Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THC Sở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 64)

thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDHN cho HS THCS ở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu:

Mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS ngoài việc củng cố, phát triển, hoàn thiện học vấn ở trình độ cơ sở , thì cần phải có những kiến thức hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và HN để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Các giải pháp đề xuất quản lý hoạt động GDHN phải đảm bảo tính mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS đó là góp phần giáo dục HS toàn diện, đồng thời thực hiện các nội dung được nêu trong chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23/07/2003 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường GDHN cho HS phổ thông.

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:

Hoạt động GDHN trong trường phổ thông là nhằm hướng dẫn HS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông bắt đầu từ bậc học THCS phải biết chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và năng lực của cá nhân. Các giải pháp quản lý hoạt động GDHN phải đáp ứng được nhu cầu của HS và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương là hướng dẫn được cho HS có định hướng nghề, định hướng học, tìm hiểu một số nghề trong xã hội, tại địa phương, biết được những yêu cầu của nghề, biết được hướng phát triển của nghề để quyết định sự lựa chọn, nắm chắc những nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học, thấy được sự phù hợp nghề có thể tạo ra nếu biết nổ lực rèn luyện thì có thể đạt tới sự phù hợp nghề, góp phần vào việc tạo ra động cơ phấn đấu học tập

của HS. Thực hiện hoạt động GDHN là góp phần chuẩn bị cho HS kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn để lựa chọn con đường tiếp tục học lên THPT, đại học, cao đẳng, THCN hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; điều này giúp cho việc phân luồng HS sau THCS một cách hợp lí hơn.

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:

Các giải pháp quản lý hoạt động GDHN phải đảm bảo được tính hiệu quả, nghĩa là làm cho hoạt động GDHN ở các trường THCS phải có những chuyễn biến rõ ràng về chất lượng GDHN cho HS, làm cho hoạt động GDHN thật sự trở thành một hoạt động giáo dục không thể thiếu bên cạnh những hoạt động giáo dục về đạo đức, văn hóa, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản gắn với thực tiễn cho HS THCS.

3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:

Các giải pháp để xuất phải đảm bảo tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với đặc điểm tình hình và nguồn lực hiện có của các trường THCS ở Quận 12, phù hợp với yêu cầu thực hiện hoạt động HN cho cán bộ, GV, gia đình HS, HS và xã hội.

3.2.Một số giải pháp quản lý hoạt động Giáo dục HN cho HS THCS ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn chúng tôi đề xuất một số giải pháp, biện pháp cần tập trung thực hiện để quản lý hoạt động GDHN cho HS ở trường THCS trong quận 12 thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả như sau:

3.2.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV, của các tổ chức, cá nhân về việc phải tăng cường giáo dục HN cho HS ở trường THCS.

3.2.1.1.Mục tiêu của giải pháp:

Trước yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực, vai trò của công tác HN nói chung và GDHN cho HS phổ thông đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước, vì

vậy công tác GDHN cho HS phổ thông cần được các cấp từ Nhà nước, đến Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo những định hướng GDHN cho HS phổ thông ở nước ta trong những năm học tới.

Trên cơ sở quán triệt nội dung chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường GDHN cho HS phổ thông, mỗi nhà trường THCS cần triển khai thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả những quy định về công tác GDHN và góp phần phân luồng HS cuối cấp hợp lý. Mục tiêu của giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV, lực lượng làm công tác GDHN về vị trí, vai trò, sự cần thiết của GDHN là phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, hướng dẫn HS ngay từ trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ bậc học THCS đã biết chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phù hợp năng lực cá nhân; góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động phân luồng HS sau THCS.

3.2.1.2.Nội dung của giải pháp:

Xây dựng cơ cấu tổ chức và phối hợp các lực lượng làm công tác GDHN để lập kế hoạch tổ chức hoạt động GDHN cho HS ở trường THCS.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng làm công tác HN, phân luồng HS sau THCS.

