Thực trạng việc làm của người lao động tại Côngty Xe đạp VIHA

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Một số biện pháp giải quyết lao động dôi dư và vấn đề thiếu lao động có trình độ, tay nghề tại Công ty Xe đạp VIHA pot (Trang 37 - 40)

II. Thực trạng lao động tại côngty

2.1. Thực trạng việc làm của người lao động tại Côngty Xe đạp VIHA

Sau một loạt những bước đi táo bạo, khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty được cải thiện. Đem lại việc làm cho người lao động, khẳng định bước đi của ban quản trị là đúng. Là cơ sở để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, theo hướng đa dạng hoá, đầu tư nâng cấp trang thiết bị.

Được thể hiện qua bảng :

Chỉ tiêu

1998-2000 2001 2002 SL TL% SL TL% SL TL%

Tổng lao động công ty 317 100 310 100 307 100 1.Lao động gián tiếp.

+Có việc làm ổn định +Có việc làm không ổn định 80 25.2 98 100 99 100 75 23.7 98 100 99 200 5 1.58 0 0 0 0 2.Lao động trực tiếp +Có việc làm ổn định 234 73.8 212 212 208 100 221 69.7 212 212 208 100

+Có việc làm không ổn định 13 4.1 0 0 0 0 Như vậy, trong giai đoạn 1998-2000 công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng tiêu thụ sản phẩm. Do chất lượng hàng không cao, sản phẩm chỉ là xe đạp, và các linh kiện xe đạp, có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp xe đạp trong và ngoài nước, như xe đạp thống nhất, xe đạp nhật. Đặc biệt có sự cạnh tranh của mặt hàng thay thế xe máy Trung Quốc với giá rẻ. Trong năm 1999 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á, là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tiêu thụ được hàng hoá của công ty. Buộc công ty phải hạn chế sản xuất, gây nên tình trạng mất việc làm cho người lao động, nhiều lao động không có việc làm ổn định chiếm khoảng 5,68%.Trước tình hình đó năm 2001,ban quản trị đã đưa ra những chiến lược có tính khả thi và thích ứng hơn với tình hình mới của thị trường. Tập trung trong lĩnh vực tiêu thụ, qua việc thay đổi cơ cấu. Tăng cường nhân lực và vật chất cho hoạt động tiêu thụ như : khyến mại, quảng cáo, tham gia hội chợ, với hướng đi mới tập trung vào các thị trường mới,cuối năm 2001, công ty mở được khoảng 250 đại lý ở các khu vực nông thôn. Tập trung tiêu thụ mạnh ở các tỉnh như : Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Hà Giang, có điểm tiêu thụ một năm lên tới 2000 sản phẩm. Thêm vào đó, công ty tiến hành nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, bước đầu đã giành được những dấu hiệu rất khả quan

Được thể hiện qua bảng :

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002

Giá trị sản xuất kinh doanh so với năm 2002

% 116 143

Số lượng xe đạp doanh so với năm 2002 % 108 109 Số lượng moayơ doanh so với năm 2002 % 71 105 Yên mạ Cái 6.800 13.800

Bàn ghế học sinh Chiếc - 9200

Qua bảng cho thấy sau một số giải pháp tập trung cho tiêu thụ, giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng nhanh so với năm 2000, năm 2002 tăng 43%. Các sản phẩm truyền thống của công ty được đẩy mạnh tiêu thụ, giá trị tiêu thụ xe đạp tăng 8,5%. Tạo việc làm cho người lao động tiếp tục sản xuất với công việc ổn định.

Với biện pháp hiệu quả, khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên rõ rệt, đã tạo được việc làm ổn định cho người lao động, không còn tình trạng lao động có việc làm không ổn định. Đời sống của người lao động được đảm bảo.Để cạch tranh trên thị trường và chuẩn bị cho quá trình hội nhập AFTA và hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Ban quản trị công ty đã quyết định đầu tư mua sắm máy móc công nghệ mới, để nâng cao chất lượng sản ohẩm và cũng chính là giải quyết vấn đề cạnh tranh của các mặt hàng khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề không tiêu thụ được sản phẩm của công ty. Năm 2001: đầu tư mua sắm thiết bị : dây truyền khung phuốc :5.639 triệu đồng. Dây truyền thiết bị sơn tĩnh điện, dây truyền lắp ráp xe đạp : 3.973 triệu đồng. Năm 2002 Đầu tư xây mới nhà xưởng và nhà cho các phòng ban. Năm 2002, đầu tư dây truyền phun sơn cho xe đạp. Kế hoạch dự kiến trong các năm tới tiếp tục xây dựng mở rộng sản xuất. Đặc biệt mở sang hướng các sản phẩm phụ, như : bàn, ghế, giường và các đồ gia dụng bằng thép. Tiếp tục tăng giá trị sản xuất kinh doanh khoảng 30%, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ : xe đạp các loại là 15%, moayơ sắt là 50%, yên mạ là 40%, bàn ghế học sinh : 35%. Với điều tra của phòng tiếp thị và thị trường, thì xe đạp máy là sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ lớn, trong năm 2003 và các năm tới công ty có kế hoạch mở thêm một số phân xưởng mới phục vụ cho việc sản xuất xe đạp máy. Với tình hình lao động của công ty, theo kế hoạch công ty sẽ tuyển thêm lao động mới, dự kiến trong những năm tới lao động của công ty sẽ khoảng 350 người, tăng tung bình 12,36% so với số lao động trong vài năm trở lại đây, thì mới đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công việc.

Bảng số liệu lao động của công ty trong một vài năm trở lại đây:

(Đơn vị : Người)

Năm 2000 2001 2002 2003

Số lao động 320 310 307 309 Số lao động trung bình 311,5

Như vậy, nếu lao động toàn công ty vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc, thì trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục tuyển thêm lao động.

Mặc dù khối lượng công việc tăng lên đưa công ty tới tình trạng thiếu lao động, nhưng do công ty đưa dây truyền công nghệ mới vào sản xuất nên có nhiều công nhân không đủ trình độ đã không đáp ứng được yêu cầu công việc, buộc công ty phải đưa xuống những phân xưởng có tay nghề thấp như phân xưởng hoàn chỉnh, hoặc làm các công việc phục vụ. Do đó, tại công ty xuất hiện tình trạng có rất nhiều thời gian chết, đặc biệt trong ca chiều một số công nhân chỉ làm việc khoảng ba tiếng đồng hồ, mỗi công nhân lãng phí một tiếng đồng hồ, gây nhiều tổn thất trong chi phí của công ty.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Một số biện pháp giải quyết lao động dôi dư và vấn đề thiếu lao động có trình độ, tay nghề tại Công ty Xe đạp VIHA pot (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)