Kinh nghiệm mở cửa hội nhập của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 28)

Trung Quốc là nƣớc có đất rộng (9,6 triệu km2) ngƣời đông (khoảng 1,3 tỷ ngƣời), tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đƣờng biên giới trên biển và trên bộ trải dài, nối liền 15 nƣớc cả châu Á và châu Âu.

Là nƣớc có lịch sử lâu đời, Trung Quốc đã nếm đủ vị ngọt bùi, cay đắng của chính sách đóng cửa và mở cửa nền kinh tế. Trƣớc khi mở cửa nền kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc là nƣớc XHCN, cơ sở kinh tế còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu nhân tài và năng lực tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới còn yếu.

Thực trạng trong nƣớc và xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới đã đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa với bên ngoài để làm sống động nền kinh tế.

Quá trình hình thành và phát triển chiến lƣợc mở cửa đối ngoại của Trung Quốc từ 1978 đến nay có thể khái quát nhƣ sau:

Cục diện mở cửa đối ngoại của Trung Quốc đƣợc thực hiện dần qua từng bƣớc, thời kỳ đầu trọng điểm tập trung ở khu vực ven biển với việc xây dựng các đặc khu kinh tế, sau đó mở cửa vùng ven biên giới và phạm vi cả nƣớc.

1.4.2.1- Quá trình mở cửa ven biển của Trung Quốc

Chiến lƣợc mở của ven biển của Trung Quốc mang đặc điểm nổi bật: Từ điểm (đặc khu kinh tế) đến tuyến (các thành phố mở cửa) và tới diện (3 đồng bằng lớn).

Năm 1978 mô hình kinh tế đƣợc chọn làm "cửa sổ" nơi "thí nghiệm" và "ngƣời lính xung kích" trong tuyến đầu mở cửa của khu vực ven biển là đặc khu kinh tế. Hai thành phố lớn đƣợc chọn làm thí điểm xây dựng mô hình đặc khu kinh tế là Thâm Quyến và Chu Hải, sau đó đến Sán Đầu, Hạ Môn và Nam Hải.

Đặc khu kinh tế mà Trung Quốc xây dựng có các đặc điểm sau :

- Ƣu thế về hoàn cảnh địa lý: nằm ở ven biển, giao thông thuận tiện, gần Hồng Kông và Ma cao, là nơi có nền kinh tế phát triển và là quê hƣơng của nhiều ngƣời Hoa sống ở nƣớc ngoài.

- Nhiệm vụ của đặc khu hết sức đặc biệt: đem lại sự thành công cho nền kinh tế nhƣ mở rộng buôn bán, xuất khẩu, tranh thủ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút kỹ thuật. Sự đặc biệt của đặc khu thể hiện:

+ Đặc biệt về thể chế quản lý: nằm ở "ngoại phạm vi của thể chế hiện hành" thực hiện "cách làm việc đặc biệt".

+ Thi hành chính sách đặc biệt: ngoài 4 chính sách "ƣu đãi là chính" còn khá nhiều quyền tự chủ và nhiều chính sách cụ thể.

Trung Quốc đƣa ra nhiều chính sách quan trọng đối với đặc khu kinh tế, đặc biệt có "4 điểm chủ chốt" sau đây:

+ Trong cơ cấu kinh tế của đặc khu, từ sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế tiến tới chỗ xí nghiệp 3 loại vốn là chủ yếu (xí nghiệp chung vốn, xí nghiệp hợp tác giữa Trung Quốc và nƣớc ngoài, xí nghiệp độc vốn nƣớc ngoài).

+ Vốn dùng để xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế thu hút từ nƣớc ngoài là chính.

+ Hàng hoá sản xuất ở các đặc khu dùng để xuất khẩu là chính.

+ Hoạt động kinh tế của các đặc khu,tuy có chịu sự hƣớng dẫn của nhà nƣớc, nhƣng trên thực tế thì chịu sự điều tiết của thị trƣờng là chính.

"Bốn điểm chủ chốt" là linh hồn để xây dựng đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.