3.2.1.3.Cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng phải chủ động trong việc huy động và phân công các lực lượng tham gia công tác GDHN, xây dựng cơ cấu tổ chức và ra quyết định thành lập Ban “Giáo dục HN” của nhà trường THCS bao gồm CBQL nhà trường, GV dạy HN, GV dạy nghề, GV làm công tác tư vấn GDHN, GV làm công tác chủ nhiệm lớp. Phối hợp với các lực lượng khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, các trường TCCN, trường dạy nghề, trường THPT, Trung tâm GDTX, chính quyền địa phương để xây dựng kế hoạch họat động GDHN cho HS THCS trong nhà trường.

Trong cơ cấu tổ chức của Ban GDHN ở trường THCS cần hình thành các bộ phận và phân công người có trách nhiệm về công tác HN, thu thập thông tin, xử lý

thông tin, kịp thời cung cấp các thông tin, giúp HS có định hướng trong việc chọn nghề, chọn trường để chủ động chọn được hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. Nhà trường cần đầu tư cung cấp các trang thiết bị, cập nhật thông tin dữ liệu, tài liệu cho hoạt động truyền thông về GDHN và phân luồng HS như tài liệu, hình ảnh, địa chỉ trang Web, hệ thống trường lớp giáo dục phổ thông và GDNN, thông tin tìm hiểu về một số nghề tại địa phương và thế giới nghề nghiệp trong xã hội.

Tiếp tục nghiên cứu rút kinh nghiệm việc đổi mới chương trình phổ thông; đánh giá nghiêm túc thực chất về hiệu quả đạt được của hoạt động GDHN trong nhà trường THCS ở những năm học trước, bắt đầu từ nhận thức của các cấp QLGD đến việc tổ chức thực hiện tại các trường THCS theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT. TTKTTH-HN tham mưu với các cấp QLGD từ Phòng GD&ĐT để xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn các trường THCS thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN ở trường THCS trong đó chú trọng nâng cao nhận thức đội ngũ về hoạt động GDHN ở trường THCS tại địa phương.

Ban chỉ đạo GDHN của ngành phối hợp với phòng GD&ĐT tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn đổi mới hoạt động GDHN; các chuyên đề tăng cường hoạt động GDHN; chuyên đề về phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS; chuyên đề đổi mới GDHN qua việc dạy lồng ghép vào các môn Lý, Hóa, Sinh. Trong các hội nghị, hội thảo, chuyên đề thì công tác chỉ đạo cần tập trung vào việc làm thay đổi nhận thức và quán triệt đội ngũ CBQL và GV về GDHN là một trong những nhiệm vụ giáo dục HS, hướng dẫn nhà trường THCS các con đường thực hiện hoạt động GDHN một cách có hiệu quả.

Ở trường THCS cần thực hiện đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về GDHN ở các trường, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác GDHN để nhanh chóng xã hội hóa công tác GDHN cho HS phổ thông. Việc đầu tư ngân sách cho hoạt động GDHN hiện nay không nhiều, vì vậy việc vận động các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, các cá nhân cùng tham gia vào công tác GDHN cho HS phổ thông là một giải pháp quan trọng trong những năm tới.

Phòng GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận trong công tác phân luồng HS sau THCS bằng việc phối hợp các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương để tạo ra nhiều hướng phân luồng HS, nhất là hướng HS vào hệ thống các trường THCN, dạy nghề ở các địa phương. Tham mưu địa phương chú trọng phát triển loại hình trường TCCN để tạo nguồn lao động phổ thông, phát triển hệ thống đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng và đại học để tạo ra nhiều hướng đi học tiếp cho HS sau bậc học THCS.

