Các giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 79 - 97)

Để chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, về phía nhà nƣớc cần tạo ra môi trƣờng sản

xuất kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời phù hợp thông lệ quốc tế. Để làm đƣợc điều đó Nhà nƣớc cần làm tốt một số việc sau đây :

3.3.1.1- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về thương mại, chính sách thuế, cải cách hành chính nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thƣơng mại.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại khi ra đời phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là: Phải phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nền kinh tế, từng bƣớc thúc đẩy hội nhập đồng thời đáp ứng đƣợc thông lệ quốc tế.

Hai là: Đảm bảo sự phối hợp hài hoà, đồng bộ cả về kinh tế lẫn nội dung pháp lý giữa các văn bản.

Ba là: Các chính sách thƣơng mại phải có chiến lƣợc cụ thể lộ trình và bƣớc đi thích hợp nhằm hƣớng tới 3 mục tiêu:

+ Nâng cao chất lƣợng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế + Chủ động thâm nhập thị trƣờng

+ Khai thác triệt để thế mạnh của nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Muốn đáp ứng các yêu cầu đó, hệ thống pháp luật thƣơng mại và chính sách thƣơng mại cần:

Thứ nhất: Phải tạo điều kiện cho tất cả các chủ thể hoạt động thƣơng mại thực sự bình đẳng trên thị trƣờng, từ đó tự khẳng định mình trong quá trình phát triển.

Tạo lập sự bình đẳng về pháp lý là yêu cầu và điều kiện cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thƣơng mại ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, cần sớm thực thi các văn bản về cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền nhằm góp phần đảm bảo tính bình đẳng giữa các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại.

Khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh vừa là mục đích, vừa là biện pháp để nhà nƣớc điều tiết các hoạt động kinh tế. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh tạo cơ hội cho sự lựa chọn tối ƣu, phân bố các nguồn lực, bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn vốn khác, sức ép cạnh tranh là động lực để thúc đẩy phát triển công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp.

Bên cạnh thực thi luật cạnh tranh và độc quyền, cần thực thi luật về bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và các luật liên quan đến hoạt động thƣơng mại, nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật để thƣơng mại có tính đồng bộ và cơ chế thực thi hữu hiệu.

Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật thƣơng mại đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật.

Trong một xã hội có rất nhiều sắc luật nhƣ luật dân sự, luật kinh tế, luật thƣơng mại, thuế... Mỗi sắc luật có vị trí,vai trò và tác dụng riêng, song giữa chúng có quan hệ và tƣơng tác lẫn nhau. Vấn đề là đảm bảo sự tƣơng tác, phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp giữa chúng, có nhƣ vậy mới đảm bảo điều chỉnh tốt các hành vi hoạt động trong xã hội, hƣớng xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện.

Muốn đạt mục tiêu đó, điều quan trọng là trong nội dung cũng nhƣ kỹ thuật lập pháp phải đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa chúng, tạo môi trƣờng pháp lý tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng các văn bản pháp luật về thƣơng mại còn phải phù hợp với pháp luật thƣơng mại cũng nhƣ tập quán của khu vực và thế giới. Tham gia hoạt động thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực và thế giới đòi hỏi pháp luật thƣơng maị phải mở rộng phạm vi điều chỉnh, phù hợp với thể chế chung, thúc đẩy thƣơng mại phát triển. Luật thƣơng mại cần có quan niệm về "thƣơng mại một cách hiện đại hơn, theo đó các nội dung của nó đƣợc mở rộng bao gồm cả các quy định có liên quan tới các yếu tố: thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, bản

quyền, tài sản trí tuệ. Các quy định pháp lý về tố tụng thƣơng mại cũng cần hoàn thiện để góp phần giải quyết các tranh chấp thƣơng mại.

Pháp luật thƣơng mại cần xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, buộc các chủ thể thƣơng mại phải chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh ngày càng cao ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, cả với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Thứ ba: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thƣơng mại.

Cơ chế hiện hành về giải quyết tranh chấp thƣơng mại và đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc quy định trong các văn bản Pháp luật của Việt Nam nhƣ: Hiến pháp, Luật thƣơng mại, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã tham gia các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng nhƣ công ƣớc New york, công ƣớc Miga... Tuy nhiên để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thƣơng mại. Cụ thể:

+ Ban hành các văn bản pháp luật mới liên quan đến giải quyết tranh chấp thƣơng mại và đầu tƣ nhƣ Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Từng bƣớc chuẩn bị tham gia công ƣớc quốc tế quan trọng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ.

+ Thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, công khai,từng bƣớc minh bạch hoá thể chế pháp luật về giải quyết tranh chấp tại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài kinh tế thƣơng mại. Ban hành luật tự do cạnh tranh và chống bán phá giá.

