Các đặc trưng xĩi lở, bồi lắng và biến dạng vạch bờ

Một phần của tài liệu DỰ án KHAI THÁC mỏ cát SAN lấp tại BIỂN cần GIỜ THUỘC xã LONG hòa, HUYỆN cần GIỜ, TP hồ CHÍ MINH (CÔNG SUẤT 450 000 m3 vật LIỆU năm) (Trang 35 - 39)

- Sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng

Sự dịch chuyển của đáy luồng dọc sơng Đồng Tranh, sơng Chà Và và sơng Dinh theo phương thẳng đứng xảy ra khơng lớn. Sự dịch chuyển đáy luồng theo phương thẳng đứng thay đổi từ 0,65m/năm đến 1,7m/năm và mang tính chất bù trừ do sự dịch chuyển của vật liệu tại chỗ. Tính bù trừ tự nhiên này đã tạo nên sự ổn định tương đối của luồng lạch. Sự xĩi bờ xảy ra xen kẽ theo thời gian một cách chậm chạp, ảnh hưởng khơng lớn đến địa hình.

- Sự dịch chuyển theo phương nằm ngang

Khác với sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng, sự dịch chuyển theo phương nằm ngang do sĩng và dịng chảy ven bờ (theo nghiên cứu dịng chảy khu vực vịnh Gành Rái, sơng Thị Vải - Gị Găng và ven biển Cần Giờ) là tương đối lớn từ 50-250m/năm, cĩ nơi lên tới 500m/năm do sự di chuyển của các cồn cát di động theo mùa. Sự phát triển của các cồn cát này làm ảnh hưởng đến việc đi lại của các phương tiện thủy cĩ tải trọng lớn khi ra vào các cảng nước sâu trong khu vực. Tuy nhiên, quy mơ dịch chuyển ngang vài trăm mét/năm trên đây so với kích thước hàng chục km của bãi triều cĩ thể được coi là những biến dạng nhỏ.

- Các hệ số sa bồi và dự phịng sa bồi

Tại khu vực cửa sơng Đồng Tranh, sơng Dinh và sơng Chà Và là khu vực xảy ra bồi lấp hoặc di chuyển dưới tác động của các cồn cát di động theo mùa. Các kết quả tính tốn cho thấy ở độ sâu tự nhiên 6m nếu nạo vét sâu 1m thì sau 1 năm sẽ bồi lấp trở lại là 0,58m. Nếu nạo sâu 2m thì sau 1 năm sẽ bồi lấp trở lại là 1,16m. Bãi thủy triều tại khu vực thăm dị là một bãi bồi lớn thuộc cửa sơng Đồng Tranh, cĩ cùng quy luật bồi lấp như trên.

Bảng 8. Hệ số sa bồi trung bình năm và dự phịng sa bồi khu vực cửa sơng Chà Và, sơng Đồng Tranh và cửa sơng Dinh

Chiều sâu tự nhiên khu nạo vét,

Hệ số sa bồi P

Dự phịng sa bồi với các chiều dày lớp đào khác nhau Z4 (m)

1 2 3 4

Chu kỳ nạo vét 1 năm

5,0 0,34 0,5 1,01 1,51 2,02 6,0 0,31 0,44 0,88 1,32 1,77 7,0 0,28 0,40 0,79 1,19 1,58 8,0 0,27 0,36 0,72 1,08 1,44 9,0 0,25 0,33 0,67 1,00 1,33 10,0 0,24 0,31 0,62 0,93 1,24

Chu kỳ nạo vét 2 năm

5,0 0,34 Chu kỳ nhỏ hơn 2 năm

6,0 0,31 1,08 2,15 3,23 4,31

7,0 0,28 0,95 1,90 2,84 3,79

8,0 0,27 0,85 1,70 2,56 3,41

9,0 0,25 0,78 1,56 2,33 3,11

10,0 0,24 0,72 1,44 2,16 2,87

[ Nguồn: Báo cáo kết quả thăm dị mỏ cát san lấp trên biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hồ, huyện Cần Giờ, tp. Hồ Chí Minh]

Như vậy, với hệ số sa bồi qua các tài liệu đã nghiên cứu trong khu vực thì quá trình khai thác hàng năm sẽ cĩ một lượng cát xung quanh bổ sung làm tăng trữ lượng địa chất của mỏ.

