Quá trình HNKTQT của Việt Nam đƣợc đánh dấu bằng việc nƣớc ta gia nhập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV) cuối những năm 70 của thế kỷ XX, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với Liên xô, Trung quốc, các nƣớc trong hệ thống XHCN và các nƣớc ngoài hệ thống. Việc làm này đã mang lại những nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc, tranh thủ đƣợc những khoản viện trợ to lớn, có ý nghĩa quan trọng cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Tuy nhiên sự hợp tác đó diễn ra trong bối cảnh của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp và trong điều kiện đất nƣớc bị chiến tranh kéo dài, khủng hoảng của hệ thống XHCN và thực trạng nền kinh tế kém phát triển lúc bấy giờ nên hiệu quả của sự hợp tác còn rất hạn chế.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, chúng ta tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nƣớc trên thế giới, nâng tổng số nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao với nƣớc ta lên 170 nƣớc (tính đến năm 2002) mở rộng quan hệ thƣơng mại với 150 nƣớc, tranh thủ đầu tƣ trực tiếp của các tập đoàn và công ty của 70 nƣớc và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nƣớc và định chế quốc tế. Khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới nhƣ quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB) sau nhiều năm bị ngừng trệ, đƣa hoạt động hợp tác với các định chế này đi dần vào chiều sâu [14, tr.108]. Đây là những bƣớc đi tích cực ban đầu của nƣớc ta nhằm chủ động HNKTQT.
Từ đầu những năm 90 của Thế kỷ XX, nƣớc ta tích cực tham gia các tổ chức khu vực và thế giới, đƣa quá trình hội nhập lên tầm cao mới. Sau đây sẽ đi vào nghiên cứu những quá trình hội nhập lớn mà Việt Nam đã và đang thực hiện.