kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Ý nghĩa và mục đích của việc nghiên cứu thị trường
Theo quan điểm Marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt đầu từ yêu cầu của thị trường, nếu có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quy trình Markieting.
Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ
cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm Marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động Marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí các nguồn lực.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như giảm giá, thay đổi bao bì mẫu mã sản phẩm, tái định vị … họ điều thực hiện việc nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do đánh giá không đúng tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường hoặc cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường khi tung ra một sản phẩm mới, kết quả là họ đã phải trả giá khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường.
2.1.3.2. Thị trường và vai trò của thị trường
v Khái niệm thị trường:
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế thị trường (Việt Nam gia nhập nền kinh tế thị trường năm 2006) nhưng mỗi nước lại hiểu thị trường theo mỗi nghĩa khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về thị trường mà chúng ta có thể tham khảo:
§ Cung và cầu kết hợp nhau tạo thành thị trường
§ Thị trường là địa điểm nơi xảy ra sự chuyển nhượng sự trao đổi mua bán bằng tiền tệ.
§ Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, là nơi hàng hóa thể hiện giá trị của mình và cũng là nơi các nhà sản xuất kinh doanh thu lại tiền vốn đã đầu tư và thu về lợi nhuận.
Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ
Tóm lại có thể hiểu rằng thị trường là tập hợp các quan hệ hàng hóa tiền tệ và các yếu tố kinh tế có liên quan tới việc mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Các quan hệ kinh tế trên thị trường gồm có: Nhu cầu, hàng hóa, tiền, người mua, người bán, cung cầu và giá cả thị trường…
v Vai trò và chức năng của thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa, các vấn đề cơ bản của nền kinh tế như: Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều được giải quyết thông qua thị trường. Như vậy chúng ta thấy rằng nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải trả lời cho được các câu hỏi đó để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp nhằm tồn tại và phát triển. Chính vì vậy thị trường có vai trò to lớn gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết nền kinh tế lại thành một thể thống nhất, gắn các quá trình kinh tế trong nước với thế giới. Hiện nay xu hướng mở cửa kinh tế, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài và tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường Việt Nam nhằm mục đích mở rộng quan hệ thương mại
v Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và mở rộng thị trường
• Nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế quốc dân
• Sự tham gia của các nước vào nước ta và sự tham gia của nước ta vào các nước trên thế giới trong các lĩnh vực phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa …
• Mức độ cạnh tranh của hàng hóa • Nhịp độ tăng dân số từng thời kỳ • Mức thu nhập bình quân
v Phân loại thị trường và phân đoạn thị trường
Phân loại
Một trong những bí quyết quan trọng để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết căn kẽ từng thị trường. Vì vậy, cần phải có sự phân loại thị trường, tức
Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ
là nắm bắt bản chất thị trường, đặc điểm của thị trường, xu hướng hình thành vận động và giá cả thị trường.
Hiện nay trong kinh doanh người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường:
o Theo phạm vi lãnh thổ
o Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội
o Theo mức độ cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm cung cấp tiêu dùng
Tuy nhiên để tổng hợp hơn người ta có thể quy thành 2 loại: Thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh.
Phân đoạn thị trường
Trước khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, nhà sản xuất phải xác định được thị trường của mình, cụ thể là xác định nhu cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng. Vì vậy, hướng vào thị trường tức là hướng vào khách hàng, đó là mục tiêu hàng đầu của nhà sản xuất kinh doanh.
Trong một thị trường nhu cầu có thể là đồng nhất song có thể khách hàng lại không đồng nhất, để tiếp cận và khai thác thị trường nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tiến hành phân đoạn nhu cầu theo yêu cầu của từng nhóm khách hàng.
Việc phân đoạn của thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính xác đáng: Phân đoạn thị trường để các doanh nghiệp nhận biết được các đăc tính của nhu cầu và quy mô phải đủ lớn để các nhà sản xuất kinh doanh có thể khai thác.
Tính thực hành: Để việc phân đoạn thị trường mang lại lợi ích thiết thực, cần phải đảm bảo tính thực hành, tức là các đoạn được chia ra có thể thích hợp với những biện pháp phân biệt của doanh nghiệp và có thể thực hiện được.
Doanh Toàn Mỹ chi nhánh Cần Thơ