7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Khuyến khích những suy nghĩ, phát hiện riêng, khuyến khích sự tranh luận trên cơ
sự tranh luận trên cơ sở văn bản tác phẩm
“Một thực tế diễn ra trong tình hình dạy và học văn ở nhiều trường phổ thông hiện nay là dạy đúng chương trình, bài vở trong sách giáo khoa, thậm chí phải dạy đúng theo sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Hiện
tượng thực hiện một cách rập khuôn, máy móc nội dung chương trình dạy văn như trên đã làm “khô cứng” chương trình đào tạo. Nó buộc người thầy chỉ soạn giáo án, nghĩ cách truyền thụ trong cái khung chật hẹp của sách giáo khoa. Nhiều giáo viên với cách nghĩ khôn ngoan, chỉ dựa vào sách hướng dẫn giảng dạy là đủ, vừa tránh được những lôi thôi, nhiều khi do thiện chí của người thầy mà ra.
Nghĩ cho yên chuyện là như vậy. Nhưng nếu dạy văn, chỉ dạy theo sách hướng dẫn thì chỉ cần băng ghi âm với âm thanh tốt là đủ. Cần gì phải có sự tiếp xúc giữa người dạy và người học? Và như vậy, việc xem đọc hiểu văn bản là hướng tiếp cận tốt nhất hiện nay trong dạy học văn phỏng có nghĩa lý gì? Điều tưởng như vô lý nhưng vẫn tồn tại trong thực tế dạy văn bản đọc hiểu hiện nay ở nhà trường. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này chính là “đường mòn” trong việc truyền thụ tri thức văn bản tác phẩm văn chương của người dạy. Thực tế, có những bài dạy ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, người thầy soạn giáo án cách đây nhiều năm. Hết thế hệ học sinh này đến hế hệ học sinh khác vẫn bài dạy như thế, trong khi người học - độc giả của văn bản tác phẩm thì mỗi năm một khác. Do vậy, để phù hợp với đặc điểm của tiếp nhận văn bản tác phẩm văn chương từ phía người đọc, một yêu cầu bảo đảm sự “sống còn” của việc dạy và học văn là người dạy phải biết khuyến khích những suy nghĩ, phát hiện riêng của người học. Nhất là trong điều kiện thông tin hiện nay, người thầy không thể “độc quyền” về kiến thức, lại càng không thể bắt buộc người học - với tư cách là chủ thể tiếp nhận văn bản, suy nghĩ giống như mình. Ở đây, dấu ấn riêng của sự cảm thụ văn bản rất quan trọng đối với người đọc hiểu văn bản là học sinh trong giờ học đọc hiểu văn bản.
Nói như trên, nếu không có sự định hướng của người dạy trong việc đọc hiểu văn bản cũng dễ dẫn đến việc “ông nói gà bà nói vịt”. Người học dễ bị sa vào “trận đồ bát quái” giữa các luồng ý kiến khác nhau trong khi
thảo luận bài học. Để tránh được hạn chế này trong giờ dạy đọc hiểu văn bản, rất cần vai trò người định hướng là người thầy. Căn cứ để thảo luận, tranh luận, trong giờ đọc hiểu là văn bản. Sự dắt dẫn của người thầy để học trò tập trung đầu tư thời gian và công sức, trí tuệ và tình cảm phải là những trọng điểm kiến thức mà người thầy đã cân nhắc để cho học sinh tiếp cận, khai thác từ văn bản. Học sinh - người đọc, trên cơ sở cảm thụ văn bản đưa ra nhận xét của mình. Người thầy là người điều chỉnh, định hướng sự cảm thụ của học sinh theo đúng thực chất nội dung tác phẩm. Ở điểm này, ý kiến của các tác giả trong cuốn Phương pháp dạy học ngữ văn trung học phổ thông - những vấn đề cập nhật rất đáng lưu ý: “Cách đọc trong nhà trường vừa là tiền đề đọc hiểu của học sinh vừa là kết quả đọc hiểu của người giáo viên văn học” [27, 69].