So sánh đối với chi tiết hài hớc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn khái hưng (Trang 42 - 46)

Hoan

Nguyễn Công Hoan thờng xây dựng đợc những tính cách sắc sảo, đậm nét, nhất là các nhân vật phản diện. Ông nh "đi guốc vào trong bụng'' chúng để vẽ nên những hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, tạo ra những trò cời, những mục tiêu để châm biếm, đả kích. Khi có đợc cốt truyện, tạo đợc nhân vật rồi, nhà văn mới tập trung sức mạnh của ngòi bút vào việc thể hiện những chi tiết:" Bớt cái thừa, thêm cái thiếu, nhấn mạnh cái ở trong sự việc có thật". Và cái ông cần nhấn mạnh thờng là các chi tiết mang đậm tính hài- bởi chất hài vốn là rất lợi hại của ngòi bút Nguyễn Công Hoan - nhiều khi còn tơi rói, nh mang theo cả sự nóng hổi của sự sống. Vai trò của cốt truyện và các chi tiết chiếm một vị trí rất quan trọng, thậm chí có khi lấn át cả tâm lý nhân vật. Đọc truyện Nguyễn Công Hoan, ngời ta nhớ những chi tiết rất sống, rất thực và từ đó ngời đọc có cảm giác nh đang đứng trớc một bức tranh biếm hoạ.

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tập trung, cô đọng, cảm hứng đi liền một mạch từ đầu đến cuốị "Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đợc xây dựng bằng chi tiết", một bộ máy chạy bằng chi tiết.

Ví dụ truyện ngắn Đào kép mới, chúng ta thấy rất nhiều chi tiết thú vị. Đây là bà chủ rạp tuồng An Lạc bán vé nhng ế khách, "ngồi thừ mặt, vạch vú ra cho con bú"; đây là bọn vua quan trên sân khấu, "vai vua gầy gò, ngồi trên cao, trớc cái phông sơn thuỷ, vuốt bộ đuôi ngựa làm bức rèm mồm, nhìn hai dãy bá quan, hát những câu không ai nghe rõ. Bá quan nghiêm chỉnh thỉnh thoảng sờ nạm râu anh em ruột với ru của vua liếc ngang liếc dọc ra vẻ trịnh trọng". Rồi hai anh kép hát pha trò rẻ tiền "xắn áo thêu, xốc lại mũ, múa may uốn éo, làm bộ gơng súng, cỡi ngựa, vặn ôtô, nhảy xe đạp. Ngời xem hát cời rầm rầm". Lúc cả rạp im phăng phắc thì" một luồng gió, qua chỗ đi tiểu dợm mùi cống, lọt vào cửa tò vò, làm cho cả rạp thấy thoang thoảng mùi không khí hăng hăng"! Đó là cha kể đến đoàn xe quảng cáo mời lăm vị đào kép mới,có những cô tiểu th" mắt toét, mặt trắng, má đỏ", những "ông thì mặt đỏ, ông thì

râu dài, ông thì mũi hin, tai bẹp, ông trông ra phết thái s"; lại có một cô tân thời, môi đỏ, đơng ngôi rẽ lệch, "chiếc áo căng lờn trông tức anh ách nh một bài thơ thất luật"...

Những chi tiết trên đợc sắp xếp tài tình để cuối cùng dẫn đến một kết luận:" Từ hôm sau trở đi, chiều nào cũng vậy, cứ độ năm giờ, bọn đào kép ban An Lạc lại mũ mãng, phấn sáp, râu ria, ngồi trơ tráo trên xe cao su, đi giễu qua các phố để phơi nắng cái đời hát tuồng còn ngắc ngoảị Nhng những ngời đã xem diễn qua một tối họ đều chán ngán, nghe tiếng trông kèn cổ động ầm ĩ, họ đều biết rằng gánh hát còn sống đó, song, chẳng ai muốn để ý xem tối nay, trong rạp, bọn vua quan trò hề ấy lại ậm oẹ với nhau những trò gì!'' Đoạn kết trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất quan trọng. Chủ đề của truyện bao giờ tác giả cũng gửi vào câu kết. "Câu kết truyện của tôi là một cái lờ. Nó thờng làm cho một độc giả đột ngột, cũng nh đến chỗ hẹp, nớc chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom".

