2.2.1.1- Lộ trình hội nhập AFTA của Việt Nam
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), lúc đầu có 5 thành viên là TháiLlan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia và Singapo, năm 1984 có thêm Brunây.
ASEAN ra đời lúc đầu bắt nguồn từ yêu cầu hợp tác về chính trị nhiều hơn kinh tế, các hoạt động trong thời gian này đều tập trung giải quyết các bất đồng và xung đột.
Sau hiệp định Bali (tháng 2/1976) ASEAN nhấn mạnh hơn đến tầm quan trọng của hợp tác kinh tế và hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn để điều hành các hoạt động.
Tại hội nghị ASEAN (tháng 1/1992) ở Singapo đã quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) trong vòng 15 năm, thông qua việc thực hiện kế hoạch thuế quan ƣu đãi chung (CEPT) quy định cụ thể các bƣớc giảm hàng rào thuế quan bắt đầu từ 1/1/1993 để tiến đến thành lập AFTA vào năm 2008. Thế nhƣng do thay đổi của tình hình thế giới nên tại hội nghị cấp Bộ trƣởng kinh tế ASEAN 26 tại Thái Lan, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh CEPT, do đó rút ngắn việc thành lập ASEAN xuống 10 năm, theo đó AFTA ra đời vào năm 2003.
Mục tiêu của AFTA là thực hiện tự do hoá thƣơng mại, xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nƣớc thành viên, thực hiện chƣơng trình thuế quan ƣu đãi (CEPT) với mức từ 0-5% vào năm 2003 (riêng Việt Nam đến 2006) thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và công khai minh bạch trong quan hệ thƣơng mại.
ASEAN coi CEPT là cơ chế chủ yếu để thực hiện AFTA. Theo kế hoạch này có 2 chƣơng trình giảm thuế.
+ Chƣơng trình giảm thuế nhanh
+ Chƣơng trình giảm thuế bình thƣờng.
Có thể nói ASEAN đã đánh dấu một bƣớc chuyển quan trọng trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, chuyển từ hợp tác chính trị là chủ yếu sang hợp tác kinh tế là chủ yếu.
Sau hội nghị ASEAN 4, vào tháng 7/1992 Việt Nam chính thức ký hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác và trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 17/10/1994 Việt Nam chính thức đặt vấn đề gia nhập ASEAN và đến ngày 25/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (sau này ASEAN kết nạp thêm Lào, Myanma - 7/1997 và Campuchia tháng 4/1999).
Sự ra đời, phát triển nhanh chóng của ASEAN 10 đã tăng cƣờng sức mạnh của ASEAN trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Với dân số trên 500 triệu ngƣời, GDP trên 700 tỷ USD (năm 2000) đã đƣa ASEAN trở thành thực thể kinh tế lớn trên thế giới.
Tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn : + Giai đoạn 1: Từ 1995 - 2003, trong giai đoạn này Việt Nam phải nghiên cứu, lựa chọn danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan thực hiện từ năm 2003 với thuế suất từ 0-5%. Hiện tại Việt Nam đã lựa chọn đƣa ra 4230 mặt hàng cắt giảm thuế quan để bắt đầu thực hiện từ 2003.
+ Giai đoạn 2: Từ 2003 đến 2006, Việt Nam tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị cắt giảm thuế quan đối với 1270 mặt hàng còn lại. Số mặt hàng này sẽ thực hiện cắt giảm từ 2006.
Ngoài việc thực hiện thuế quan ƣu đãi, khi hội nhập AFTA Việt Nam còn nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhƣ ô tô dƣới 12 chỗ ngồi, phí và lệ phí trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác từ 1/1/2001 đến 2006 Việt Nam sẽ nghiên cứu để xoá bỏ dần các biện pháp phi quan thuế.
2.2.1.2- Những lợi ích và khó khăn của Việt Nam khi hội nhập AFTA.
