Có sự thưởng phạt công bằng, kịp thời, khuyến khích những học sinh tích cực, tạo ra

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Có sự thưởng phạt công bằng, kịp thời, khuyến khích những học sinh tích cực, tạo ra

học sinh tích cực, tạo ra sự “cạnh tranh” lành mạnh trong giờ học đọc hiểu văn bản

Người giáo viên có kế hoạch làm việc cụ thể, triển khai, theo dõi, đốc thúc học sinh thực hiện bài tập ở nhà; theo dõi, đốc thúc công việc theo kế hoạch đã phân công cho từng nhóm, là bước chuẩn bị đảm bảo cho giờ học thành công. Nhưng việc điều khiển mọi hoạt động trong giờ học mới là bước thể hiện khả năng tổ chức giờ dạy, năng lực truyền thụ kiến thức, trình độ hiểu biết của người thầy cả về nghiệp vụ sư phạm lẫn nội dung kiến thức cần truyền đạt.

Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, giờ học đọc hiểu văn bản được học sinh nhiệt tình tham gia từ khâu chuẩn bị đến việc tham gia xây dựng bài trên lớp, tích cực phát biểu, nêu câu hỏi, tranh luận,… là nhờ người thầy biết cách khuyến khích, khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học trò với môn học, trong từng tiết học, bài học. Để có được như thế, người giáo viên trong khi điều

khiển giờ dạy đọc hiểu, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc như đã nói ở trên còn phải biết cách tạo ra không khí cạnh tranh lành mạnh trong lớp học. Môi trường sư phạm tạo sự cạnh tranh trong giờ học, đối với môn Ngữ văn, không phải là khuyến khích học sinh bài bác, chỉ trích hay áp đặt cách cảm thụ, cách hiểu của số đông cho nhóm thiểu số; hoặc lấy ý kiến từ sách hướng dẫn giảng dạy, gợi ý của người thầy, v.v… thay cho sự thảo luận, tranh luận để đi đến nhận thức sâu hơn các tầng nghĩa của hình tượng tác phẩm, mà chính là ở sự đánh giá công bằng của người thầy về sự đóng góp của cá nhân học sinh, của từng nhóm cho bài đọc hiểu văn bản. Học trò rất cần được người thầy chú ý, theo dõi về sự tiến bộ của họ trong học tập. Nắm bắt được tâm lý này, người giáo viên cần có biện pháp thưởng phạt công bằng, đánh giá đúng năng lực, đúng nhiệt tình của họ trong từng giờ học. Nếu trong từng giờ học đọc hiểu văn bản, sự nỗ lực của mỗi cá nhân, của từng nhóm không được thầy giáo ghi nhận kịp thời cũng dẫn đến sự xao lãng, lơ là của người học. Vì vậy, người thầy cần có sự đánh giá cụ thể những đóng góp của từng cá nhân và của từng nhóm trên cơ sở phần việc họ đảm nhận, họ đã làm trong giờ đọc hiểu văn bản. Có thể dùng biện pháp biểu dương, khen ngợi và cho điểm. Cách làm này từ trước đến nay nhiều giáo viên vẫn làm, nhưng chỉ nghiêng về khen thưởng còn việc “phạt” những học trò không tham gia vào giờ học đọc hiểu, chẳng hạn không tham gia soạn bài thuyết trình, không chịu phát biểu ngay cả khi giáo viên chỉ định, v.v… thì giáo viên chưa có biện pháp. Nếu giáo viên chú trọng đúng mức việc thưởng phạt trong giờ đọc hiểu văn bản sẽ tạo ra những cú “hích” trực tiếp, hàng ngày để khuyến khích sự vươn lên của từng học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản.

Trở lên trên, chúng tôi đã trình bày 3 nguyên tắc và 3 yêu cầu của hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản trong trường trung học phổ thông.

Có ý kiến cho rằng, dạy đọc hiểu văn bản chỉ cần nắm được đặc thù của bộ môn văn, còn nguyên tắc dạy học đã có 3 nguyên tắc của phương pháp dạy học văn là đủ. Theo chúng tôi, 3 nguyên tắc dạy học văn như: vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể; đảm bảo tính chỉnh thể của tác phẩm; tính thống nhất giữa nội dung và hình thức như các giáo trình về phương pháp dạy văn trong trường phổ thông trước đây trình bày nghiêng về hướng dẫn phân tích tác phẩm. Hướng xây dựng các nguyên tắc này chưa chú ý đến vai trò của chủ thể tiếp nhận là học trò khi tiếp xúc với văn bản.

Do đòi hỏi của thực tế giảng dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi đề ra nguyên tắc và yêu cầu của giờ dạy đọc hiểu văn bản xuất phát từ 2 lý do sau đây:

Thứ nhất, thực tế giờ dạy đọc hiểu văn bản, theo quan điểm dạy học hiện đại và theo lý thuyết mỹ học tiếp nhận là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua văn bản. Trong quan hệ này, thầy đóng vai trò chủ đạo, còn trò đóng vai trò trung tâm. Nhưng trong quan hệ với văn bản, cả hai đều là độc giả. Vì vậy, mối quan hệ này trong giờ đọc hiểu văn bản cần phải được nhận thức rõ hơn gắn với quá trình hoạt động sư phạm.

Thứ hai, do tính chất đặc thù của giờ dạy đọc hiểu văn bản, giao tiếp giữa thầy và trò thông qua văn bản tăng lên rất nhiều. Sự khéo léo của người thầy để dẫn dắt học trò chưa đủ mà cần thiết phải có nguyên tắc để người dạy tuân thủ, vừa đảm bảo vai trò chủ thể của thầy, vừa phát huy tính chủ thể của trò. Nhận thức về đặc thù của quá trình hoạt động sư phạm trong giờ dạy đọc hiểu văn bản như trên, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày nguyên tắc và yêu cầu của ngươi giáo viên trong hoạt động dạy đọc hiểu văn bản để đảm bảo hoạt động của ngưởi thầy không bị lệch hướng hoặc rơi vào tuỳ tiện.

Tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu về hoạt động của người giáo viên trong giờ dạy đọc hiểu văn bản, căn cứ váo tính chất và mục đích hoạt động

của người giáo viên dạy đọc hiểu văn bản, chúng tôi phân loại và miêu tả hoạt động của người giáo viên dạy đọc hiểu văn bản như sau:

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 42)