Như vậy, với hệ số sa bồi qua các tài liệu đã nghiên cứu trong khu vực thì quá trình khai thác hàng năm sẽ cĩ một lượng cát xung quanh bổ sung làm tăng trữ lượng địa chất của mỏ.

Như vậy, nguyên nhân gây bồi lấp và xĩi lở khu vực dự án là do yếu tố sĩng và thủy triều gây nên để phục vụ cho việc khai thác.

Quy mơ khai thác của dự án là 450.000 m3/năm, trữ lượng khai thác là 4.278.000 m3. Tuy nhiên, theo sự phân tích phần trên sự dịch chuyển phù sa và hệ số sa bồi ở khu vực dự án mang tính chất bù trừ tự nhiên, đảm bảo sự ổn định tương đối của luồng cát và đảm bảo cho quá trình và tiến độ khai thác của dự án

2.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ

Khu thăm dị cĩ cấu trúc địa chất tương đối đơn giản. Tồn bộ diện tích thăm dị nằm trong diện phân bố các trầm tích biển mQ23. Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ như sau:

(1) Địa tầng

1. Holocen hạ - trung – Trầm tích biển (mQ21-2)

Thành tạo này bị các trầm tích mQ23 phủ trực tiếp trên bề mặt. Thành phần chủ yếu là bột, sét. Mức độ gắn kết yếu. Chiều dày thay đổi từ 1,5÷11m. Chúng khơng cĩ khả năng sử dụng làm vật liệu san lấp. Kết quả khảo sát các khu vực lân cận cho thấy thành của chúng như sau:

Sỏi sạn (>2mm): 0,8%; cát (2-0,05mm): 28,9%, bột (0,05-0,005mm): 17,4%; sét (<0,005mm): 52,9%.

Trong diện tích thăm dị, chúng thường phân bố ở độ sâu trên 10m, ít bị ảnh hưởng của hoạt động xâm thực, bồi tụ của các dịng biển hiện tại.

2. Holocen thượng – Trầm tích biển (mQ23)

Trầm tích này phân bố rộng khắp diện tích thăm dị, tạo thành các bãi ngầm, doi cát, bãi cát khá rộng. Thành phần độ hạt, cấp hạt, thành phần hĩa học cũng như đặc điểm cơ lý của thân cát khá ổn định. Thành phần trầm tích của đơn vị địa tầng này như sau:

- Phần trên là lớp cát cĩ thành phần chủ yếu là cát hạt vừa đến nhỏ, lẫn cát hạt thơ và bột sét, vảy mica, màu xám đến xám nhạt. Chiều dày thay đổi từ 3,0÷7,0m, trung bình 4,6 m.

- Phần dưới là lớp bùn sét, bùn xen cát và chuyển xuống dưới là sét trạng thái dẻo thuộc trầm tích biển mQ21-2.

(2) Đặc điểm cấu tạo thân khống

Thân khống cát san lấp trải rộng khắp diện tích thăm dị, thuộc phần trên của trầm tích biển Holocen thượng phân bố trên bãi ngầm ven biển. Nhìn chung, thân cát phân bố khá ổn định.

Theo kết quả thăm dị và phân tích mẫu, thân khống gồm hai phần:

Phần trên là lớp cát. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến mịn, lẫn bột sét, vảy mica, màu xám đến xám nhạt. Chiều dày thay đổi từ 3,0-7,0m, trung bình 4,6 m.

Phần dưới thân khống là lớp bùn sét, bùn xen cát và chuyển xuống dưới là sét màu xám xanh.

Tĩm lại, cát phân bố khá ổn định, tập trung, khơng cĩ lớp phủ và bở rời rất phù hợp với quy trình khai thác bằng xáng cạp hay tàu hút

(3) Đặc điểm hệ sinh vật đáy biển khu vực dự án

(http://www.mabvietnam.net/Vn/MERD1-vn.htm)

Quá trình khai thác cát ảnh hưởng lớn đến sự cư trú của sinh vật đáy biển.

