7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khó khăn của việc miêu tả hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn
2.1. Khó khăn của việc miêu tả hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản trong giờ đọc hiểu văn bản
Như mục 1.1. đã trình bày, cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm dạy học hiện đại, lấy học trò làm trung tâm trong khi chú trọng sự tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Hiểu biết về phương diện lý luận để soi sáng thực tiễn là hết sức cần thiết, mở đườngcho việc tiến hành đồi mới phương pháp dạy và học, trong đó có dạy và học môn ngữ văn trong trường trung học phổ thông hiện nay.
Nhưng trên thực tế, vận dụng lý luận trên như thế nào để phù hợp với đặc trưng bộ môn văn, với đối tượng tiếp nhận là học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông là việc không chỉ ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Lại nữa, yêu cầu của đề tài chỉ tập trung trình bày hoạt động của một phía - phía người thầy. Làm thế nào để định hình những hoạt động đó để vừa chứng tỏ hoạt động của người thầy trong giờ dạy đọc hiểu văn bản là hoạt động mang tính chủ thể - trong tương tác với chủ thể học trò trong quá trình dạy và học đọc hiểu văn bản là cả một vấn đề. Nếu chỉ dừng lại ở việc miêu tả hoạt động của người thầy, nghĩa là tách rời những mối quan hệ của hoạt động sư phạm như điều kiện, mục đích, nhiệm vụ, động lực, đặc trưng môn học, v.v… cách làm như thế không vượt lên khỏi kinh nghiệm cá nhân trong phạm vi đề tài khảo sát. “Lẩy” ra vấn đề này để thấy khó khăn của việc trình bày hệ thống hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản là phải làm thế nào kết hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong lý luận dạy học; trong khi phải tuân thủ
phương châm dạy học bảo đảm tính vừa sức, nhưng lại phải tạo ra được