KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 106)

6. Tổ chức chuyên đề, các tọa đàm, hội thảo đến phụ huynh HS lớp cuối bậc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận:

1.Kết luận:

Hoạt động GDHN cho HS THCS ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trong thành phố Hồ Chí Minh nói chung được xem là một trong các mặt giáo dục HS toàn diện. Thực hiện hoạt động GDHN ở trường THCS là nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc định hướng nghề cho HS từ bậc học THCS; góp phần chuẩn bị cho HS những kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn để lựa chọn con đường học lên THPT, TCCN hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; điều này giúp cho việc phân luồng HS sau THCS một cách hợp lí hơn.

Mục tiêu của hoạt động GDHN trong trường THCS là nhằm hướng dẫn để HS nắm chắc những nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học, có hứng thú với nghề, có năng lực làm nghề mà bản thân yêu thích, biết được hướng phát triển của nghề để quyết định sự lựa chọn; giúp HS lý giải được những câu hỏi khi chọn nghề; định hướng để HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân; ngoài ra còn giúp cho HS thấy rằng sự phù hợp nghề có thể tạo ra nếu con người biết nổ lực rèn luyện để đạt tới sự phù hợp nghề, góp phần vào việc tạo ra động cơ phấn đấu học tập của HS.

Trong giai đoạn hiện nay để thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng hướng dẫn HS THCS chọn nghề, chọn trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và năng lực cá nhân thì cần phải tăng cường quản lý hoạt động GDHN cho HS THCS ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh bằng một số giải pháp sau:

1.1.Nâng cao nhận thức của CBQL và GV, của các tổ chức, cá nhân về việc phải tăng cường GDHN cho HS ở trường THCS.

1.2.Tăng cường quản lý việc thực hiện hiệu quả các hình thức GDHN và TVHN cho HS ở các trường THCS trong quận.

1.3.Quản lý việc lồng ghép GDHN vào các môn văn hóa ở trường THCS. 1.4.Quản lý nâng cao chất lượng DNPT ở trường THCS.

1.5.Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng ở trường THCS.

1.6.Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDHN và TVHN ở trường THCS.

1.7.Liên kết với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương để GDHN góp phần phân luồng HS sau THCS.

2.Kiến nghị:

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động GDHN cho HS THCS ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị đến các tổ chức, các cơ sở giáo dục tham gia vào hoạt động GDHN hoặc có liên quan đến hoạt động GDHN như sau:

2.1.Đối với Bộ GD&ĐT:

Thực hiện mục tiêu của giáo dục phải đào tạo được những con người Việt nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, trong đổi mới chương trình phổ thông, Bộ GD&ĐT cần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng sao cho giáo dục phổ thông phải gằn liền với GDNN. Hệ thống GDNN phải được tái cấu trúc đảm bảo phân luồng HS sau THCS và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để HS tốt nghiệp THCS vào học và có thể tiếp tục học khi có điều kiện.

Chương trình GDHN lớp 9 với 9 chủ đề do Bộ GD&ĐT biên soạn được đưa vào kế họach dạy học theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành ngày

05/6/2006 đến nay nội dung những kiến thức về hệ thống nghề nghiệp, thị trường lao động, làm quen với một số nghề cụ thể đã không được cập nhật phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay, dó đó Bộ GD&ĐT cần có những đổi mới về nội dung trong chương trình GDHN gắn liền với thực tiễn hiện nay.

Thực hiện lồng ghép GDHN vào các môn học có nghĩa là thực hiện GDHN thông qua các môn học nhằm khai thác mối liên hệ giữa kiến thức khoa học với các ngành nghề, gắn nội dung của bài học với cuộc sống lao động sản xuất; là hình thức GDHN giúp HS tiếp cận với những định hướng nghề nghiệp, kích thích HS có hứng thú say mê học tập. HN qua các môn học góp phần nâng cao chất lượng học tập, lôi cuốn HS tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và dự kiến cho bản thân nghề nghiệp trong tương lai, tiến đến việc giảm số môn học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục HS toàn diện. Do đó Bộ GD&ĐT cần có những đổi mới chương trình kế hoạch dạy học theo hướng lồng ghép nội dung GDHN vào tất cả các môn học, có như vậy thì hoạt động GDHN mới có sự phát triển và đạt được mục tiêu định hướng nghề cho HS THCS.

2.2.Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh:

Cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể về biện pháp, giao các chỉ tiêu để phòng Giáo dục và Đào Quận Huyện có định hướng trong việc triển khai các trường THCS thực hiện nghiêm túc, đúng hướng hoạt động GDHN cho HS.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền HN cho HS thông qua những ngày hội “Thanh niên với nghề nghiệp”, ngày hội “Phát triển giáo dục thành phố” một cách thường xuyên, liên tục.

