7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Bài: NGƯỜI TRONG BAO
(Sê- khốp) I. Mục tiêu bài học
1- Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn Sê -khốp đối với lối sống thu mình vào trong bao của một bộ phận trí thức Nga vào cuối thế kỷ XIX.
Thấy được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật
2- Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng đọc - hiểu truyện ngắn, biết cách khai thác truyện ngắn theo đặc trưng thể loại, rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật.
3- Giáo dục tư tưởng:
Học sinh có cách sống đúng đắn, phù hợp, xây dựng lối sống lành mạnh, trung thực, tự tin, chan hoà với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.
II. Chuẩn bị
1- Giáo viên
- Tư liệu: hình ảnh Sê- khốp, bìa một số tác phẩm của Sê-khốp được dịch sang tiếng Việt, băng hình về hình ảnh Người trong bao (vẽ tượng
trưng), hình ảnh nước Nga, một số bản nhạc Nga như Chiều Matx-cơ-va, Đôi bờ,..
- Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hỏi dáp - đàm thoại và gợi tìm nhằm khai thác nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
- Giáo án Power point, giáo án in.
2- Học sinh
- Đọc và tóm tắt được cốt truyện, nắm được chủ đề của tác phẩm. Soạn và trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK kết hợp với hệ thống câu hỏi mà GV đã hướng dẫn cho HS qua phiếu học tập.
- Phân công thuyết trình
- Phân nhóm chuẩn bị thảo luận
- Phân công nhập vai nhân vật Bê-li-cốp.
3- Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Giáo án điện tử.
4- Cách thức tiến hành:
- GV: Phát vấn, nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng, hướng dẫn học sinh thảo luận, thuyết trình.
- HS: Đọc sáng tạo, thảo luận các vấn đề, trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi, đối thoại, thuyết trình.
III. Tiến trình lên lớp
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ (GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS qua vở bài soạn) GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ dựa theo các câu hỏi hướng dẫn học bài “Tôi yêu em” của Puskin, trang 60 sách giáo khoa.
3- Bài mới (Lời vào bài)
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Mục tiêu cần đạt Hoạt động 1: Hướng
dẫn học sinh tìm hiểu chung.
- Gọi học sinh đọc Tiểu dẫn SGK, yêu cầu học sinh tóm tắt vài nét về tác giả. - Đọc Tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về tác giả. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
- An- tôn Páp-lô- vích-Sê- khốp(1860- 1904) là nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa, …
- Là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga.
- Sê- khốp còn là nhà cách tân thiên tài ở lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
- Sự nghiệp sáng tác của Sê- khốp khá đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
- Tác phẩm Người trong bao được Sê- khôp viết vào thời gian nào?
- Lúc này, bối cảnh xã hội nước Nga có gì đặc biệt ? - Qua phần tìm hiểu Tiểu dẫn và đọc tác phẩm ở nhà, hãy tóm tắt tác phẩm? - Có thể tóm tắt theo ba phần: + Mở truyện: Cuộc trò chuyện giữa I - van I -va- nứt và Bu-rơ-kin tại nhà kho. + Thân truyện: Kể về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp. + Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y I-van I- va - nứt- người nghe chuyện. - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Tóm tắt nội dung truyện. bao: a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Grưm, Biển Đen.
- Bối cảnh tác phẩm là xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX.
b. Tóm tắt tác phẩm:
- Bu-rơ-kin kể về Bê-li-cốp, một giáo viên trung học dạy tiếng Hy-Lạp cổ, nổi tiếng về lối sống trong bao.
- Lối sống đó đã ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố, khi hắn còn sống cũng như khi hắn đã chết.
c. Nội dung tác phẩm:
- Đây là một trong ba truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX:
- Nhấn mạnh nội dung tác phẩm
- Lắng nghe tình yêu, Người trong bao.
- Tác giả kêu gọi, thức tỉnh con người thay đổi lối sống thu mình trong bao để vươn tới một cuộc sống cao đẹp, có ý nghĩa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu chi tiết.
- Cho HS đóng vai người dẫn truyện và các nhân vật trong tác phẩm - Hướng dẫn cách đọc: giọng đọc chậm, hơi buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm khi khắc họa chân dung Bê-li-cốp, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tâm trạng và tình cách từng nhân vật. Phần cuối tác phẩm, giọng đọc khẩn thiết, sôi nổi có ý nghĩa thức tỉnh khi các nhân vật ra “không thể sống mãi như thế được!”
- Nhân vật Bê-li-cốp
- Đọc văn bản theo phân vai.
