Sự cần thiết khách quan thamgia HNKTQT của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 34 - 36)

HNKTQT là nhu cầu tất yếu với mọi quốc gia, là điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các quốc gia chỉ có thông qua hội nhập mới đảm bảo kết hợp đƣợc giữa nội lực và ngoại lực nhằm tăng sức mạnh cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội, tiếp nhận các "Thời cơ" để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. HNKTQT của Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.

Trƣớc hết, tham gia vào HNKTQT sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nƣớc ngoài trên cơ sở các hiệp định thƣơng mại đã ký kết.

Từ sau công cuộc đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta đã phát triển hết sức nhanh chóng, khối lƣợng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và nền kinh tế, nhiều loại sản phẩm có tỷ suất hàng hoá cao. Tình hình đó đặt ra nhu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh tiêu thụ mới thực hiện đƣợc tái sản xuất mở rộng. Thị trƣờng của Việt Nam không phải nhỏ, nhƣng sức mua hạn chế vì vậy phải thúc đẩy xuất khẩu. Quá trình HNKTQT đã tạo ra khả năng to lớn cho việc mở rộng thị trƣờng ra ngoài nƣớc. Với việc thực hiện đầy đủ cam kết AFTA, từ năm 2006 các hàng hoá có xuất xứ tại Việt Nam có thể tiêu thụ trên toàn bộ thị trƣờng ASEAN với dân số trên 500 triệu ngƣời và GDP trên 700 tỷ USD. Sau khi gia nhập WTO nƣớc ta sẽ đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi tối huệ quốc trong quan hệ thƣơng mại với khoảng 150 quốc gia thành viên. Sau 2020 hàng rào thuế quan của APEC đƣợc dỡ bỏ, thì hàng hoá và dịch vụ của nƣớc ta sẽ dễ dàng xuất khẩu vào thị trƣờng của các quốc gia

thành viên APEC và WTO. Đồng thời nhiều hợp tác thƣơng mại song phƣơng cũng sẽ giúp chúng ta có thêm thị trƣờng cho việc xuất - nhập khẩu hàng hoá.

Nhƣ vậy nhờ HNKTQT mà nƣớc ta mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài một cách nhanh chóng.

Đi đôi với mở rộng thị trƣờng chúng ta có cơ hội mở rộng và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Thị trƣờng mở rộng là một trong những nhân tố hấp dẫn vốn đầu tƣ, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đƣa vốn và công nghệ vào nƣớc ta, sử dụng lao động, tài nguyên tại chỗ chế tạo các sản phẩm tiêu thụ trên thị trƣờng khu vực và thế giới với các ƣu đãi mà nƣớc ta có. Nguồn vốn nƣớc ngoài vào nƣớc ta sẽ thúc đẩy nguồn vốn trong nƣớc vận động có hiệu quả. Đi cùng dòng vốn là công nghệ mới đƣợc du nhập vào nhờ đó chúng ta tranh thủ đƣợc kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại từ các nƣớc công nghiệp hoá đi trƣớc, từ đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Đây cũng là cơ hội để lựa chọn kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài nhằm xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia.

Chủ động hội nhập với lộ trình phù hợp sẽ tranh thủ đƣợc các nguồn ngoại lực để phát huy nội lực, đƣợc bình đẳng và ƣu đãi trong thƣơng mại, tạo điều kiện từng bƣớc tham gia vào phân công lao động quốc tế có hiệu quả, phát triển kinh tế đất nƣớc. Tích cực và chủ động hội nhập thì các chi phí và thua thiệt thấp hơn so với chần chừ và chuẩn bị không tốt cho hội nhập.

Hội nhập gây sức ép cho việc cải cách bộ máy hành chính còn rƣờm rà, quan liêu, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tăng cƣờng việc tiếp nhận vốn, khoa học và công nghệ, khắc phục tính ỷ lại, phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.

Vì những lý do đó mà HNKTQT trở thành con đƣờng tất yếu để nhanh chóng đƣa Việt Nam ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tận dụng tối ƣu các cơ hội để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập luận văn ths kinh tế pdf (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)