Qua ba năm nghiên cứu, thử nghiệm đặc khu kinh tế cho thấy việc hình thành các đặc khu này đã đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Do đó tháng 5/1984 Trung Quốc quyết định mở cửa thêm 14 thành phố ven biển.

1.4.2.2- Thành lập 14 thành phố mở cửa

Các thành phố mở cửa gồm: Đại Liên, Tân Hoàng Đảo, Thiên Tân, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vận Cảng, Nam Thông, Thƣợng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Quảng Châu, Trạm Giang, Bắc Hải và Phúc Châu.

Nhìn chung, phần lớn các thành phố này có cơ sở công nghiệp khá hùng hậu, giá trị công nghiệp chiếm 20% tổng giá trị công nghiệp toàn quốc, điều kiện giao thông thuận tiện. Đồng thời các thành phố này có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý khá cao, văn hoá giáo dục phát triển, nhân tài tập trung.

Nhờ những ƣu thế về điều kiện tự nhiên và sự phát huy nội lực, nên trong quá trình mở cửa hội nhập các thành phố này đã thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực. Đó cũng là những kinh nghiệm thực tiễn để Trung Quốc tiếp tục mở cửa ba đồng bằng lớn.

Trên cơ sở kinh nghiệm mở cửa của 14 thành phố ven biển, năm 1985 Trung Quốc lại mở cửa thêm ba đồng bằng lớn là: Châu Giang, Nam Phúc Kiến và Trƣờng Giang. Mục tiêu mở cửa ba đồng bằng này là phát triển loại hình kinh tế hƣớng ra bên ngoài nhằm tiếp cận với thị trƣờng thế giới, tham gia trao đổi quốc tế, tận dụng nguồn vật liệu của thị trƣờng quốc tế, sử dụng lao động giá bỏ rẻ của Trung Quốc để gia công xuất khẩu.

Do những biến động của kinh tế thế giới tác động vào Trung Quốc và để khắc phục sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế vùng của nền kinh tế, nên Trung Quốc quyết định mở cửa nội địa và ven biên giới.

1.4.2.4.- Mở cửa nội địa và ven biên.

Mục tiêu của mở cửa nội địa là thu hút vốn đầu tƣ, kỹ thuật tiên tiến từ nƣớc ngoài để đẩy nhanh việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cải tạo kỹ thuật và đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lƣợng hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành dịch vụ. Trọng điểm của mở cửa nội địa là cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Đối với mở cửa biên giới, tƣ tƣởng chỉ đạo là: "Các tỉnh và khu tự trị, hợp tác kinh tế với các nƣớc láng giềng theo nhiều hƣớng, nhiều hình thức, nhiều con đƣờng tuỳ điều kiện, tình hình của từng tỉnh, khu tự trị" [37, tr.206].

Qua thực tiễn mở cửa đối ngoại, các nhà nghiên cứu Trung quốc rút ra một số kết luận:

- Điều kiện mở cửa: vùng ven biển có ƣu thế về kỹ thuật, kinh tế còn vùng ven biên có ƣu thế về tài nguyên.

- Về thị trƣờng: đối diện với các vùng ven biển là thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, còn đối diện với vùng ven biên là thị trƣờng mang tính mở, với nhu cầu tƣơng đối lớn.

- Chức năng mở cửa: vùng ven biển chủ yếu theo loại hình thu hút vào, còn vùng ven biên giới chủ yếu theo loại hình bổ sung cho nhau.

- Đặc điểm buôn bán: vùng ven biển chủ yếu buôn bán kiếm ngoại tệ mạnh, còn vùng ven biên chủ yếu là buôn bán trao đổi hàng hoá.

- Hình thức hợp tác: ven biển là "Tam lai nhất bổ" (tiền vốn, công nghệ, nguyên liệu nƣớc ngoài, nhất bổ là gia công xuất khẩu hàng hoá nhƣng nƣớc ngoài trả lƣơng). Còn ven biên thực hiện "tam khứ nhất bổ" (xuất khẩu lao động, thiết bị, kỹ thuật đồng thời lấy về những mặt hàng trong nƣớc thiếu hay khan hiếm).