- Thảo luận,
II. Đọc- hiểu chi tiết
1. Hình tượng nhân vật Bê-li- cốp.
a. Chân dung Bê-li-cốp: dần dần hiện lên qua cách miêu tả của tác giả hết sức rõ nét và kì quái:
- Phục trang: Luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông… Tất cả mọi thứ luôn được bảo vệ, che chắn kỹ càng trong bao (từ chân, tay, mặt,thân mình đều mang bao, cho vào bao,…) Lập dị.
- Sinh hoạt, lối sống:
++ Nơi ở: hình hộp, giường phủ kín.
++ Sinh hoạt: nằm ngủ kéo chăn trùm đầu kín mít, khi ngồi trong xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo
được tác giả khắc họa như thế nào?
+ Phục trang?
+ Sinh hoạt, lối sống?
+ Tính cách?
- Theo em, nguyên
trả lời.
- Thảo luận,
mui lên.
++ Giao tiếp: luôn giấu ý nghĩ vào bao, duy trì mối quan hệ tốt với các bạn đồng nghiệp, thường xuyên thấy mình phải có nghĩa vụ nhắc nhở mọi người, có đức tin tuyệt đối về cách sống của bản thân, luôn sợ hãi việc động chạm đến chính quyền, kính trọng chính quyền.
++ Sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn.
- Tính cách: Luôn nhút nhát, ghê sợ hiện tại:nhỡ lại xảy ra chuyện gì, nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ.
+ Luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả.
+ Bản thân lại luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình.
Chân dung Bê-li-cốp hiện lên với tính cách, lối sống kỳ dị, quái đản, bé nhỏ, yếu hèn, bạc nhược.
b. Cái chết của Bê-li-cốp:
nhân gây ra cái chết của Bê-li-cốp là từ đâu? Phân tích?
- Hướng dẫn HS đánh giá chi tiết nghệ thuật: Cái chết của Bê-li-cốp.
- Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?
- Ý nghĩa khái quát và
trả lời - Thảo luận, trả lời - Hs trả lời cá nhân - Thảo luận, cử
+ Tiếng cười của Va-ren-ca đã “tố cáo” với Bê-li-cốp rằng những người ở chân cầu thang đã biết hết tất cả.
+ Nỗi sợ hãi bủa vây đẩy đẩy nỗi sợ hãi thường trực trong hắn đến đỉnh điểm.
Bê-li-cốp chết vì sợ hãi cái chết tất yếu
- Hình ảnh Bê-li-cốp khi chết: + Hiền lành dễ chịu.
+ Tươi tỉnh.
Thỏa mãn vì đã tìm được cái bao tốt nhất. Cái chết làm cho Bê-li-cốp thực hiện được khát vọng lớn của cuộc đời hắn: được chui vào bao Cái chết mang ý nghĩa xã hội, ý nghĩa triết học.
c. Ảnh hưởng của lối sống “người trong bao” đối với mọi người:
- Nhà trường nơi hắn dạy: sợ hắn, khống chế cả trường học
- Cư dân thành phố nơi hắn ở:
không dám tổ chức diễn kịch tại nhà, sợ rằng hắn biết thì phiền, sợ tất cả, sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen,…
điển hình của hình tượng nhân vật Bê-li- cốp được thể hiện như thế nào?
Hình ảnh nào xuất hiện nhiều lần và xuyên suốt tác phẩm, là chi tiết nghệ thuật quan trọng làm nổi bật bức chân dung hình tượng nhân vật Bê-li-cốp?
- Cho Hs thảo luận: Hãy phân tích ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của biểu tượng cái bao; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn
“Người trong bao”
- Mời các đại diện cho mỗi tổ, nhóm trình bày ý kiến thảo luận, GV lắng nghe và gợi dẫn, chốt lại ý chính câu hỏi.
- Liên hệ với lối sống lập dị của một số người hiện nay. một đại diện nhóm trình bày. Đè nặng, ám ảnh, làm cho cuộc sống ngột ngạt, u ám.
- Khi Bê-li-cốp đã chết: cuộc sống vẫn diễn ra như cũ, vẫn
nặng nề, mệt nhọc, vô vị,…; chẳng tốt đẹp gì hơn trước.
ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài.
Lối sống và con người của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống của cả thành phố nơi y sống.
d. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
Bê- li- cốp là tính cách điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga dưới chế độ Nga hoàng.
Bê-li-cốp là một điển hình sắc nét về kiểu “người trong bao”, một sản phẩm của xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ của chế độ Nga hoàng cuối thế kỉ XIX.
