Thực tiễn một số vụ việc về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 42 - 45)

tiền đến mức tối đa là 500.000.000 đồng.

Đó là, các mức tiền phạt mà Pháp lệnh năm 2008 đã sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mức phạt xử lý vi phạm hành chính đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội hiện nay, đồng thời, cũng đã quy định tăng thẩm quyền phạt cho các chức danh thuộc chuyên ngành môi trường nhằm khắc phục tình trạng vụ việc bị dồn đẩy lên cấp trên và chuyển sang Ủy ban nhân dân các cấp quá nhiều, tránh tình trạng quá tải và ùn tắc trong xử phạt vi phạm hành chính như những năm qua. Chính vì lý do này, mà Pháp lệnh đã sửa đổi, nay Nghị định 81/2006/NĐ-CP cũng cần có những bước điều chỉnh cho phù hợp để hệ thống pháp luật không bị chồng chéo, khó áp dụng.

2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬPHẠT VÀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI PHẠT VÀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH

2.2.1. Thực tiễn một số vụ việc về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệmôi trường môi trường

Trước những diễn biến phức tạp về vi phạm pháp luật môi trường 6 tháng đầu năm 2008, Cục cảnh sát Môi trường và các Phòng Cảnh sát môi trường, Công an địa phương đã trực tiếp và chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng khác điều tra phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ hơn 380 đối tượng, chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 8 vụ, 13 bị can, phối hợp xử phạt vi phạm hành chính gần 1,5 tỉ đồng. Đó là những kết quả đáng ghi nhận mà Cục Cảnh sát môi trường (C36) và Phòng Cảnh sát môi trường các địa phương (PC36) đã đạt được từ đầu năm 2008.

Trong đó, gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước: 100 vụ. Nhập khẩu công nghệ, máy móc lạc hậu, phế liệu, phế thải gây ô nhiễm: 15 vụ. Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động thực vật: 18 vụ. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản (sử dụng phương tiện, ngư cụ cấm): 33 vụ. Vi phạm qui định về bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng, hủy hoại rừng: 26 vụ. Vi phạm qui định về bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm: 33 vụ. Nhập khẩu thực phẩm, sinh phẩm kém chất lượng: 2 vụ, 2 đối tượng (doanh nghiệp). Vi phạm qui định về khai thác, vận chuyển, buôn bán tài nguyên khoáng sản: 2 vụ. Vi phạm qui định về thu gom, xử lý chất thải nguy hại là 7 vụ, 7 đối tượng (doanh nghiệp)

Xử lý vi phạm hành chính về môi trường xảy ra ở một số lĩnh vực như: quản lý, xử lý chất thải nguy hại:

Một số tập đoàn kinh tế lớn như tập đoàn điện lực, tập đoàn Vinashin… chưa coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý chất thải độc hại. Như vụ Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin làm giả giấy tờ của các cơ quan nhà nước nhập khẩu 21 máy biến thế Hàn Quốc có niên đại sản xuất từ nhưng năm 60, 80 của thế kỷ trước, 03 chiếc chứa dầu thải PBC (Poly Chlorinated Biphenyls) vô cùng độc hại với con

người và môi trường, 18 chiếc còn lại thì cũ nát, khô hỏng, biến dạng. Vụ chôn trôm chất thải tại thôn Phú Thọ 3, xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa của Nhà máy Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), công ty này đã chôn hàng chục tấn chất thải độc hại sát khu dân cư.

Tình trạng nhập khẩu phế liệu, rác thải, thân vỏ tàu cũ từ nước ngoài vào Việt Nam tuy được hạn chế đáng kể so với năm 2007 nhưng vẫn tiếp diễn, đặc biệt là qua cảng Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhưng lại vi phạm qui định về quản lý chất thải như: Ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác không có chức năng xử lý chất thải; sử dụng phương tiện vận chuyển không chuyên dụng; không xử lý, phân loại chất thải sau khi thu gom mà cho chôn lấp tất cả nhằm giảm chi phí. Vụ thu gom, vận chuyển trái phép gần 100 tấn ắc qui chì từ Nam ra Bắc, vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh chôn lấp hơn 4600 m3 chất thải và cát đã nhiễm dầu là một chứng minh.

Quản lý, xử lý chất thải y tế: Tuy có những chuyển biến tích cực, giảm đáng kể các vụ vi phạm nghiêm trọng nhưng vẫn xảy ra tình trạng tư nhân thu mua chất thải y tế nguy hại quy mô nhỏ do nhân viên bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh luồn ra ngoài thu lợi bất chính. Như vụ Nguyễn Thị Hôm móc nối với Lê Xuân Hiền, nhân viên bệnh viện Lao phổi Trung ương để thu gom, mua bán chất thải y tế nguy hại bị Công an Hà Nội (PC36) phát hiện và xử phạt.