Chỉ đạo các trường TCCN, hỗ trợ các trường TCCN thực hiện hiện đại hóa trường học để thu hút ngày càng nhiều HS phổ thông trong đó có HS THCS vào học Giáo dục chuyên nghiệp.

Cần chú trọng công tác phân luồng HS sau THCS bằng cách chỉ đạo phối hợp các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động GDHN để xây dựng đề án phân luồng, với các biện pháp thực hiện phân luồng tạo ra nhiều hướng đi cho HS sau THCS được học, được tham gia lao động sản xuất, có cơ hội học tập suốt đời, góp phần vào việc xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp kinh tế xã hội của địa phương.

2.4.Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12:

Một số giải pháp quản lý hoạt động GDHN mà chúng tôi đề xuất là những biện pháp quản lý có cơ sở khoa học để hoạt động GDHN ở trường THCS đạt mục tiêu, cần có sự quan tâm của các nhà QLGD vận dụng vào việc lập kế hoạch cho hoạt động GDHN hàng năm, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quản lý hoạt động GDHN và phân luồng HS sau THCS trong quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Phối hợp với Trung tâm KTTH-HN quận 12 thực hiện tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV tham gia vào công tác HN ở trường THCS các chuyên đề, hội thảo đổi mới hoạt động GDHN, TVHN, phân luồng HS sau THCS, các chuyên đề tập huấn về chuyên môn và nghiệp vụ trong đổi mới phương pháp dạy GDHN, lồng ghép GDHN vào môn học để giúp GV tự tin có đủ năng lực tổ chức giáo dục các chương trình hoạt động hướng nghề, hướng học cho HS.

Thường xuyên chỉ đạo và tăng cường kiểm tra các trường THCS thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDHN sao cho hoạt động GDHN đi đúng hướng và đạt được mục tiêu là giáo dục cho HS định hướng nghề, định hướng học phù hợp.

Trong các hình thức GDHN cho HS ở trường THCS cần chú trọng chỉ đạo các trường THCS thực hiện đúng nhiệm vụ của hoạt động DNPT và tham quan HN ngoại khóa là giúp HS tìm hiểu nghề, làm quen với lao động nghề nghiệp, định hướng học, điểu chỉnh động cơ học tập phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân và phù hợp yêu cầu của xã hội.

Xem hoạt động GDHN là một trong những mặt hoạt động để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của các trường THCS trong quận. Tổ chức

các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, thi cử nghiêm túc để có cơ sở đánh giá đúng việc hoàn thành nhiệm vụ GDHN cho HS ở các trường THCS.

2.5.Đối với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh:

Với chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HN cần phối hợp chặc chẽ với Phòng GD&ĐT quận 12, xây dựng mô hình một hệ thống gọi tên là “Hệ thống GDHN cho HS các trường phổ thông ở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”( xem phần phụ lục). Mục tiêu của hệ thống là giúp cho HS THCS ngoài việc hoàn thiện học vấn cơ sở, còn phải có những hiểu biết về kỹ thuật và HN. Ngoài ra mục tiêu của hệ thống còn góp phần giải quyết vấn đề về sự cần thiết phải phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện chính sách xã hội, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xác lập cấu trúc bên trong của hệ thống là sự sắp xếp các bộ phận (các phần tử) và xác định mối liên hệ theo một dấu hiệu nào đó. Cấu trúc của hệ thống là một hệ thống ghép hỗn hợp nhiều cách ghép được trình bày trong sơ đồ cấu trúc, đồng thời cần phải xác lập các giải pháp của từng bộ phận để điều khiển (quản lý) hệ thống đó theo đúng quỹ đạo và đạt được mục đích [17]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng năm căn cứ vào mục tiêu của ngành giáo dục quận nhà mà xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN, chỉ đạo và hướng dẫn các trường THCS thực hiện một số giải pháp, biện pháp phù hợp để đưa hoạt động GDHN cho HS ở các trường THCS đạt mục tiêu của kế hoạch, góp phần thực hiện đúng mục đich giáo dục HS toàn diện theo nội dung của giáo dục HS THCS.

Phối hợp với Phòng GD&ĐT quận 12 để tham gia tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS về chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức giờ dạy GDHN, đổi mới phương pháp dạy GDHN, phương pháp lồng ghép GDHN vào môn học, tư vấn hướng nghê, hướng học cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 106)