Với nhà văn này các chi tiết đắt giá thờng đợc giấu kín, chỉ tung ra ở đoạn kết trong sự bất ngờ của độc giả. Truyện Oẳn tà roằn (1930) có một chi tiết đợc giấu kỹ đến đoạn kết mới lộ ra: "Bắc nhìn kỹ cái tóc, cái mặt, cái mũi con... Rồi giở bọc ra ngắm thằng bé... Ngắm xong, bọc cẩn thận trả lại, chàng từ từ lùi ra, thở ra một cái rõ dài, nét mặt thất vọng. Té ra thằng bé con chàng nớc da đen nh cái cột nhà cháỵ Vậy là nó không phải con Rồng cháu Tiên. Nó giống Oẳn tà roằn, không biết chống gậy".

Có thể nói nét đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhờ ở nghệ thuật sử dụng chi tiết đắt giá.

ở một số truyện khác, Nguyễn Công Hoan đã tả tỉ mỉ những chi tiết thô lỗ, thiếu chọn lọc, gây cho ngời đọc cảm giác kinh tởm, khó chịu nh: Giời,

Phở, Cái lò gạch bí mật, Vui vẻ trẻ trung,...

Nhà văn Nguyễn Công Hoan nhấn mạnh: "Không phải kể tuốt tất cả chỉ nhặt lấy một chi tiết có thể vẫn giữ đợc vấn đề, để tôi dùng làm truyện, nhng chi tiết ấy lại phải có thêm một chức năng là chỉ có một nó mà ngời ta hiểu đ-

ợc toàn bộ, nh tôi đã tởng tợng rạ (Trong Ngựa ngời và ngời ngựa, kể chuyện anh phu kéo xe bị cô gái ăn sơng vì không có tiền trả công mà nói:" Thôi thì anh kéo tôi ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi làm gì, tôi xin chịu". Anh phu xe không chịu làm cái việc ấy thì cô ả giả vờ:" Anh hãy ghé vào đây một tý cho tôi hỏi vay tiền ngời này xem có đợc không". Thế rồi cô gái nọ tẩu thoát). Có khi chỉ tả một nét nào đó, chỉ một chi tiết về hình dáng, về cách ăn mặc, cũng toát lên đợc cái khôi hài rồị

Tả một nghị viên ở nông thôn, Nguyễn Công Hoan viết: "Một ngời mặt mũi phơng phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt..."(Hai thằng khốn nạn). Đến nhà t sản ông viết: ''Cái bụng phỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng nh cái hộp. Tóc bóng mợt, nhẵn nh cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo nh vẽ. Miệng lúc nào cũng chực toét ra một chuỗi cời"(Báo hiếu:trả nghĩa cha). Cả hai hình ảnh đều có những nét gây cời, đáng ghét, nhng mỗi tên có một vẻ riêng. Tên nào cũng béo đến "bụng phệ", "bụng phỡn" là do ăn nhiều mà không lao động. Nhng cái anh" cổ rụt, bụng phệ, môi trễ" nó vẫn có cái vẻ gì đần ngốc và "quần áo lụa phe phẩy cái quạt" thì rõ ra kẻ nhàn hạ, có thể đang tính toán những chuyện bóc lột quẩn quanh, còn cái anh "bụng phỡn ra" thì chắc là phải vênh vang, tự đắc lắm, lúc đi thờng vênh mặt lên nên bụng mới phỡn ra, với "quần áo xếp nếp", "tóc bóng mợt", "bộ ria sửa khéo"... dờng nh lúc nào cũng chú ý đến hình thức bên ngoài, do phải giao du tiếp xúc nhiều, để tìm những áp phe làm giàu, và cần phải tỏ ra lịch thiệp nên "miệng lúc nào cũng chực toé ra một nụ cời".