3.2.2.Tăng cường quản lý việc thực hiện hiệu quả các hình thức Giáo dục HN và Tư vấn HN cho HS ở các trường THCS trong quận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân luồng HS vào GD nghề và hệ thống đào tạo liên thông Phân luồng HS vào GD nghề và hệ thống đào tạo liên thông Xã hội hóa huy động toàn xã hội tham gia GDHN Xã hội hóa huy động toàn xã hội tham gia GDHN Tập huấn bồi dưỡng đội ngũ về đổi mới hoạt động GDHN Tập huấn bồi dưỡng đội ngũ về đổi mới hoạt động GDHN Lập văn bản, kế hoạch hướng dẫn về GDHN Lập văn bản, kế hoạch hướng dẫn về GDHN

Đầu tư con người, thiết bị thu thập thông tin chọn nghề, chọn trường

Đầu tư con người, thiết bị thu thập thông tin chọn nghề, chọn trường Cơ cấu, thành lập Ban GDHN ở trường THCS Cơ cấu, thành lập Ban GDHN ở trường THCS Nâng cao nhận thức CBQL-GV về GDHN Nâng cao nhận thức CBQL-GV về GDHN

Hình 13.Các biện pháp để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động GDHN

3.2.2.1.Mục tiêu của giải pháp:

Hoạt động GDHN ở các trường THCS muốn đạt được hiệu quả cao thì phải có các biện pháp để quản lý việc thực hiện các hình thức của hoạt động GDHN một cách đầy đủ, đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN trong trường THCS.

3.2.2.2.Nội dung của giải pháp:

Hướng dẫn các trường THCS thực hiện đầy đủ các hình thức GDHN như qua sinh hoạt các chủ đề GDHN theo chương trình ban hành của quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có bổ sung những đặc thù của địa phương; GDHN qua các môn học văn hóa; GDHN qua học nghề phổ thông; GDHN qua tham quan HN, GDHN qua học tập ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Quản lý việc thực hiện các hình thức GDHN ở trường THCS theo kế hoạch hoạt động GDHN đã được hướng dẫn và quy định. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá công tác GDHN ở trường THCS. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức các hoạt động GDHN, đồng thời triển khai có hiệu quả hoạt động TVHN cho HS cuối cấp THCS.

3.2.2.3.Cách thức thực hiện:

Mỗi năm Ban chỉ đạo GDHN của ngành giáo dục lập một kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề, hội thảo khoa học nhằm hướng dẫn cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS nắm được cách thức tổ chức các hoạt động GDHN như chuyên đề GDHN được lồng ghép vào các bộ môn văn hóa, trước hết là hướng dẫn GV lồng ghép ở 3 môn học Lý, Hóa, Sinh theo tài liệu hướng dẫn của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực thuộc Bộ GD&ĐT triển khai từ 23-25/06/2010 [19]; chuyên đề thao giảng về việc tổ chức dạy các giờ sinh hoạt HN; chuyên đề giới thiệu một số phương pháp dạy học có thể vận dụng trong tổ chức giờ dạy của các chủ đề GDHN theo chương trình quy định về GDHN; chuyên đề thao giảng về việc phân luồng HS sau THCS [20].

Hiệu trưởng triển khai thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong tổ chức dạy GDHN thông qua các chủ đề GDHN theo chương trình quy định, theo hướng thiết thực, có cập nhật bổ sung những nội dung phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Hiệu trưởng các trường THCS phối hợp với TTKTTH-HN, các tổ chức doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tại địa phương để thiết kế nội dung gắn liền với thực tiễn vào trong các chủ đề GDHN; biên soạn tài liệu có các nội dung gắn với thực tiễn vào hoạt động GDHN; tăng cường đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động GDHN để làm cho các giờ GDHN thật sự có hiệu quả cao và tạo hứng thú học tập HN cho HS.

Chỉ đạo các trường THCS và Trung tâm KTTHHN chuẩn bị đầy đủ GV có chuyên môn, có kế hoạch từng bước mua sắm bổ sung trang thiết bị, xây dựng phòng xưởng để mở rộng các chương trình dạy nghề gắn với với nhu cầu xã hội, gắn với các nghề truyền thống của địa phương để giúp HS tìm hiểu nghề, hiểu được yêu cầu của nghề, từ đó có động cơ học tập đúng đắn những môn học có liên quan đến việc chọn nghề, đồng thời đáp ứng được yêu cầu tự chọn nghề học của HS.

