Mục tiêu của Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 73 - 74)

Văn kiện Đại hội IX đã nêu rõ chủ trƣơng "xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với HNKTQT. Kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nƣớc" [19, tr.129].

Để cụ thể hoá chủ trƣơng đó, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về HNKTQT đã xác định rõ mục tiêu của HNKTQT ở nƣớc ta là "Chủ động HNKTQT nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN, thực hiện dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, trƣớc mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005" [15, tr.69].

Mục tiêu HNKTQT của nƣơc ta đƣợc Bộ Chính trị cụ thể hoá, một mặt xuất phát từ điều kiện cụ thể nền kinh tế đất nƣớc đang trên đà phát triển, cho phép tiếp nhận các nguồn ngoại lực nhƣ: tiền vốn, thiết bị, vật tƣ, thị trƣờng, những tiến bộ khoa học - công nghệ, những kiến thức hiện đại về quản lý, những đối tác làm ăn… những yếu tố ngoại lực này kết hợp với nội lực tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN để đến năm 2010 đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản thành một nƣớc công nghiệp.

Mặt khác trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thị trƣờng ngày càng mở rộng,sự giao lƣu hàng hoá thông thoáng hơn, dòng vốn cũng vƣợt biên giới quốc gia, giúp các nƣớc nghèo tiếp cận đƣợc nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành phân công lao động quốc tế, những thành tựu của khoa học công nghệ đƣợc chuyển giao nhanh chóng và ứng dựng rộng rãi, qua đó các nƣớc đi sau trong quá trình phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để phát triển.

Nhƣ vậy chủ động HNKTQT chính là nhằm đáp ứng yêu cầu và lợi ích của nƣớc ta trong quá trình phát triển, đồng thời qua đó phát huy vai trò của nƣớc ta trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)