Cơ sở khoa học của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động của người giáo viên trong

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Cơ sở khoa học của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động của người giáo viên trong

khác cũng cần nhận thức rõ quá trình dạy học mà cụ thể ở đây là dạy học đọc hiểu văn bản ở phương diện sự tương tác giữa thầy và trò để đề ra những yêu cầu người thầy cần thực hiện đảm bảo chất lượng của một giờ dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông.

2.2. Nguyên tắc hoạt động của giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn bản

2.2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động của người giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản người giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản

Trong việc xây dựng nguyên tắc dạy học, theo M.A. Đannhilốp, có hai quan điểm. Một quan điểm xuất phát từ các nguyên lý lý luận dạy học như những quy luật chung suy ra từ học thuyết Mác -Lênin về nhận thức (M.A. Đannhilốp, Chương 5, Quá trình dạy học, in trong: Những cơ sở của lý luận dạy học, SĐD, tr.45). Quan điểm thứ hai “muốn tìm cách suy ra các nguyên tắc lý luận dạy học từ sự phân tích quá trình dạy học xét trong tính đặc thù của nó, và giải thích các nguyên tắc ấy như những “nguyên lý xuất phát của lý luận dạy học, trong đó biểu thị những yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng quá trình học tập trong nhà trường” [18, 45-46].

Quan điểm của chúng tôi khi xây dựng nguyên tắc hoạt động của người giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản xuất phát từ việc “phân

tích quá trình dạy học xét trong tính đặc thù của nó”. Theo định hướng này, việc đề ra các nguyên tắc, một mặt phải dựa trên lý luận của quan điểm dạy học hiện đại; mặt khác phải xem xét các nguyên tắc gắn với tính đặc thù của bộ môn.

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của đề tài, hoạt động của người thầy trong giờ dạy đọc hiểu văn bản là một hoạt động “kép”. Người thầy vừa là độc giả chia sẻ sự đồng cảm trong cảm thụ tác phẩm, nhưng đồng thời là người “nhạc trưởng” chỉ huy dàn nhạc, “truyền dẫn” những thông điệp từ tác phẩm đến độc giả là những học sinh của mình. Đứng trước văn bản (tác phẩm văn học), thầy và trò đều có chung đích hướng tới là tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà mình tâm đắc. Điều này hoàn toàn có thể nhưng cũng là thách thức, vẫy gọi sự tìm kiếm. Vì rằng, đến với văn chương mỗi người có cái “gu”, cái “tạng” riêng trong thưởng thức nghệ thuật. Mặt khác, vốn sống, vốn văn hoá của người đọc (thầy và trò) và trong mỗi học trò (người đọc) là khác nhau. Đó là chưa nói đến có trường hợp học sinh (người đọc) “điếc đặc”, không thể cảm thụ nổi một bài thơ thậm chí một câu thơ hay. Nêu ra đặc điểm của thưởng thức nghệ thuật thông qua tác phẩm văn học như trên để thấy khó khăn của việc dạy đọc hiểu văn bản. Nhưng bù lại, học sinh - độc giả là những người tâm hồn trong trẻo. Lứa tuổi của họ là lứa tuổi tràn trề sức thanh xuân, dễ rung động trước lời hay, ý đẹp, khao khát hiểu biết, khao khát tìm kiếm cái đẹp. Về phương diện tâm lý thưởng thức, không ai trong số họ tự nhận mình là thị hiếu thẩm mỹ kém, thấp hèn.

Nhận thức rõ đặc điểm của đối tượng tiếp nhận văn bản trong nhà trường như trên, để thấy được nét đặc thù của đối tượng trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản, là một yêu cầu cần thiết để xây dựng nguyên tắc hoạt động của người giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản.

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 30 - 32)