Hội nhập APEC của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 51 - 54)

2.2.2.1- Quá trình hình thành và nguyên tắc hoạt động của APEC.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (gọi tắt là APEC) đƣợc thành lập tại hội nghị Bộ trƣởng ngoại giao và ngoại thƣơng tổ chức tại Can-bê- ra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôxtrâylia. APEC lúc đầu gồm 12 nền kinh tế thành viên sáng lập là: Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Canađa, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Singapo, Brunây, Inđônêxia, Malayxia, và Niudilân. Năm 1991 kết nạp thêm Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Kông và Đài Loan, tháng 11/1993 kết nạp thêm Pa-Pua-NiuGhinê, Mêhicô, tháng 11/1994 thêm Chilê và tháng 11/1998 kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Pêru, đồng thời APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm để củng cố tổ chức. Nhƣ vậy tính đến thời điểm này APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và 46% thƣơng mại thế giới [24, tr.2].

APEC nằm bao quanh biển Thái Bình Dƣơng. Trong APEC tồn tại nhiều chế độ kinh tế - chính trị và hệ tƣ tƣởng khác nhau vừa mang tính đa dạng, vừa có tính tuỳ thuộc lẫn nhau. Tính đa dạng làm nảy sinh khả năng hỗ trợ lẫn nhau, còn tính tuỳ thuộc lại nảy sinh nhu cầu hợp tác. Do đó APEC ra đời nhƣ một nhu cầu tất yếu của hợp tác kinh tế.

Lúc đầu APEC đƣợc thành lập với tƣ cách là một diễn đàn tƣ vấn về thƣơng mại và đầu tƣ trên cơ sở đồng thuận, mở cửa, công bằng và phát triển. Phƣơng hƣớng hoạt động là giảm các rào cản và chi phí giao dịch, thúc đẩy hình thành các luật toàn cầu về thƣơng mại và đầu tƣ, tránh nạn nứt về quan hệ kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng.

Trong sự phát triển của mình APEC chứa đựng đầy những mâu thuẫn. Các nƣớc ASEAN chỉ muốn duy trì APEC nhƣ một diễn đàn lỏng lẻo để tăng vị thế của mình. Trong khi đó, Mỹ lại muốn thành lập một "cộng đồng kinh tế châu Á- Thái Bình Dƣơng" dƣới sự lãnh đạo của Mỹ. Ôxtrâylia muốn dùng APEC nhƣ

một diễn đàn thúc đẩy vòng đàm phán Ururgoay của GATT đi tới thành công để tránh cho thị trƣờng thế giới bị đổ vỡ thành các khối kinh tế khác nhau, đẩy

Ôxtrâlya ra ngoài, còn Trung Quốc lại muốn đàm thoại song phƣơng và sử dụng diễn đàn với mục đích đạt đƣợc quy chế tối huệ quốc với Mỹ và mong muốn làm chậm việc họ phải mở cửa thị trƣờng.

Phải đến năm 1994 tại hội nghị Bộ trƣởng lần thứ 5 và hội nghị thƣợng đỉnh lần 2 tại Bôgor, các thành viên APEC mới cam kết mở cửa, tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ vào năm 2020 trên cơ sở “tầm nhìn 2020". Từ đó APEC đã có một mục tiêu dài hạn và khái niệm "cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng" đƣợc đƣa vào tuyên bố chung.

Nhƣ vậy, APEC là một tổ chức hợp tác kinh tế liên chính phủ với thành viên là các chính phủ quốc gia và các đại diện của giới học giả, giới kinh doanh tham gia với tƣ cách là nhóm tƣ vấn.

Tuy APEC đã trở thành một tổ chức kinh tế đƣợc thể chế hoá, có mục tiêu tự do hoá hoàn toàn vào năm 2010 đối với các nƣớc phát triển và 2020 đối với các nƣớc đang phát triển, nội dung hoạt động của APEC dựa trên 3 trụ cột là: Tự do hoá, thuận lợi hoá thƣơng mại và đầu tƣ, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, với các kế hoạch hành động tập thể (CAP) và kế hoạch hành động quốc gia của từng thành viên (IAP), nhƣng trên thực tế, hợp tác APEC mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi quan điểm, thông tin trên 10 lĩnh vực nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực, năng lƣợng… Ra quyết định tập thể và điều phối quản lý các quan hệ hợp tác kinh tế khu vực.

