng nhất mang tính quyết định nhất đối với sự thành bại của doanh nghiệp, vì con ngƣời là nhân tố động nhất, cách mạng nhất trong sự phát triển của lực lƣợng sản xuất.

Qua nhiều năm đổi mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp đã đƣợc nâng lên, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế chƣa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện HNKTQT. "Theo báo cáo của Bộ Tài chính (năm 2000) thì ngay đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp Nhà nƣớc có tới 67% không biết đọc bản báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, vậy làm sao để họ có thể quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả đƣợc, hơn nữa đa số lại đƣợc đào tạo từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp"[8, tr.24]. Ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều giám đốc trình độ còn chƣa hết phổ thông.

Trƣớc thực trạng đó trong công tác cán bộ của doanh nghiệp cần phải có cơ chế tuyển chọn cán bộ dựa trên những tiêu chí nhất định, nhằm tìm ra những ngƣời có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn, sắp xếp vào các vị trí công tác

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 97 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)