- Những lợi ích: Hội nhập AFTA Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Trƣớc hết hội nhập AFTA, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thƣơng mại với các nƣớc ASEAN và các nƣớc đối thoại ASEAN, từ đó mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy những năm qua quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng phát triển mạnh, tăng bình quân 26,8% trong giai đoạn 1996-2000 chiếm 32,4% kim ngạch ngoại thƣơng của Việt Nam.
Mặt khác cơ cấu thị trƣờng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đều thay đổi. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng. Hiện có 16 mặt hàng xuất khẩu mới và các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến có xu hƣớng ngày càng tăng, mặt hàng chƣa qua chế biến giảm dần.
Hai là, hội nhập AFTA sẽ tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế nƣớc ta chuyển dịch nhanh và khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc. Hội nhập AFTA, Việt Nam sẽ tận dụng đƣợc các ƣu thế của mô hình công nghiệp hoá theo hƣớng "Thay thế nhập khẩu" và "Hƣớng về xuất khẩu" đã thực hiện thành công ở một số nƣớc thành viên ASEAN, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH- HĐH.
Trên cơ sở của việc thu hút đầu tƣ, Việt Nam sẽ có đƣợc lƣợng vốn ngày càng lớn của các nƣớc thành viên ASEAN vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng… từ đó sẽ tận dụng đƣợc lợi thế của các ngành công nghiệp ASEAN, giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nƣớc theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động và giá trị trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động và giá trị trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trƣớc mắt, cơ cấu kinh tế của Việt Nam tập trung nhiều vào ngành kinh tế có lợi thế so sánh nhƣ nông nghiệp, dịch vụ. Đối với công nghiệp, tập trung phát triển các ngành sử dụng hàm lƣợng lao động sống nhiều, vốn ít, sau này khi đủ điều
kiện thì mới phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ hiện đại.
Ba là, hội nhập AFTA sẽ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Quan hệ hợp tác đầu tƣ giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN phát triển khá nhanh, trong tổng số 14 nƣớc đầu tƣ lớn vào Việt Nam thì ASEAN có 3 đó là Singapo xếp thứ nhất với 6.197,7 triệu USD, Malayxia xếp thứ 11 với 1.226,9 triệu USD và Thái Lan xếp thứ 13 với 1.176,6 triệu USD. Hiện nay các thành viên ASEAN đầu tƣ vào Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng vốn FDI đạt khoảng 10 tỷ USD và số vốn đƣa vào hoạt động gần 4 tỷ USD [41, tr.44]. Vốn đầu tƣ của ASEAN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua, giải quyết việc làm cho khoảng 34.400 lao động.
Bên cạnh thu hút FDI, Việt Nam còn tiếp thu đƣợc công nghệ hiện đại và học tập đƣợc kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến của các nƣớc thành viên ASEAN, từ đó có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bốn là, hội nhập AFTA sẽ tạo ra thế và lực mới để tham gia đối thoại, hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhất là WTO, nhằm chủ động hội nhập nhanh hơn.
Tham gia AFTA đã tạo điều kiện thuân lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá với quy mô ngày càng lớn hơn trong khuôn khổ hợp tác ASEM, ASEAN + 3… điều này giúp nƣớc ta có nhiều thuận lợi, có thêm kinh nghiệm để tham gia có hiệu quả hơn vào các cơ chế hợp tác lớn nhƣ APEC, WTO.
Bên cạnh các lợi ích, trong quá trình hội nhập AFTA Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức phải tính đến.
Một là, sức cạnh tranh về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam thấp so với nhiều nƣớc thành viên trong khối.