- Em hãy nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng…?
- Thảo luận, trình bày
- Nghĩa đen: Cái bao là vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa,… có hình túi, hình hộp,… đó là những cái bao hữu hình
- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp; cái bao là cái vỏ bọc do con người tạo ra để che chắn, bảo vệ cho con người khỏi những ảnh hưởng bên ngoài
- Nghĩa biểu trưng:
+ Cái bao biểu trưng cho một kiểu người, một dạng lối sống thu mình, ích kỉ, bảo thủ, hèn nhát, luôn trốn tránh thực tế.
+ Cái bao chính là xã hội Nga trói buộc, tù hãm, ngăn chặn tự do của con người.
Có ý nghĩa lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga, đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể ích kỉ, tầm thường, hèn nhát và vô nghĩa như thế, cần phải sống có ý
- Gọi một học sinh đọc kĩ phần ghi nhớ SGK.
- Cho học sinh thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện Người trong bao. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nhập vai nhân vật Bê-li-cốp. - HS đọc phần ghi nhớ SGK - Thảo luận, trả lời - Chuẩn bị trang phục, lời thoại. nghĩa, có lý tưởng và khát vọng hướng tới tương lai.
3) Những đặc sắc về nghệ thuật:
- Ngôi kể:
+ Đầu tiên nhân vật người kể chuyện là tác giả - ngôi thứ ba (đang kể với chúng ta cuộc đi săn về khuya của hai nhân vật: Bu-rơ-kin, một giáo viên trung học và I-van-nứt, một bác sĩ thú y).
+ Khi kể chuyện về Bê-li-cốp, nhân vật chính của truyện, tác giả trao vai trò người kể chuyện cho Bu-rơ-kin, xưng tôi ở ngôi thứ nhất.
Tạo ấn tượng khách quan mà vẫn thể hiện tính chủ quan, gần gũi và chân thật cho câu chuyện.
- Cấu trúc kể: Hai câu chuyện:
+ Truyện của tác giả kể về hai người đi săn về muộn kết thúc bằng sự thức tỉnh khẩn thiết “Không thể sống mãi như thế được!”.
Bu-rơ-kin kết thúc bằng việc Bê- li-cốp chết.
Việc lựa chọn ngôi kể rất độc đáo đã tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện.
- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản song giấu bên trong là tâm trạng bức xúc trăn trở, khao khát đổi thay mạnh mẽ của tác giả.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình: Từ những chi tiết cá biệt về chân dung ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động… của nhân vật, tác giả đã khái quát được một điển hình cho một kiểu người, một dạng lối sống; nhân vật rất kì quái mà vẫn chân thực.
- Hình ảnh đối lập: Tác giả cũng sử dụng những chi tiết đối lập giữa các kiểu người, kiểu tính cách trái ngược nhau.
Bê-li-cốp >< Va-ren-ca và Cô-va-len-cô.
Bê-li-cốp >< Cán bộ giáo viên trường trung học và mọi người
trong thành phố.
- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng:
+ Hình ảnh cái bao biểu tượng cho một kiểu người, một dạng lối sống...
+ Lời nói “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” biểu tượng của sự hèn nhát, bạc nhược, trốn tránh thực tế...
+ Chi tiết cái chết của Bê-li- cốp là cái bao bền vững nhất, tốt nhất điển hình, khái quát.
Những hình ảnh, chi tiết, lời nói vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa biểu trưng.
- Kết thúc truyện: bằng cách phát biểu trực tiếp chủ đề qua một câu cảm: “Không thể sống mãi như thế được!” gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc như một sự thức tỉnh, lời giục giã, hối thúc khẩn thiết.
III. Tổng kết.
1. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển
hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê- khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được!”.
2. Ý nghĩa thời sự của truyện:
- Ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga. - Lối sống trong bao, kiểu người trong bao còn tồn tại lâu dài ở nhiều châu lục, ở mọi quốc gia trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
- Kiểu người trong bao, lối sống trong bao tồn tại ở nhiều biến thể, dị bản khác.
- Vì vậy cần trong sạch hóa, lành mạnh hóa cuộc sống, hướng về cuộc sống có ý nghĩa, có lý tưởng và khát vọng cao đẹp.
4- Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức
- Học và đọc tác phẩm, tóm tắt lại truyện. Học thuộc nội dung bài.
- Học sinh thấy được ý nghĩa phê phán sâu sắc của tác phẩm thông qua việc khắc họa tính cách nhân vật Bê-li-cốp.
- Học sinh làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 70 sách giáo khoa.