Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 39 - 42)

bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập”. Đối với thủ tục phạt tiền thì “Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quyết định” được quy định tại Khoản 5, Điều 57, Pháp lệnh năm 2008. Trường hợp tịch thu hàng hóa, vật phẩm, phương tiện gây ô nhiễm môi trường thì tại Khoản 7, Điều 61, Pháp lệnh năm 2008 có quy định “Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thời hạn quy định tại khoản 5, Điều 46 của Pháp lệnh này.

Trong trường hợp người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được thông báo đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ mà không đến nhận đúng thời hạn thông báo thì phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm và các khoản chi phí khác cho thời gian vượt quá thời hạn thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng; nếu quá thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo thông báo mà người có tang vật, phương tiện không đến nhận thì tang vật phương tiện đó được xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này.

Như vậy, với tính chất là một văn bản bao gồm những quy định có tính chất chung nhất, có ý nghĩa chỉ đạo cho việc thực hiện các chế định cụ thể trong việc quản lý tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 đã điều chỉnh một số nội dung trong Pháp lệnh năm 2002 cho phù hợp với tình hình đổi mới hiện nay, những vấn đề được sửa đổi bổ sung này đã thể hiện sự quản lý bằng pháp luật của Nhà nước ta, phần nào đó có sự chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, thể hiện tính minh bạch và thể hiện được quan điểm của Nhà nước ta về cải cách thủ tục hành chính. Chính vì thế, Nghị định 81/2006/NĐ-CP cũng phải có những bước điều chỉnh cho phù hợp với Pháp lệnh năm 2008 nói chung và theo xu hướng đổi mới hiện nay nói riêng.

2.1.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường trường

Việc quy định thẩm quyền xử phạt (trong đó, có cả mức tiền xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả) được quy định cụ thể ở từng chức danh khác nhau tại các Điều 33, 34, 35, 36, Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không chỉ căn cứ vào chức vụ của người thi hành công vụ, mà còn căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể mà pháp luật cần bảo vệ để có mức phạt khác nhau. Ví dụ: vi phạm các quy định về tiếng ồn (Điều 18, Nghị định

81/2006/NĐ-CP) phạt tối đa là 12.000.000 đồng nhưng vi phạm về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí (Điều 21, 22, 23, Nghị định 81/2006/NĐ-CP) thì mức phạt tối đa là 70.000.000 đồng. Sau đây là, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP.

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (Khoản 1, Điều 33, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân huyện (khoản 2, điều 33, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương (Khoản 3, Điều 33, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Thanh tra viên chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường (Khoản 3, Điều 34, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2, Điều 34, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 3, điều 34, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức Thanh tra Nhà nước chuyên ngành (Điều 35, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, đồng thời trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 29/11/2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định thành lập Cục Cảnh sát môi trường (trực thuộc Tổng Cục Cảnh sát). Là đơn vị quản lý hành chính trật tự xã hội. Cục Cảnh sát Môi trường có nhiệm vụ điều tra, phòng ngừa, phát hiện ban đầu các vụ vi phạm về môi trường. Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã mới thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (năm 2004) vào ngày 27 tháng 2 năm 2007, nhằm mở rộng quyền khởi tố điều tra cho Cảnh sát Môi trường. Đây là, điểm mới được quy định sau Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Thế cho nên, Nghị định này không có đề cập đến chức danh Cảnh sát Môi trường, họ có nhiệm vụ và thẩm quyền gì, do ai quản lý, …có lẽ, thời gian tới đây, Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ đưa chức danh Cảnh sát Môi trường vào quy định trong luật.

Một điểm đáng lưu ý nữa là, về quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Pháp lệnh năm 2008, Pháp lệnh không chỉ tăng số tiền phạt cho các chức danh mà còn quy định thêm một số chức danh mới, như:

Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường có thẩm quyền:

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

Và Cục trưởng Cục cảnh sát Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 cỉa Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

Theo đó, thì đã tăng số tiền phạt cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể:

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

4. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; 4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt tiền đến 500.000.000 đồng và cũng đã tăng số tiền phạt cho các Thanh tra chuyên ngành, như sau:

+ Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên, môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền, Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có giá trị đến 2.000.000 đồng.

+ Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan ngang bộ có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa là 500.000.000 đồng.

Đó là, các mức tiền phạt mà Pháp lệnh năm 2008 đã sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mức phạt xử lý vi phạm hành chính đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội hiện nay, đồng thời, cũng đã quy định tăng thẩm quyền phạt cho các chức danh thuộc chuyên ngành môi trường nhằm khắc phục tình trạng vụ việc bị dồn đẩy lên cấp trên và chuyển sang Ủy ban nhân dân các cấp quá nhiều, tránh tình trạng quá tải và ùn tắc trong xử phạt vi phạm hành chính như những năm qua. Chính vì lý do này, mà Pháp lệnh đã sửa đổi, nay Nghị định 81/2006/NĐ-CP cũng cần có những bước điều chỉnh cho phù hợp để hệ thống pháp luật không bị chồng chéo, khó áp dụng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực bảo vệ môi TRƯỜNG và GIẢI PHÁP đề XUẤT (Trang 39 - 42)