Giải thích về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 56 - 61)

Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên khoáng sản – cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp. Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khoa học – kỹ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển

hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai. Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới. Để thực hiện được vấn đề này, bên cạnh việc hoàn chỉnh chính sách quản lý, hệ thống pháp luật môi trường, thì ngay bây giờ chúng ta phải có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường như:

Tài nguyên nước:

Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội.

* Bảo vệ tài nguyên nước

- Sử dụng tiết kiệm đúng mục đích. - Không gây thất thoát nước.

- Không làm ô nhiễm nguồn nước. - Tạo điều kiện tích lũy nguồn nước.

Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước

+ Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản. Việc chăn nuôi thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.

+ Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ…), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan, khai thác và sử dụng giếng nước ngầm.

+ Giữ gìn môi trường nước của các dòng sông lớn: Sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Vàm Cỏ, … và các hệ thống kênh đào. Nên khôi phục các sông rạch đã bị ô nhiễm ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Và cần có các biện pháp xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt bị ảnh hưởng bởi dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.

Tài nguyên đất:

Đất đai là tài sản hàng đầu của một quốc gia, do đó, cần phải có các biện pháp bảo vệ như:

+ Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn đất.

+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất, phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất. Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng

phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất để làm tổn hại đến môi trường đất…

+ Cần thiết có những chương trình nghiên cứu tổng hợp dài hạn về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tri thức bản địa, đảm bảo sử dụng đất bền vững, thích hợp cho từng vùng với điều kiện khai thác khí hậu và kỹ thuật canh tác khác nhau.

+ Vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.

Tài nguyên rừng:

+ Bảo tồn và tôn tạo hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.

+ Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

+ Tiếp tục trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi trọc hàng năm, duy trì và cải thiện các khu bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu các khả năng nới rộng rừng nhằm tăng cường độ che phủ.

+ Tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn, tài nguyên sinh vật hiện có.

+ Chú trọng trồng và bảo vệ các loại rừng phòng hộ ven sông, ven biển,… để ổn định bãi bồi, phòng chống xói lở, và chống nạn các bay.

+ Bố trí phát triển các ngành công nghiệp phải gắn chặt với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái, các giá trị về đa dạng sinh học.

+ Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, bọn buôn gỗ lậu.

+ Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.

+ Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu lậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.

+ Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), và do con người gây ra.

+ Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.

+ Xây dựng các chính sách liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, bao gồm chương trình quốc gia về giảm khí thải xe cơ giới, các văn bản qui phạm pháp luật về không khí sạch và quy hoạch quản lý chất lượng không khí ở cả nước.

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề ô nhiễm không khí, các tác động, hậu quả và giải pháp.

+ Đưa ra các giải pháp khả thi giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn gây ô nhiễm động và tĩnh thông qua các dự án thí điểm, đặc biệt là trong các lĩnh vực xe tải, xe buýt sạch, xe máy sạch, ngành công nghiệp sạch và xây dựng sạch.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê nguồn phát thải tổng thể, các dữ liệu quan trắc chất lượng không khí có độ tin cậy cao hơn từ các mô hình mô phỏng nồng độ ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, mùi). Triển khai các dự án cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Bên cạnh đó, để bảo vệ môi trường sống được tốt hơn chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên. Cụ thể:

+ Giảm thiểu lượng chất thải rắn công nghiệp, y tế đến mức thấp nhất, bằng cách nhanh chóng giải phóng, xử lý triệt để các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo hướng di dời ra khỏi nội ô các đô thị và phải xử lý triệt để chất thải của chúng.

+ Bảo đảm tất cả các dự án đầu tư mới đều có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam (nước, không khí, rác chất thải), tuyệt đối không chấp nhận các dự án không đảm bảo xử lý tốt chất thải trước khi thải ra môi trường đối với các đối tượng đầu tư mới.

+ Riêng tại các cụm công nghiệp tập trung đều sẽ có cơ hội xử lý nước thải chung cho toàn khu, nhưng mỗi xí nghiệp phải tự xử lý phần ô nhiễm công nghiệp của mình trước khi đưa vào cơ sở xử lý chung.

+ Nên xây dựng hầm ủ và công nghiệp phân hữu cơ từ rác tại các bãi rác theo hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Các loại rác thải công nghiệp, rác y tế cần được xử lý riêng theo quy định của từng ngành. Thống nhất quản lý thu gom, vận chuyển và lý một cách triệt để các loại hình rác công nghiệp, y tế, rác thải độc hại.

Những nội dung này cần phải phổ biến rộng rãi, thường xuyên nhằm chuyển tải đến từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp… và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và các biện pháp bảo vệ môi trường, bằng nhiều hình thức như: xe cổ động tuyên truyền, mitting, diễu hành, tổ chức các chương trình thi đố vui,…nhằm lôi cuốn đông đảo người dân tham gia để góp phần cho hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại hệ thống pháp luật Việt Nam để xem xét các vấn đề mà chúng ta cần phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tốc độ suy thoái môi trường hiện nay. Vì bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh vì sự tồn tại và tiến bộ trên toàn thế giới.

Trong quá trình phát triển của mình, con người do vô tình hay cố ý đã lạm dụng quá mức ưu đãi của thiên nhiên, tạo ra sự mất cần bằng các yếu tố môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đe dọa sức khỏe, tính mạng của cả loài người. Chính vì vậy, vấn đề môi trường sống của con người đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Rõ hơn là, thực tế biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của mỗi quốc gia và các dân tộc trên thế giới nói chung trong đó có nước ta nói riêng. Biểu hiện rõ nét nhất là khí hậu diễn biến bất thường không theo quy luật tự nhiên như: Tháng 12 vẫn xuất hiện mưa lớn, ngày hè thời tiết nóng nực hơn, xuất hiện mưa đá gió lốc, bão tố cường độ mạnh và nhanh không theo chu kỳ. Và con người hàng ngày đang đối mặt với sự biến đổi khôn lường của khí hậu như: dịch bệnh gia tăng, đói nghèo thường xuyên đe dọa, mất nơi ăm chốn ở do thiên tai, mùa màng thất thoát, thiếu đất để canh tác, đa dạng sinh học bị suy giảm…

Thế cho nên, mục tiêu bảo vệ môi trường là nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ỏ những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, các đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngày nay cũng như về sau, việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức, trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp xã hội. Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường vì sự nghiệp phát triển, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng về mọi mặt cho thế hệ sau. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng Việt Nam thành một nước xanh – sạch – đẹp và thân thiện với môi trường. Để thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống ngày một tốt hơn, ngay từ bây giờ chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng những giải pháp, thể chế hoàn thiện và có tính khả thi cao.

Với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thông qua việc tìm hiểu những thành tựu đạt được và các hạn chế nhất định trong việc xử phạt vi phạm trong hệ thống pháp luật môi trường, mà cụ thể là Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đi đến cải

thiện chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên, làm căn bằng, hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình viết Luận văn tốt nghiệp, do một số điều kiện khách quan nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Cũng cần phải thừa nhận rằng Luật Môi trường là một môn khoa học tương đối rộng, đang có nhiều cách tiếp cận khác nhau, và thay đổi từng ngày, từng giờ. Do đó, người viết dù đã luôn cập nhật những thông tin mới nhất và đã hết sức cố gắng, song bài viết này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với đề tài này. Vì lẽ đó, người viết rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Quý Thầy Cô để Luận văn được hoàn chỉnh và cũng để bổ sung nhưng kiến thức còn hạn chế./.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w