Đặc điểm quần xã ven bờ biển Cần Giờ:

Quần xã ven bờ biển Cần Giờ cĩ rừng ngập mặn với cây đước chiếm ưu thế. Vùng này cĩ sự biến động về độ mặn và nhiệt độ khá lớn, nhất là vùng gấn cửa sơng Đồng Tranh,… Sinh vật sống vùng cửa sơng là những lồi cĩ khả năng chống chịu giỏi và biên độ thích ứng rộng. Sinh vật vùng ven bờ cĩ chu kỳ hoạt động ngày đêm, thích ứng với hoạt động của nước triều và cĩ khả năng chịu đựng được trong điều kiện thiếu nước khi nước triều rút. Sinh vật vùng triều là sinh vật cĩ đời sống cố định (bám chặt xuống đáy nước) hoặc bơi giỏi để khắc phục sơng nước. Độ đa dạng của quần xã ven bờ cao hơn hẳn quần xã vùng khơi. Ở ven bờ cịn cĩ sự phân bố theo tầng của tảo đơn bào và tảo đa bào.

Đặc điểm quần xã vùng khơi khu vực dự án:

Vùng khơi bắt đầu từ sườn dốc lục địa, ở đây chỉ cĩ tầng nước trên được chiếu sáng. Thực vật giới gồm các thực vật nổi cĩ số lượng ít hơn vùng ven bờ, chúng thực hiện chu kỳ di cư hàng ngày theo chiều thẳng đứng xuống tầng nước sâu. Động vật nổi sử dụng thực vật nổi làm thức ăn nên số lượng khơng nhiều. Càng xuống sâu, số lồi động vật càng giảm: tơm cua chỉ cĩ đến độ sâu 8.000m, cá: 6.000m, mực: 9.000m… Ở độ sâu 10.000m, chỉ cịn một vài lồi đặc trưng. Động vật tự bơi cĩ thể di chuyển ở các độ sâu nhất định, chúng ăn sinh vật nổi, động vật đáy và vật chết ở đáy sâu.

Hệ sinh vật đáy tại khu vực dự án là dạng hệ sinh thái của quần thể cỏ biển. Cỏ biển ở Cần Giờ cĩ tác dụng chắn sĩng và làm sạch nước biển. Đây cũng là nơi cư trú ưa thích của 140 lồi rong biển, 3 lồi giun nhiều tơ, 29 lồi nhuyễn thể, 9 lồi giáp xác.

Những khảo sát bước đầu đã xác định 118 lồi động vật đáy loại lớn (macrobenthos); 32 lồi giun nhiều tơ thuộc 18 họ; 17 lồi thân mềm thuộc 7 họ; về giáp xác, cĩ hai đại diện là Macrura (28 lồi thuộc 7 họ) và Brachyura (25 lồi thuộc 4 họ) (Anon, 1998; Hong, 1996; Mien và cs, 1992).

Phù du sinh vật: theo phân tích 52 mẫu nước lấy ở các điểm khác nhau theo hướng Bắc Nam và Đơng Tây ở Cần Giờ, Việt (1993) đã phát hiện 63 lồi thực vật phù du và 22 lồi động vật phù du.

Quá trình khai thác cát tại khu vực dự án ảnh hưởng đến nơi cư trú của hệ sinh vật đáy biển. Do vậy, trong quá trình khai thác phải cĩ những biện pháp khai thác hợp lý, trình tự khai thác phù hợp để giảm thiểu tác động này.

2.1.3 Điều kiện về địa chất thủy văn – địa chất cơng trình

Một phần của tài liệu DỰ án KHAI THÁC mỏ cát SAN lấp tại BIỂN cần GIỜ THUỘC xã LONG hòa, HUYỆN cần GIỜ, TP hồ CHÍ MINH (CÔNG SUẤT 450 000 m3 vật LIỆU năm) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w