- Hiệu quả mở cửa: Mở cửa ven biển nhằm hiện đại hoá kinh tế trong nƣớc, còn ven biển chủ yếu thực hiện hợp tác kinh tế xuyên quốc gia.

Có thể đánh giá thành tựu mở cửa của Trung Quốc trên những nét lớn sau đây:

- Tăng trƣởng kinh tế liên tục và ổn định ở mức cao nhất thế giới. - Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh theo hƣớng hiện đại.

- Thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế ngày càng mở rộng.

- Môi trƣờng đầu tƣ ngày càng hoàn thiện, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng lớn.

- Bộ mặt đất nƣớc thay đổi nhanh theo hƣớng hiện đại hoá, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, vị thế Trung Quốc ngày càng nâng cao trên trƣờng quốc tế" [37, tr.243].

Tuy nhiên tiến trình mở cử đối ngoại của Trung Quốc hiện còn tồn tại ở một số điểm lớn sau đây:

- “Sự chênh lệch ngày càng lớn về kinh tế - xã hội giữa khu vực ven biển và nội địa.

- Sự phát triển không đều giữa các tỉnh, thành phố ven biển đã phá vỡ sự phân công truyền thống giữa khu vực ven biển và ven biên, dẫn đến sự mất cân đối gay gắt về cung và cầu trong sản xuất.

- Trong xã hội phát sinh nhiều tiêu cực nhƣ trộm cắp tham ô, buôn lậu, ma tuý…" [37, tr.244].

Từ thực tiễn mở cửa đối ngoại ở Trung Quốc, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

- Muốn mở cửa trƣớc hết phải thay đổi về nhận thức.

- Cải cách và mở cửa là hai mặt của một quá trình tác động qua lại lẫn nhau.

- Trung Quốc mở cửa với bên ngoài theo phƣơng pháp tiệm tiến. - Thực hiện đa dạng hoá các loại hình mở cửa.

- Mở cửa nhƣng vẫn giữ vững chủ quyền, độc lập quốc gia và kiên trì con đƣờng CNXH.

Tóm lại, toàn cầu hoá và HNKTQT là hai mặt của một quá trình có quan hệ tác động lẫn nhau, sự tác động của toàn cầu hoá dẫn đến nhu cầu hội nhập của các quốc gia là xu thế vận động và phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới.

Là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế mỗi nƣớc không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy HNKTQT là vấn đề tất yếu khách quan, là thời cơ mà các nƣớc phải tranh thủ nắm lấy nếu không muốn tụt hậu.

Trong quá trình HNKTQT có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Các quốc gia phải tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của mình để tham gia có hiệu quả nhất. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, dù là nƣớc lớn hay nhỏ, nƣớc giàu hay nghèo, các quốc gia cần tích cực và chủ động tham gia vào quá trình này, nhằm tận dụng tối đa những ƣu thế của HNKTQT để phát triển kinh tế đất nƣớc và nâng cao vị thế của mình trên trƣờng quốc tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2.1- Thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế .

2.1.1- Sự cần thiết khách quan tham gia HNKTQT của Việt Nam.

HNKTQT là nhu cầu tất yếu với mọi quốc gia, là điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các quốc gia chỉ có thông qua hội nhập mới đảm bảo kết hợp đƣợc giữa nội lực và ngoại lực nhằm tăng sức mạnh cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội, tiếp nhận các "Thời cơ" để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. HNKTQT của Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.

Trƣớc hết, tham gia vào HNKTQT sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nƣớc ngoài trên cơ sở các hiệp định thƣơng mại đã ký kết.