Hội nhập một mặt tạo ra nhiều cơ hội thâm nhập thị trƣờng quốc tế, đồng thời cũng buộc phải mở cửa thị trƣờng trong nƣớc. Đây là sức ép lớn đối với nền kinh tế nƣớc ta, bởi vì hiện tại các chỉ số kinh tế của Việt Nam đều thấp hơn các nƣớc trong khu vực. Một số nƣớc nhƣ Malayxia, Thái lan, Singapo, Philippin đã hoàn thành công nghiệp hoá, trình độ công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, thƣơng mại quốc tế khá cao, trong khi đó nền kinh tế nƣớc ta với điểm xuất phát thấp, mới vƣơn lên trong những năm gần đây, do vậy nếu lấy các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp mà xét thì năng lực cạnh tranh về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Nếu xét cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế so sánh thì ở các nƣớc trong AFTA cũng có nhƣ: gạo, chè, cà phê hay hàng dệt may… điều đó dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trƣờng Việt Nam hay trong khối, mà còn ở cả thị trƣờng ngoài khối. Nhiều mặt hàng của Việt Nam có khả năng xuất khẩu thì chƣa đƣợc AFTA đƣa vào danh mục cắt giảm thuế quan nhƣ: dầu thô hay một số mặt hàng nông sản. Do vậy cạnh tranh càng trở nên gay gắt.
Trƣớc sức ép về cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ… song việc làm này đang gặp phải khó khăn lớn là thiếu vốn. Bên cạnh đó đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn.
Hai là, nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam đang trong quá trình hình thành, trình độ phát triển còn sơ khai so với kinh tế thị trƣờng các nƣớc thành viên sáng lập ASEAN.
Nền kinh tế thị trƣờng và cơ chế thị trƣờng ở các nƣớc thành viên sáng lập ASEAN đã hình thành và phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó họ có một hệ thống pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh với một thị trƣờng đồng bộ, quan hệ kinh tế, tài chính gắn bó khá chặt chẽ. Trong khi đó Việt Nam mới đang ở bƣớc quá độ
chuyển sang kinh tế thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng mới hình thành đang còn sơ khai, hệ thống chính sách, pháp luật nhất là luật kinh tế chƣa đồng bộ, quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô còn non yếu, do vậy ẩn chứa nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình hội nhập AFTA.
Nếu xét tính chất của thị trƣờng và các loại thị trƣờng ở Việt Nam, nổi lên một số vấn đề sau: Thị trƣờng dân tộc ở Việt Nam còn mang tính cát cứ do hệ thống giao thông vận tải và hạ tầng kém phát triển, nên chƣa thể lôi cuốn các vùng kinh tế trong nƣớc vào quỹ đạo lƣu thông hàng hoá thống nhất. Thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ đã hình thành, đang phát triển nhƣng còn hạn hẹp và ẩn chứa nhiều tiêu cực nhƣ: hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu… gây rối loạn thị trƣờng. Nhiều mặt hàng tồn tại đƣợc trên thị trƣờng trong nƣớc là nhờ chính sách bảo hộ hàng hoá của Chính phủ,thị trƣờng sức lao động và thị trƣờng tài chính mới hình thành hoạt động còn non yếu.
Ba là, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Khó khăn này xuất hiện bởi Việt Nam phải cạnh tranh với chính các nƣớc trong AFTA. Nếu trƣớc đây Việt Nam chƣa phải là thành viên AFTA, để vƣợt qua hàng rào thuế quan vào Việt Nam, các nhà đầu tƣ buộc phải đầu tƣ, nay hàng rào thuế quan đƣợc dỡ bỏ, nếu môi trƣờng đầu tƣ không thông thoáng thì thay cho đầu tƣ họ chỉ cần mở rộng hoặc tăng công suất sản xuất ở các nhà máy có sẵn ở các nƣớc trong ASEAN rồi từ đó mang hàng sang bán ở thị trƣờng Việt Nam. Kết quả dẫn đến dòng đầu tƣ vào Việt Nam sẽ bị thu hẹp.
Do vậy để cạnh tranh có hiệu quả và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam nhiều hơn thì môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam phải từng bƣớc đƣợc cải thiện cho phù hợp với những biến động thực tế trên thị trƣờng.
Bốn là, do dỡ bỏ hàng rào thuế quan nên nguồn thu ngân sách của chính phủ sẽ bị giảm trong giai đoạn đầu, từ đó gây ảnh hƣởng đến kế hoạch ngân sách quốc gia.