Chỉ tiêu sản xuất của công nhân (năng suất) bị tác động của nhiều yếu tố, không chỉ các phẩm chất cá nhân của người lao

Một phần của tài liệu xã hội công nghiệp (Trang 67 - 73)

nhiều yếu tố, không chỉ các phẩm chất cá nhân của người lao động, mà còn có thái độ của người lao động với nhau và với các nhà quản lý.

TNT- KHOA XHH

Kết luận:

 Hành vi của người lao động được điều chỉnh bởi các chuẩn mực của nhóm,

các chế tài xã hội.

 Các chuẩn mực hành vi của công nhân giúp họ có một cảm nhận chung về

tình huống trong lao động, thí dụ về vị thế của họ, thái độ của lãnh đạo, khả năng phản ứng lại những mệnh lệnh từ trên và cải thiện điều kiện lao động.

TNT- KHOA XHH

 E.Mayo và F. Roethlisberger và nhiều nhà XHH khác cho rằng công nhân đặt

lên vị trí hàng đầu về ý nghĩa các mối quan hệ qua lại với nhau, Lợi ích và mục đích của việc duy trì và phát triển mối quan hệ qua lại giữa họ, chứ không phải việc chỉ thị của cấp trên.

 Phát hiện từ thí nghiệm Hawthorne lần đầu tiên đưa ra cơ hội xem xét doanh nghiệp như là một hệ thống xã hội và công nhân như là một con người xã hội

TNT- KHOA XHH

Theo Dickson, doanh nghiệp với tư cách là hệ thống xã hội có 2 chức năng:

 Đó là sản xuất hàng hoá, dịch vụ

 Tạo điều kiện cho công nhân thoả mãn với lao động, duy trì quan hệ hợp

tác của lãnh đạo với cấp dưới.

Trong doanh nghiệp có 2 vấn đề cơ bản:

 Vấn đề đối ngoại của doanh nghiệp (thí dụ vấn đề cạnh tranh, giá cả v.v)

 Vấn đề quản lý bên trong (thí dụ vấn đề duy trì trật tự, bảo đảm tiến trình sản xuất)

TNT- KHOA XHH

 Như vậy, các nhà XHH đã xem xét doanh nghiệp như là một tổ chức xã hội, tổ chức của các cá nhân làm việc cùng nhau.

 Việc thay đổi cách nhìn nhận về công nhân từ quan niệm công nhân như là một dạng máy móc, công cụ (Taylor) đến các nhìn về người công nhân như là một cơ thể tâm-sinh học, cho đến công nhân là một con người xã hội là sự chuyển biến quan trọng trong lý luận của các nhà XHH CN.

 Công nhân là con người xã hội vì họ làm việc trong tổ chức xã hội, hành vi của họ bị quy định bởi mối quan hệ qua lại giữa họ với nhau hoặc giữa họ với các nhà quản lý.

TNT- KHOA XHH

 Vào giai đoạn này, trong sự phát triển của XHH CN, các nhà XHH không chỉ

quan tâm đến những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất mà còn đến những vấn đề xã hội nói chung.

 Hệ vấn đề của XHH CN được mở rộng. Các nhà XHH bắt đầu quan tâm đến

những vấn đề có tính toàn cầu của nền văn minh công nghiệp, tức là chú ý đến yếu tố con người trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung

TNT- KHOA XHH

Một phần của tài liệu xã hội công nghiệp (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(150 trang)