Theo nhóm phỏngvấn Điềutra,Điều tra,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Điều tra, phỏng vấn Trực quan Trực quan Vấn đáp (đàm thoại) Vấn đáp (đàm thoại) Thuyết trình Thuyết trình Một số phương pháp dùng để dạy học tích hợp Một số phương pháp dùng để dạy học tích hợp

Hình 15.Một số phương pháp thường được dùng để dạy học tích hợp trong GDHN

3.2.4.Quản lý nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông ở trường THCS:

3.2.4.1.Mục tiêu của giải pháp:

Công tác dạy nghề trong trường THCS phải được xem là một hình thức để thực hiện GDHN định hướng nghề nghiệp, là con đường để giúp HS tiếp cận trong tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp.

Triển khai thực hiện GDHN thông qua việc rèn luyện kỹ năng kiến thức về kỹ thuật và HN thông qua việc DNPT.

3.2.4.2.Nội dung của giải pháp:

Thực hiện văn bản 1993/GDĐT-TrH ngày 17/9/2008 của Sở GD&ĐT quy định về công tác quản lý họat động giáo dục nghề phổ thông. Tổ chức và quản lý chặc chẽ hoạt động DNPT để nâng cao chất lượng và hiệu quả; mở rộng việc DNPT gắn với các nghề tại địa phương, đáp ứng nhu cầu tự chọn của HS, không chỉ dạy

nghề mà trường có, mà phải dạy nghề đáp ứng nhu cầu, ham thích học của HS, từ đó giúp HS tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp.

3.2.4.3.Cách thức thực hiện giải pháp:

Chỉ đạo các trường THCS tổ chức DNPT theo đúng văn bản 1993/GDĐT-TrH ngày 17/9/2008 của Sở GD&ĐT quy định về công tác quản lý họat động giáo dục nghề phổ thông. Chỉ đạo việc giao chỉ tiêu kế hoạch học nghề phổ thông cho các trường THCS, đồng thời căn cứ vào điều kiện GV và điều kiện cơ sở vật chất mà giao chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề THCS cho các Trung tâm KTTHHN. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS là nội dung giáo dục tự chọn với thời lượng 70 tiết. Các trường THCS có tổ chức DNPT tại trường cần đầu tư chuẩn bị đủ nguồn lực dạy nghề bao gồm: có đủ GV chuyên môn DNPT; trang bị phòng xưởng dạy các nghề phổ thông; đầu tư trang thiết bị hoặc tự làm thêm đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình DNPT.

Hiệu trưởng nhà trường lập hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn và được sự chấp thuận của Phòng GD&ĐT hoặc của Trung tâm KTTH-HN trước khi tổ chức giáo dục nghề phổ thông cho HS. Chỉ cho phép các trường phổ thông có đủ điều kiện GV và cơ sở vật chất mới được tổ chức DNPT. Những trường THCS tổ chức học 2 buổi/ngày phải dành thời gian theo quy định cho HS để học nghề phổ thông tại TTKTTH-HN hoặc tại trường.

TTKTTH-HN hướng dẫn các trường THCS có điều kiện mà mở rộng dạy nhiều nghề phổ thông, giới thiệu các nghề phổ thông mới, nhất là những nghề đang có nhu cầu phát triển ở địa phương để HS có điều kiện lựa chọn nghề để học, tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp, vận dụng được trong thực tiễn cuộc sống. Trước mắt các trường THCS cần đầu tư nguồn lực để dạy 6 nghề phổ thông trong năm 2011-2012, phấn đấu từng năm sẽ mở thêm một nghề nữa đáp ứng yêu cầu tự chọn nghề học của HS.

Đổi mới phương pháp DNPT giảm lý thuyết, tăng thực hành; hướng dẫn HS phương pháp tự học, phát triển tư duy, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức; tăng

cường sử dụng các phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động nhóm; khuyến khích và tạo điều kiện để GV ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng điện tử, sử dụng và làm thêm đồ dùng dạy học để phát huy ưu điểm của phương pháp trực quan.

Ban chỉ đạo GDHN của ngành Giáo dục quận cần tăng cường công thanh tra toàn diện các trường THCS hoặc thanh tra chuyên đề về việc DNPT và lập kế hoạch tổ chức kỳ thi nghề phổ thông đúng quy chế thi để đánh giá nghiêm túc chất lượng dạy nghề ở các trường THCS. Những nơi có tỷ lệ HS được học nghề phổ thông còn thấp cần quan tâm tạo điều kiện để tất cả HS được học nghề phổ thông.

1.Văn bản 1993/GDĐT-TrH ngày 17/9/2008 của Sở GD&ĐT quy định về công tác quản lý họat động DNPT GD&ĐT quy định về công tác quản lý họat động DNPT 1.Văn bản 1993/GDĐT-TrH ngày 17/9/2008 của Sở GD&ĐT quy định về công tác quản lý họat động DNPT

2.Nguồn lực có đủ giáo viên chuyên môn dạy nghề PT; phòng xưởng; trang thiết bị dạy các nghề PT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)