Quản lý rừng: Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, một số đối tượng ở địa phương sẵn sàng bất chấp pháp luật, bất chấp những tổn hại về môi trường sinh thái, chặt phá rừng và khai thác, buôn bán gỗ bừa bãi. Để xảy ra tình trạng trên một phần cũng do sự quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, điển hình như vụ phá rừng tại vườn Quốc gia Yok Đôn (PC36, Công an môi trường tỉnh Đăk Lawk đang điều tra); vụ Phạm Văn Luật ở Hà Tây thu mua, xuất khẩu hơn 200 m3 gỗ pơmu đi Đài Loan.

Và những vụ vi phạm liên tục được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây là vụ vi phạm của công ty Vedan và Hào Dương. Cụ thể:

* Công ty Vedan:

Sau nhiều tháng trinh sát, đến chiều ngày 6 tháng 9 năm 2008, các trinh sát Cục Cảnh sát Môi trường mới bắt quả tang hành vi xả trộm chất thải của Vedan. Và đến ngày 19 tháng 9, Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên – Môi trường đã công bố biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của công ty này, thông báo kết quả giám định mẫu chất thải và tổng hợp kết quả kiểm tra bảo vệ môi trường.

Đoàn kiểm tra đã công bố ước tính số tiền phí bảo vệ môi trường mà công ty Vedan phải nộp theo quy định của pháp luật từ năm 2004 đến nay là trên 91 đồng. Lãnh đạo công ty này đã ký vào biên bản, Công ty Vedan vi phạm 10 nội dung: xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên, có lượng nước thải từ 50 m3 đến hơn 5.000 m3; nộp

không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc; không lập báo cáo tác động môi trường đối với các dự án nâng cao nâng suất nhà máy; quản lý vận chuyển chất độc hại không đúng quy định; xả nước thải vào nguồn không đúng quy định…

Theo kết quả thông số phân tích của ngành chức năng rất đáng kinh ngạc: Tại bể chứa chất thải từ 6.000 đến 15.000 m3, thông số về màu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2.600 đến 3.675 lần; COD vượt từ 195 đến 2.975 lần; BOD 191 đến 1.157 lần… và công ty đã thừa nhận, trung bình mỗi tháng xả trực tiếp ra sông Thị Vải 44.800 m3 dịch thải lỏng sau lên men từ tinh bột sắn, mật rỉ đường với nhiều chất độc hại như xyamua. Việc lắp đặt hệ thống xả trộm chất thải ra môi trường của Vedan đã được tiến hành từ năm 1994. Vedan cũng đã từng xả chất thải làm thủy sản trên sông chết hàng loạt. Năm 2005, công ty này đã phải đền bù với danh nghĩa hỗ trợ cho nông dân nuôi trồng thủy sản thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh là 15 tỷ đồng.

Cùng với việc truy thu phí bảo vệ môi trường, tiền phạt và chịu các hình thức phạt bổ sung, khắc phục hậu quả thì Vedan còn phải bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường cho những hành vi vi phạm trong thời gian qua.

* Công ty Hào Dương:

Công ty Hào Dương đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, ngành nghề đăng ký là thuộc da, gia công thuộc da, chế biến da đại gia súc, sản xuất giấy các loại và làm đại lý mua bán, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Năm 2003, công ty này bắt đầu đi vào hoạt động với một số nhà máy sản xuất da phèn xanh công suất 4.800 tấn một năm và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả thải.

Đầu năm 2005, công ty Hào Dương đã bị thanh tra Sở Tài Nguyên Môi trường phạt 10 triệu đồng vì xử lý chất thải không đúng quy định. Đến cuối năm, Hào Dương lại tiếp tục bị phạt do xả thải vượt tiêu chuẩn và khai thác nước mặt không phép, và bị buộc phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải 1.000 m3 một ngày.

Tháng 8/2007, do tăng công suất nên hệ thống xử lý nước thải của công ty mới được cải thiện từ 1.000 lên đến 2.500 m3 một ngày, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 9/2007. Tuy nhiên, dù đã quá hạn cả 4 tháng nhưng hệ thống xử lý này vẫn còn “đang”

xây dựng và khu công nghiệp Hiệp Phước đã cúp nước của công ty.

Ngày 11/7/2008, sau nhiều lần yêu cầu công ty Hào Dương chấp hành việc ngưng xả thải thẳng ra sông Đồng Điền không thành, Sở Tài nguyên Môi trường đã có văn bản giao khu công nghiệp Hiệp Phước cắt điện, đồng thời chuyển sang Phòng Cảnh sát môi trường để xử lý hình sự.

Sau 23 lần bị lập biên bản vi phạm về môi trường, đêm 10/10, Công ty thuộc da Hào Phương vừa bị Cảnh sát Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang, đang điều khiển hệ thống điện đặc biệt để xả thẳng nước thải chưa xử lý ra sông. Lượng nước thải chưa qua xử lý trung bình 2.500 m3 một ngày, vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5 lần.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w