2.2.2.2- Những lợi ích và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập APEC.

- Những lợi ích:

Trƣớc hết tham gia APEC Việt Nam có điều kiện nâng cao vị trí và hình ảnh của mình trên trƣờng quốc tế, tăng thêm lợi thế và tiếng nói trong đàm phán đa phƣơng, là bƣớc đi cơ bản để tham gia WTO.

Là nƣớc phát triển năng động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, là thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình hội nhập kinh tế. Hơn nữa các nƣớc thành viên APEC là những đối tác quan trọng bậc nhất của Việt Nam, chiếm 80% kim ngạch ngoại thƣơng, 76% đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và 50% viện trợ phát triển. Nhiều thành viên APEC là những nƣớc phát triển có tiềm lực lớn về vốn, kỹ thuật, có thị trƣờng rộng lớn mà Việt Nam có thể tiếp cận. Hơn nữa các thành viên APEC đều dành cho nhau chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ ƣu đãi quốc gia (NT) trong thƣơng mại và đầu tƣ, thoả thuận sẽ cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế cho hàng hoá của nhau, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác kinh tế - kỹ thuật để hỗ trợ cho nhau phát triển [24, tr.14].

Tham gia APEC Việt Nam sẽ tranh thủ đƣợc các điều kiện thuận lợi trên để hợp tác phát triển, tăng sức hấp dẫn của thị trƣờng, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó hội nhập APEC là bƣớc đi cơ bản để tham gia WTO vì APEC giống WTO ở chỗ đều nhằm thúc đẩy tự do thƣơng mại, hợp tác dịch vụ,hải quan, tài chính, tiền tệ… là nội dung gắn kết trong hội nhập APEC cũng tƣơng tự nhƣ nội dung đàm phán WTO.

Thứ hai, APEC có một thị trƣờng rộng lớn với gần 3 tỷ ngƣời tiêu dùng chiếm 59% dân số thế giới, trong đó có những thị trƣờng rộng lớn đầy tiềm năng nhƣ Trung quốc, Mỹ, Nhật bản… nhiều thành viên APEC còn là nhà cung cấp chủ yếu cho Việt Nam về FDI, ODA đồng thời cũng là nguồn chuyển giao công nghệ quan trọng. So với AFTA và WTO, APEC có ƣu thế riêng coi phát triển hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ECOTEC) là một nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ sự phát triển của các thành viên. Thông qua ECOTEC có thể tranh thủ đƣợc nhiều nguồn thông tin, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến, tranh thủ đƣợc các nguồn vốn cùng những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất trong nƣớc.

Thứ ba, tham gia APEC cũng có nghĩa là tham gia vào các cơ chế, các chƣơng trình tự do hoá thƣơng mại, đầu tƣ trong khu vực tạo điều kiện để điều

chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách hoạt động kinh tế của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy định của các tổ chức kinh tế, thƣơng mại đa phƣơng.

Thứ tƣ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận các thị trƣờng lớn một cách bình đẳng, mặt khác tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới tổ chức, quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành nhờ đó tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế.

- Những khó khăn thách thức của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập APEC.

Hội nhập APEC có thời gian gần với hội nhập AFTA, cho nên những khó khăn khi hội nhập APEC đặt ra về cơ bản cũng giống những khó khăn khi hội nhập AFTA. Những khó khăn này đều bắt nguồn từ khoảng cách khá xa về trình độ so với các nƣớc trong khối, vì hiện nay Việt Nam vẫn là một nƣớc có điểm xuất phát thấp, thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Từ đó khi hội nhập APEC nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những sức ép về cạnh tranh, sự yếu kém trong tiếp nhận các nguồn vốn và công nghệ.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)