3.4.Những đặc trưng chủ yếu theo xu thế hiện nay

Một phần của tài liệu xã hội công nghiệp (Trang 98 - 107)

 Chuyển từ công nghệ sử dụng sức lực sang công nghệ trí tụê, cao cấp

(higtech)

 Môi trường giao tiếp mới, linh hoạt (hightouch)

 Nền kinh tế quốc gia sang kinh tế quốc tế

 Định hướng ngắn hạn sang định hướng dài hạn.

 Thể chế tập trung quy mô lớn sang thể chế phi tập trung hoá, quy mô nhỏ.

TNT- KHOA XHH

3.5. Công nghiệp hoá

 Công nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo của các xã hội đương đại. Trong đó, có sử dụng máy móc, công nghệ hoặc có một quy trình hoạt động chặt chẽ trong việc đại trà sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.

 Công nghiệp hoá (CNH) có thể được dùng với hai ý nghĩa trong xã hội học.

 Nghĩa thứ nhất thường dùng đó là một quá trình tăng trưởng kinh tế lâu dài gắn với cơ khí hoá sản xuất, tức là sử dụng những nguồn năng lượng mới chứ không phải là sức người. Lúc đầu công nghiệp hoá chỉ có hình thức là nền sản xuất công xưởng, nhưng sau đó công nghiệp hoá đã phổ biến ra sản xuất nông nghiệp và lĩnh vực dịch vụ.

TNT- KHOA XHH

 CNH đòi hỏi phải phát triển sự phân công lao động và phát triển các quan hệ sản xuất mới giữa giới chủ, giới quản lý, và nhân viên v.v. CNH cũng dẫn đến những thay đổi nhất định trong cơ cấu việc làm.

 CNH lúc đầu là xu hướng phát triển bên trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, CNH không còn là đặc quyền riêng của chủ nghĩa tư bản. Như chúng ta đã biết, Việt nam cũng đang thực hiện chính sách công nghiệp hoá đất nước. Việt Nam đang thực hiện những bước đầu tiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

TNT- KHOA XHH

 Nghĩa thứ hai của CNH cũng quan trọng đối với XHH,

 CNH là quá trình kinh tế - xã hội nhằm phổ biến lối sống công nghiệp.

 Lối sống công nghiệp là lối sống phố biến trong xã hội công nghiệp. Lối sống này bao gồm cả những tiêu chuẩn về mặt chất và mặt lượng. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã đưa vào lối sống hàng loạt các tiêu chuẩn không chỉ về mặt lượng (mức sống) mà còn về mặt chất (chất lượng sống) như thu nhập, mức độ ô nhiễm môi trường, sự đảm bảo xã hội, an ninh xã hội, v.v.

 Lối sống công nghiệp cũng đòi hỏi các cá nhân phải có tác phong nhanh nhẹn, mang tính tiêu chuẩn.

TNT- KHOA XHH

Phi công nghiệp hóa

 Quá trình ngược lại với CNH là phi CNH. Phi CNH thể hiện ở sự suy giảm tăng trưởng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân, suy giảm sức lao động công nghiệp. Ví dụ ở nhiều nước phát triển tỉ trọng công nghiệp có xu hướng suy giảm trong tỉ trọng của dịch vụ và số lao động trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng gia tăng. Những biến đổi trong cơ cấu việc làm là hậu quả của việc áp dụng các công nghệ mới cần ít lao động nhưng vẫn duy trì được định mức sản xuất.

TNT- KHOA XHH

Hiện đại hóa

 CNH thường được dùng kèm với hiện đại hóa, vậy hiện đại hoá là gì?

 Trước hết về tính hiện đại (modernity) đó là thuật ngữ mô tả những đặc thù của các xã hội đương đại. Phần lớn các nhà XHH đều thừa nhận có ranh giới rõ ràng giữa xã hội tiền hiện đại và xã hội hiện đại. Thế nhưng các nhà XHH lại chưa thống nhất được với nhau kỷ nguyên hiện đại được tính từ khi nào. Nhìn chung kỷ nguyên hiện đại có thể được xác định từ quan điểm kinh tế học, chính trị học, văn hoá hay các biến đổi xã hội.

TNT- KHOA XHH

 Xã hội hiện đại là xã hội có nền kinh tế công nghiệp hoá, có hình thức tổ chức chính trị dân chủ, có cơ cấu xã hội được chia thành những giai cấp và các tầng lớp. Vấn đề gây tranh cãi nhiều là cơ sở văn hoá của xã hội hiện đại. Nhiều tác giả nêu ra những xu hướng phân đoạn kinh nghiệm con

người, hàng hoá và hợp lý hoá mọi khía cạnh của đời sống xã hội, và cả sự tăng trưởng của nhịp sống hàng ngày

TNT- KHOA XHH

 Hiện đại hóa là quá trình mà trong đó các xã hội truyền thống đạt được trạng thái hiện đại. HĐH được thể hiện ra 4 khía cạnh:

 HĐH về chính trị đòi hỏi cần phát triển các thiết chế then chốt nhẩt định - Đảng chính trị, nghị viện, luật bầu cử và bỏ phiếu kín – có tác dụng thuận lợi cho việc ra quyết định trên cơ sở sự tham gia của dân cư.

 HĐH về văn hoá được thể hiện ở sự phi tôn giáo hoá (thế tục hoá) nhà

TNT- KHOA XHH

 HĐH về kinh tế, khác với CNH, được gắn với những biến đổi kinh tế sâu sắc – phân công lao động sâu sắc, sử dụng các phương pháp quản lý và áp dụng các công nghệ đã hoàn thiện, ngoài ra còn được gắn với sự phát triển những điều kiện thuận lợi cho thương mại.

 HĐH về xã hội thể hiện qua sự tăng trưởng của số người biết chữ trong xã hội, của đô thị hoá như là sự phổ biến lối sống, và sự suy giảm của uy quyền truyền thống.

 Tất cả những biến đổi nói trên được xem xét từ quan điểm phân hoá xã hội và cơ cấu sâu sắc. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, Việt Nam cũng đang từng bước thực hiện quá trình hiện đại hóa trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội

TNT- KHOA XHH

Một phần của tài liệu xã hội công nghiệp (Trang 98 - 107)