- Hoàn thiện chính sách thuế.

Thuế là một công cụ đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để can thiệp tích cực vào nền kinh tế thị trƣờng,thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Từ lâu nó đã trở thành

nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc.

Hệ thống thuế của nƣớc ta trong nhiều năm gần đây đã từng bƣớc đƣợc cải cách và hoàn thiện, song vẫn còn những vƣớng mắc, có thể đánh giá trên những nét lớn nhƣ sau:

Một là: Hệ thống chính sách thuế vẫn còn phức tạp và thiếu ổn định.

Hai là: Việc quy định các sắc thuế vẫn còn lẫn lộn chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tƣợng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao.

Ba là: Hệ thống chính sách thuế cùng lúc phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế.

Để đáp ứng các yêu cầu trên việc hoàn thiện chính sách thuế cần tập trung vào ba vấn đề cơ bản:

Một là: Xây dựng lộ trình hội nhập về thuế một cách khoa học vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh và đầu tƣ trong nƣớc.

Căn cứ tiến trình hội nhập KTQT và khu vực của nƣớc ta, một lộ trình hội nhập về thuế có thể xác định nhƣ sau:

+ Giai đoạn 2003-2006: Giai đoạn này tiến hành xây dựng danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của ASEAN. Xây dựng phƣơng án cam kết lộ trình thực hiện CVA (hiệp định xác định trị giá hải quan theo GATT), cung cấp biểu thuế hiện hành, bản chào mức thuế cho các dòng thuế, mặt hàng cụ thể, lộ trình sửa đổi hệ thống pháp luật về thuế cho Ban công tác về nội dung minh bạch hoá các chính sách kinh tế, thƣơng mại của WTO, tạo điều kiện cho sự thành công trong các vòng đàm phán tiếp.

Đây cũng là giai đoạn hoàn thành về cơ bản các cam kết tự do hoá khu vực AFTA để đến 1/11/2006 đạt 100% các dòng thuế cắt giảm thuế suất từ 0-5%.

Vấn đề quan trọng nhất của giai đoạn này là tiến hành đàm phán thành công để gia nhập WTO vào năm 2005.

+ Giai đoạn tiếp từ 2006-2010: Đây là giai đoạn bắt đầu thực hiện các cam kết cụ thể về tự do hoá thƣơng mại mở cửa thị trƣờng với WTO, APEC.

+ Giai đoạn từ 2010 - 2020: là giai đoạn tiếp thục và kết thúc thực hiện các cam kết về tự do hoá và mở cửa với thị trƣờng APEC và WTO.

Thứ hai: Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, muốn hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu cần hoàn thiện 3 vấn đề:

+ Biểu thuế: Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hƣớng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ định hƣớng phát triển các ngành kinh tế, trên cơ sở lợi thế so sánh của các ngành trong hiện taị và tƣơng lai, cũng nhƣ yêu cầu của các tổ chức thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia hội nhập.

+ Thuế suất: Cần tập trung giải quyết ba vấn đề:

Tăng thuế suất bình quân của biểu thuế nhập khẩu, bằng cách tăng dần thuế nhập khẩu của một số mặt hàng có mức thuế nhập khẩu hiện hành thấp, thực hiện thu trên diện rộng nhằm bao quát hết nguồn thu.

Trong biểu thuế nhập khẩu, quy đinh quá nhiều mức thuế suất dẫn đến có thể hiểu và vận dụng khác nhau...Vì thế cần đơn giản hoá biểu thuế bằng cách rút bớt các mức thuế (hiện tại đang quy định 18 mức, nên rút bớt xuống).

Giảm khoảng cách chênh lệch về mức thuế suất giữa các mặt hàng có cùng tính chất, đặc điểm và phạm vi sử dụng, nhằm đơn giản thủ tục kê khai, đồng thời chống gian lận thƣơng mại.

+ Giá tính thuế: Hiện tại Nhà nƣớc vẫn áp dụng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nằm trong danh mục Nhà nƣớc quản lý giá hoặc những trƣờng hợp mua bán không có hợp đồng hay có hợp đồng, mà giá thấp hơn nhiều. So với giá đƣợc quy định tại bảng tối thiểu, cách quy định này không phù hợp với hiệp định trị giá hải quan theo trị giá giao dịch thực tế của

hàng hoá mà GATT quy định. Tuy nhiên, trong những năm trƣớc mắt việc sử dụng bảng giá tối thiểu làm căn cứ tính thuế nhập khẩu vẫn còn phù hợp, nhƣng phải có một số thay đổi.

Ba là: Xây dựng một chính sách thuế nội địa thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong hay ngoài nƣớc.