Tổ chức nghiêm túc các hoạt động tham quan học tập HN ngoại khóa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở giáo dục nghề ở địa phương. Cuối buổi tham quan HN GV tổ chức cho HS viết bài thu hoạch để làm cơ sở nhận xét và đánh giá ý thức của HS qua việc rèn luyện kiến thức kỹ năng và thái độ về định hướng nghề nghiêp.

Đẩy mạnh công tác TVHN cho HS THCS, xem đây là một nhiệm vụ trong công tác GDHN để góp phần phân luồng chuẩn bị cho HS lớp 9 lựa chọn con đường học tiếp lên THPT, TCCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương; phấn đấu đến năm 2015 tiến tới tỉ lệ 70% HS THCS vào THPT, 30% HS THCS vào học các trường nghề và trường TCCN. Hướng dẫn GV các trường THCS thực hiện các loại trắc nghiệm TVNN cho HS THCS về năng lực bản thân, sở thích nghề nghiệp, yêu cầu của nghề nghiệp để HS có những hiểu biết có cơ sở khoa học cho việc chọn

nghề phù hợp nhu cầu bản thân và nhu cầu của xã hội ( xem phần phụ lục một số trắc nghiệm hứng thú chọn nghề).

Tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý chặc chẽ việc triển khai các hình thức GDHN ở mỗi trường THCS, quản lý Hiệu trưởng các trường THCS trong việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động GDHN phù hợp với điều kiện của trường; có phân công cán bộ GV phụ trách các hoạt động GDHN, chiết tính giờ dạy hoạt động GDHN như các giờ dạy của môn học khác; Ban chỉ đạo GDHN của ngành giáo dục lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc lập kế hoạch GDHN của Hiệu trưởng, kế hoạch của GV được phân công các nhiệm vụ có liên quan đến các hoạt động GDHN; quản lý việc thực hiện lồng ghép GDHN của GV trong tiết dạy của các môn văn hóa qua dự giờ thăm lớp của CBQL, của tổ chuyên môn; quản lý việc thực hiện chương trình môn công nghệ theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng; quản lý việc thực hiện chương trình GDHN quy định 9 tiết/ năm [5]; quản lý việc DNPT theo quy định [5]; quản lý việc GDHN qua các hoạt động ngoại khóa có thực chất và có hiệu quả, tránh thực hiện hình thức.

Tham quan, hội thảo HN, kiểm tra đánh giá hướng nghề của HS. Mở rộng dạy nghề PT gắn tìm hiểu nghề chọn nghề Đẩy mạnh tư vấn HN phân luồng hướng nghề, hướng học Chuyên đề, thao giảng GDHN lồng ghép, tổ chức dạy GDHN, phân luồng HS. Tổ chức 9 chủ đề GDHN có hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho HS Lãnh đạo và quản lý 4 hình thức GDHN cho học sinh THCS

Hình 14.Hiệu trưởng lãnh đạo và quản lý 4 hoạt động chính trong GDHN cho học sinh THCS.

3.2.3.Quản lý việc lồng ghép (tích hợp) Giáo dục HN vào các môn văn hóa ở trường THCS.

3.2.3.1.Mục tiêu của giải pháp:

Khái niệm tích hợp: Tích hợp trong giáo dục phổ thông được hiểu là hội nhập mục tiêu và nội dung, hoặc một phần mục tiêu và nội dung của hai hay nhiều môn học thành một môn học nhằm đạt được kết quả giáo dục cao hơn.

Mỗi một môn học có một vị trí nhất định, quan trọng và có đặc thù riêng trong việc thực hiện mục tiêu chung của cấp học, góp phần hình thành nhân cách HS. Hiện nay do thời lượng quy định dành cho GDHN giảm nên việc áp dụng hình thức lồng ghép GDHN vào các môn văn hóa lại càng cần thiết và thích hợp.

Khi xây dựng nội dung chương trình các môn học, tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp, cần quán triệt tinh thần GDHN ở các mức độ khác nhau tùy theo môn

học cụ thể. Nói chung môn học nào cũng tham gia được vào thực hiện GDHN nếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 64)