Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 33 - 36)

Một là, đối với vi phạm hành chính ma hành vi vi phạm trong mặt khách quan là hành vi kéo dài, liên tục thì ngày vi phạm hành chính được thực hiện là ngày cán bộ có thẩm quyền phát hiện ra vi phạm đó, không cần biết vi phạm đó được thực hiện bắt đầu từ ngày nào.

Hai là, đối với các vi phạm hành chính khác, ngày vi phạm hành chính được thực hiện, được xác định là ngày xảy ra vi phạm đó.

Như vậy, từ quy định chưa rõ về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, dẫn đến nhiều cách hiểu cũng như áp dụng khác nhau từ phía các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hệ quả là việc áp dụng, thực thi pháp luật không đồng bộ, khiếu kiện của người dân phát sinh. Vấn đề đặt ra là phải có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc áp dụng thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, cần quy định rõ và chi tiết thuật ngữ pháp lý “ngày vi phạm hành chính được thực hiện” là mốc thời gian nào để áp dụng thời hiệu xử lý vi phạm hành chính thống nhất. Cũng cần giải thích “ngày vi phạm hành chính được thực hiện” là ngày cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm, vì đây là mốc thời gian quan trọng, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính sau này, và chính biên bản xử lý vi phạm hành chính là văn bản, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm xảy ra. Các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này, nhằm giúp cho người có thẩm quyền thi hành công vụ một cách dễ dàng và chính xác.

2.1.4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường trường

Với tinh thần là một “Pháp lệnh khung”, tại Chương II của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 (Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2007, không sửa đổi bổ sung tại Chương II này, vẫn giữ nguyên Chương II của Pháp lệnh 2002, do đó, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 chỉ sửa đổi, bổ sung căn cứ trên Pháp lệnh năm 2002), thì các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả là mang tính chất chung nhất. Ở Pháp lệnh, không quy định cụ thể, chi tiết việc áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính, mà việc xử phạt cụ thể là do các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những vấn đề quan trọng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm ccs quy tắc của Nhà nước, thông qua việc buộc phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất như phạt tiền, và mang tính cưỡng chế Nha nước nhằm khắc phục triệt

để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và của toàn xã hội. Chính vì tính chất quan trọng đó, mà Điều 7, Nghị định 81/2006/NĐ-CP đã quy định cụ thể các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo; - Phạt tiền.

Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường);

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành trong lĩnh vực môi trường.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.

Vậy là, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường sẽ bị áp dụng hai hình thức xử phạt chính sau đây:

Thứ nhất, là cảnh cáo: Hình thức phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ so với hình thức phạt tiền, nên chỉ mang tính giáo dục hơn là trừng phạt. Với ý nghĩa giáo dục, cảnh cáo chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhẹ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đối với hành vi vi phạm của người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo là những vi phạm hành chính nhỏ chưa gây thiệt hại vật chất, mức độ xâm hại đối với môi trường chưa cao, do sơ suất hoặc

do nguyên nhân khách quan. Phạt cảnh cáo thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ và phải được thể hiện bằng văn bản, tức bằng hình thức viết, nếu xử phạt bằng hình thức nhắc nhở bằng lời nói không được coi là phạt cảnh cáo.

Thứ hai, là phạt tiền: Mức độ phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tối thiểu là 100.000 đồng và mức tối đa là 70.000.000 đồng. Có thể nói, hình thức phạt tiền là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền tác động trực tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, bằng việc tước bỏ một khoản tiền nhất định để sung vào công quỹ Nhà nước. Vì lý do này, mà hình thức phạt tiền có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.

Để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự đa dạng hóa các hành vi vi phạm và để khắc phục sự suy thoái môi trường hiện nay, cho nên, mức phạt tiền tối đa của những hành vi vi phạm hành chính đã được sửa đối ở Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2008, theo chiều hướng tăng các mức phạt tối đa. Cụ thể, tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 14, Pháp lệnh năm 2008 là “Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác”. Như vậy, ở lĩnh vực bảo vệ môi trường mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng, điều này đã khẳng định được vấn đề môi trường hiện nay đang được Nhà nước rất quan tâm, chú trọng.

Với điều luật mới này, thì Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa là 70.000.000 đồng, xem ra đã “lỗi thời” so với Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008. Như đa nói, với tính chất là quy định của một “pháp lệnh khung”, trên cơ sở quy định về mưc phạt tiền được giới hạn tối đa, Chính phủ sẽ quy định mức phạt tiền cụ thể đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý Nhà nước nói chung, và, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng. Do vậy, trong thời gian tới đây, Chính phủ phải xem xét lại Nghị định 81/2006/NĐ-CP để có những bước điều chỉnh cho phù hợp với Pháp lệnh năm 2008.

Và, hình thức phạt bổ sung có tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định 81/2006/NĐ-CP, là hình thức được quy định nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính và chỉ áp dụng cho các Điều 10, 11, 14, 15, 17, 20 và 24.

Ngoài các hình thức xử phạt và bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định 81/2006/NDD-CP. Biện

pháp khắc phục hậu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được nêu tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính và phải được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là biện pháp nhằm khắc phục triệt để những hậu quả do vi phạm gây ra, vì lợi ích Nhà nước và vì sức khỏe của người dân, đồng thời thể hiện tính kiên quyết và triệt để trong xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Và Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008, đã bổ sung một điểm mới như sau: “Điều 21a. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Pháp lệnh này hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả”. Đây là, một điểm mới trong việc khắc phục hậu quả mà Pháp lệnh năm 2008 đã đưa ra. Như vậy, giống như hình thức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP cũng phải được xem xét bổ sung cho phù hợp với Pháp lệnh năm 2008.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w