Muốn vậy cần rà soát, sửa đổi và hoàn chỉnh nội dung của hệ thống chính sách thuế, của từng sắc thuế nhƣ VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, ban hành thuế thu nhập cá nhân… vấn đề quan trọng là xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc của từng sắc thuế để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

- Củng cố, phát triển thị trƣờng trong nƣớc, tăng cƣờng giải quyết việc làm, lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ.

+ Củng cố phát triển thị trƣờng trong nƣớc. Cùng với sự phát triển của sản xuất, thị trƣờng nƣớc ta cũng đang trên đà phát triển. Xem xét một cách khái quát thì trong những năm gần đây hệ thống thị trƣờng ở nƣớc ta tuy phát triển mạnh nhƣng vẫn còn ở trình độ thấp, cụ thể thị trƣờng hàng hoá ngày càng mở rộng và hoạt động bình thƣờng theo cơ chế thị trƣờng, các thị trƣờng khác nhƣ thị trƣờng sức lao động,thị trƣờng tài chính… mới đang trong quá trình hình thành. Vì vậy trong điều kiện hội nhập phải tiếp tục thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển của thị trƣờng ngày càng đầy đủ, thông suốt và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, gắn thị trƣờng trong nƣớc với thị trƣờng thế giới.

Mặt khác nƣớc ta có quy mô dân số lớn, nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng khá cao, do đó đây là một thị trƣờng lớn đầy tiềm năng. Vì vậy đối với doanh nghiệp, trong chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của mình, cần hết sức chú ý củng cố và giữ vững thị phần trong nƣớc. Đối với Nhà nƣớc, cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách để lành mạnh hoá thị trƣờng, bảo vệ sản xuất kinh doanh.

Tạo việc làm liên quan rộng rãi đến chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, môi trƣờng kinh doanh và cạnh tranh,đầu tƣ phát triển sản xuất, mở rộng thị trƣờng… nếu xét theo nghĩa hẹp thì giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nên tập trung vào một số giải pháp sau:

Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động tại chỗ thông qua các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

Củng cố phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề, thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, thúc đẩy trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và ngƣời lao động.

Xã hội hoá về đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngƣời lao động tự tạo việc làm.

Mở rộng và phát triển thị trƣờng trong nƣớc, thực hiện chủ trƣơng kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng nhằm ổn định phát triển sản xuất tạo ra nhiều việc làm.

+ Lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ.

Muốn lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ cần phải kiện toàn và lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả giám sát của ngân hàng nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng, đảm bảo hệ thống tín dụng - ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật an toàn tài chính.

Đẩy mạnh việc xử lý nợ trong hệ thống tín dụng, ngân hàng và các doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán nợ nhằm xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng lâu nay chƣa đƣợc giải quyết. Tăng vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại, bổ xung vốn điều lệ, vốn pháp định. Đảm bảo cơ cấu vốn trung và dài hạn hợp lý trong nguồn vốn huy động, Nâng cao chất lƣợng tín dụng, thực hiện tốt quy định đảm bảo an toàn tín dụng về tín chấp, thế chấp, cầm cố. Các khoản tín dụng ƣu đãi, tín chấp theo chính sách nhà nƣớc đƣợc tách khỏi tín dụng thƣơng mại, thành lập các quỹ hỗ trợ tín dụng ƣu đãi, kiện toàn ngân hàng chính sách [39, tr.91].

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về tài chính, ngân hàng là yêu cầu cần thiết để hoạt động của các ngân hàng kinh doanh theo hƣớng đảm bảo an toàn và lành mạnh, phòng ngừa các rủi ro và khắc phục nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tài chính tiền tệ.

- Cải cách hành chính, nâng cao năng lực hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Nền hành chính nƣớc ta đƣợc hình thành từ quá trình xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, mô hình này chỉ phù hợp trong giai đoạn cách mạng trƣớc đây. Trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là từ đổi mới hệ thống này bắt đầu bộc lộ nhiều khiếm khuyết: "Nó đã hành chính hoá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đã can thiệp bằng những biện pháp hành chính quá sâu vào đời sống kinh tế"… Ngoài ra, nền hành chính đó còn rơi vào tình trạng quan liêu, cửa quyền sách nhiễu, ức hiếp dân, có lúc, có nơi tình trạng đó rất nghiêm trọng" [35, tr.191].

Hệ thống hành chính đó đã gây ra những hậu quả không nhỏ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, kìm hãm quá trình phát triển của đất nƣớc.

Nhận thức rõ điều đó nên ngay sau đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc đã tiến hành cải cách hệ thống hành chính Nhà nƣớc và đã đạt đƣợc những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên đến nay, trên không ít phƣơng diện, nền hành chính đó vẫn chƣa

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)