quy định khác và đặc biệt là những trường hợp được miễn trừ trách nhiệm hành chính đối với các vi phạm hành chính được quy định trong những Điều ước quốc tế, cụ thể là Công ước Viên về miễn trừ Ngoại giao năm 1961.
Nhìn chung, do Nghị định 81/2006NĐ-CP đã ban hành trên cơ sở của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, nên, bên cạnh việc căn cứ vào Nghị định 81/2006, thì còn phải xem xét đến Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, 2007, 2008 và Pháp lệnh về Cán bộ Công chức.
2.1.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường trường
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 của Nghị định 81/2006/NĐ-CP. “Thời hiệu” là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để thực hiện một việc gì đó. “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính” trong lĩnh vực môi trường là khoảng thời gian có hiệu lực để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Nếu quá thời gian hai năm này thì không được xử phạt nữa. Việc quy định thời hiệu vi phạm hành chính nhằm hướng đến hai mục đích:
Thứ nhất là, về phía người có thẩm quyền xử phạt, phải tích cực phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử lý vi phạm trong thời hiệu quy định. Nếu người có thẩm quyền có lỗi trong việc để vượt quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định của Điều 40, Nghị định 81/2006/NĐ-CP và tại Điều 121 của Pháp lệnh năm 2002, tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Thứ hai là, về phía ngươi vi phạm hành chính, sau khi thực hiện hành vi vi phạm, nếu không trốn tránh, thì phải bị xử phạt hoặc đến một lúc nào đó được tuyên bố không bị xử phạt nữa. Vì do tính chất phức tạp, khó phát hiện của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, nên, thời hạn đã kéo dài hai năm so với hành vi vi phạm hành chính nói chung là một năm. Và một điểm nổi bật tại Điều 5 của Nghị định 81/2006/NĐ-CP, là dù đã quá thời hiệu, không xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu, tại Điểm a, b, c, d, Khoản 3, Điều 7 của Nghị định này.
Theo Khoản 2, Điều 5, của Nghị định 81/2006/NĐ-CP, thì đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng có quyết định đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thì sẽ bị xử phạt có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Khi đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
Và, khi áp dụng các quy định này thường xảy ra những khó khăn về việc xác định ngày vi phạm. Từ xử lý vi phạm trong thực tiễn cho thấy, cán bộ có thẩm quyền xử phạt