Khái Hng viết nhiều tập truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan cũng nh vậỵ Trong luận văn này sự đối sánh chỉ căn cứ vào phạm vi hẹp nên càng mang ý nghĩa tơng đốị

ở phơng diện lựa chọn chi tiết, chúng tôi thấy cả hai nhà văn đều chú ý sao cho chi tiết trong truyện ngắn hài hớc của mình có “trữ lợng” hài lớn, nghĩa là chúng chứa đựng những mâu thuẫn và bất ngờ. Sự khác biệt là chỗ

Nguyễn Công Hoan quan tâm nhiều hơn đến nỗi khổ vật chất của con ngờị Trong truyện ngắn của ông bao giờ ngời ta cũng thấy rõ ràng thủ phạm tạo ra những hiện tợng gây cờị Dờng nh điều này ở Khái Hng rộng hơn, “vô hình” hơn.

Tiểu kết ch ơng 2

Mọi tác phẩm nghệ thuật ở vào một giai đoạn nào đó đều biểu hiện một hệ thống phức tạp mà các yếu tố của nó chỉ có thể hiểu đợc trong mối quan hệ qua lại và sự gắn bó của chúng với các lĩnh vực bên ngoàị ở Khái Hng cũng nh Nguyễn Công Hoan, có một" quan niệm sáng tác chung" nhất định, quan niệm này đợc thực hiện ở chỗ toàn bộ" cái chung" phải đợc hiểu là" chung về mặt xã hội". Hiện thực thẫm mỹ đối với họ chỉ có thể có đợc là cái xấu đợc nguỵ trang trong cái hằng ngày, một cái xấu mà họ cách điệu hoá và bằng cách đó đem lại cho cái thông tục hoặc cái tầm thờng một ý nghĩa mỹ học tâm lý. Họ dùng nhiều sắc thái, từ khôi hài đến châm biếm, trong lúc ở Nguyễn Công Hoan khuynh hớng đó đôi khi xuất hiện nh một mục đích tự thân và cách cờng điệu sự phủ định( ví dụ kết luận của truyện).

Một sự tơng tự giữa Khái Hng và Nguyễn Công Hoan trong việc miêu tả chi tiết là cả hai nhà văn lựa chọn sao cho cái hài đợc bộc lộ nhiều nhất. Muốn nh vậy họ phải cân nhắc sao cho chi tiết ấy thiết lập đợc nhiều mâu thuẫn nhất, tạo ra sự bất ngờ nhất. Ngoài ra họ còn phải tuân theo (một cách có ý thức hoặc vô thức) những quy phạm thẩm mỹ của thể loại, vì nh Bakhtin đã viết, thể loại chính là “ký ức về thể loại”. Truyện ngắn xa nay đều chứa đựng nghịch lý là muốn có sức phản ánh lớn trong dung lợng ngôn từ nhỏ.

Chơng 3:

Nghệ thuật xây dựng tính cách hài hớc

Lý luận văn học phân biệt tính cách nhân vật. Không phải nhân vật nào cũng có tính cách, mà điều này còn phụ thuộc vào tài năng nhà văn và phơng pháp sáng tác, cả thể loại nữạ Con ngời trong văn học chỉ chân thật hơn con ngời ngoài đời khi nó có tính riêng và tính chung, là “con ngời này” theo cách nói của Hêghen. Tính cách nhân vật không chỉ đợc xác định bởi chỗ nó làm gì mà còn bởi chỗ nó làm việc ấy nh thế nàọ Tính sách hài hớc là tính cách nhân vật tạo nên cho ngời đọc cảm xúc về sự hài hớc. Có phẩm chất thẩm mỹ này khi nhân vật “lệch chuẩn”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn khái hưng (Trang 42 - 46)