Từ sau công cuộc đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta đã phát triển hết sức nhanh chóng, khối lƣợng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và nền kinh tế, nhiều loại sản phẩm có tỷ suất hàng hoá cao. Tình hình đó đặt ra nhu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh tiêu thụ mới thực hiện đƣợc tái sản xuất mở rộng. Thị trƣờng của Việt Nam không phải nhỏ, nhƣng sức mua hạn chế vì vậy phải thúc đẩy xuất khẩu. Quá trình HNKTQT đã tạo ra khả năng to lớn cho việc mở rộng thị trƣờng ra ngoài nƣớc. Với việc thực hiện đầy đủ cam kết AFTA, từ năm 2006 các hàng hoá có xuất xứ tại Việt Nam có thể tiêu thụ trên toàn bộ thị trƣờng ASEAN với dân số trên 500 triệu ngƣời và GDP trên 700 tỷ USD. Sau khi gia nhập WTO nƣớc ta sẽ đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi tối huệ quốc trong quan hệ thƣơng mại với khoảng 150 quốc gia thành viên. Sau 2020 hàng rào thuế quan của APEC đƣợc dỡ bỏ, thì hàng hoá và dịch vụ của nƣớc ta sẽ dễ dàng xuất khẩu vào thị trƣờng của các quốc gia

thành viên APEC và WTO. Đồng thời nhiều hợp tác thƣơng mại song phƣơng cũng sẽ giúp chúng ta có thêm thị trƣờng cho việc xuất - nhập khẩu hàng hoá.

Nhƣ vậy nhờ HNKTQT mà nƣớc ta mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài một cách nhanh chóng.

Đi đôi với mở rộng thị trƣờng chúng ta có cơ hội mở rộng và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Thị trƣờng mở rộng là một trong những nhân tố hấp dẫn vốn đầu tƣ, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đƣa vốn và công nghệ vào nƣớc ta, sử dụng lao động, tài nguyên tại chỗ chế tạo các sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng khu vực và thế giới với các ƣu đãi mà nƣớc ta có. Nguồn vốn nƣớc ngoài vào nƣớc ta sẽ thúc đẩy nguồn vốn trong nƣớc vận động có hiệu quả. Đi cùng dòng vốn là công nghệ mới đƣợc du nhập vào nhờ đó chúng ta tranh thủ đƣợc kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại từ các nƣớc công nghiệp hoá đi trƣớc, từ đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Đây cũng là cơ hội để lựa chọn kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài nhằm xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia.

Chủ động hội nhập với lộ trình phù hợp sẽ tranh thủ đƣợc các nguồn ngoại lực để phát huy nội lực, đƣợc bình đẳng và ƣu đãi trong thƣơng mại, tạo điều kiện từng bƣớc tham gia vào phân công lao động quốc tế có hiệu quả, phát triển kinh tế đất nƣớc. Tích cực và chủ động hội nhập thì các chi phí và thua thiệt thấp hơn so với chần chừ và chuẩn bị không tốt cho hội nhập.

Hội nhập gây sức ép cho việc cải cách bộ máy hành chính còn rƣờm rà, quan liêu, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tăng cƣờng việc tiếp nhận vốn, khoa học và công nghệ, khắc phục tính ỷ lại, phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.

Vì những lý do đó mà HNKTQT trở thành con đƣờng tất yếu để nhanh chóng đƣa Việt Nam ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tận dụng tối ƣu các cơ hội để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

2.1.2- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia HNKTQT.

2.1.2.1- Những thuận lợi :

- HNKTQT là nhu cầu khách quan, không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại mà trƣớc hết đáp ứng nhu cầu nội tại, lợi ích thiết thực của đất nƣớc trong quá trình CNH, HĐH. Từ nhận thức đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta chính thức khởi xƣớng công cuộc đổi mới nhằm đƣa nƣớc ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng ta đƣa ra đƣờng lối đối ngoại rộng mở với quan điểm rất rõ ràng "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nƣớc cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển".

Tiếp theo đó Đại hội lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng khẳng định chủ trƣơng "Xây dựng kinh tế mở", hội nghị TW 4 khoá VIII nhấn mạnh "tiến hành khẩn trƣơng vững chắc việc đàm phán hiệp định thƣơng mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [11, tr.133].

Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết chuyên đề (07-NQ/TW) về HNKTQT, Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và xác định những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình HNKTQT của Việt Nam.

Từ nhận thức đúng, Đảng ta đã đƣa ra đƣờng lối hội nhập đúng, phù hợp

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)