Người thầy có kế hoạch làm việc cụ thể, theo dõi, kiểm tra công việc đã triển kha

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Người thầy có kế hoạch làm việc cụ thể, theo dõi, kiểm tra công việc đã triển kha

công việc đã triển khai liên quan đến bài đọc hiểu

Trong dạy và học văn, nói đến kế hoạch làm việc, nói đến việc kiểm tra công việc,… một điều tưởng chừng như không phù hợp chút nào với người thích văn chương, học văn chương. Có một câu thành ngữ cửa miệng khi nói về các môn học trong nhà trường phổ thông: “dạy toán học văn (…)” ý chỉ học văn là nhàn nhã, giờ học văn là lúc đi “mây về gió”, “cưỡi ngựa xem hoa”,…Vì vậy, nói đến “bài bản”, kế hoạch trong việc dạy và học văn có vẻ như quá cứng nhắc. Ai cũng biết rằng, thưởng thức văn chương là việc tự nguyện. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ chế thẩm mỹ của việc tiếp nhận nghệ thuật. Thế nhưng, có một thực tế, nếu người học không chịu đọc văn bản, chỉ đọc qua các tài liệu hướng dẫn hoặc bài viết của người khác về văn bản (tài liệu cấp 2) thì không thể có cảm nhận về tác phẩm. Và như vậy, giờ đọc hiểu văn bản chỉ là sự áp đặt “thông báo - đồng loạt” (chữ dùng của GS. TS Trần Bá Hoành). Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các phương tiện giải trí từ trong nhà đến ngoài ngõ, nơi công cộng, nơi quán xá, v.v… đâu đâu cũng có, thu hút các em giành hết thời gian rỗi của họ vào đây. Vậy, làm thế nào để các em có thời gian đọc tác phẩm, làm bài tập theo sự hướng dẫn của thầy. Một kinh nghiệm được nhiều nhà giáo chia sẻ chính là việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy đọc hiểu. Công việc này có thể làm trong từng

học kỳ. Giáo viên chọn những văn bản đọc hiểu khó, cần sự gia công của thầy và trò, đề ra những nội dung công việc các em cần chuẩn bị trước. Sau đó, lên kế hoạch phân công cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân chuẩn bị. Công việc này mới là việc khởi đầu. Điều dẫn đến thành công của ý tưởng đã được triển khai qua việc thực hiện của học trò lại chính là khâu kiểm tra, đôn đốc. Trong thực tế, ở trường phổ thông, từng giao viên phải lên kế hoạch giảng dạy hàng ngày. Thực ra, kế hoạch này chỉ là “thủ tục”, còn việc thực hiện kế hoạch lại do người thầy tự giác thực hiện. Về phía học trò, nếu thầy, cô giáo cho bài tập về nhà không đôn đốc, kiểm tra thì học sinh cũng chỉ ghi lại nội dung công việc rồi để quên, không thực hiện. Với giờ dạy đọc hiểu văn bản, nếu học sinh làm tốt ở việc chuẩn bị, chắc chắn giờ học đó, học sinh sẽ chủ động trong tiếp nhận tri thức bằng việc tham gia phát biểu ý kiến, hoặc nêu câu hỏi, hoặc tham gia tranh luận, v.v… Còn nếu công việc chuẩn bị không được thực hiện thì hiệu quả giờ dạy ngược lại. Trên thực tế, người giáo viên dạy đọc hiểu văn bản, ai cũng biết điều này nhưng ít người gia công cho việc chuẩn bị bài tập của học sinh. Thiết nghĩ, trong điều kiện thông tin liên lạc thuận lợi như hiện nay, nếu người thầy chủ động lên kế hoạch, theo dõi, kiểm tra đôn đốc kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc chuẩn bị của học trò thì chắc chắn, giờ đọc hiểu văn bản là giờ học hứng thú và có hiệu quả. Với vai trò và tác dụng của hoạt động này, chúng tôi coi đây là một hoạt động tương tác không thể không được giáo viên dạy văn sử dụng nếu không muốn kết quả dạy và học đọc hiểu văn bản thiếu sinh khí như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động của giáo viên ngữ văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w