So sánh với chi tiết hài trong tiểu thuyết của cùng tác giả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn khái hưng (Trang 41 - 42)

Đây là những nội dung lớn chúng tôi chỉ nêu một vài cảm nhận. Về nội dung, chúng tôi thấy sự tơng đồng là cơ bản. Tác giả đều chế diễu những hiện tợng cổ hủ của cuộc sống.Trong các tiểu thuyết Thừa tự , Gia đình, Đẹp,

Thanh Đức, Thoát ly có nhiều chân dung mang sắc thái hài về các ông bà phán, chánh tổng Đúng nh… Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Ông lại để tâm đến việc cải cách những hủ tục trong gia đình Việt Nam nên những tiêu thiết phong tục của ông đều là những tiểu thuyết có giá trị”, và nh Phan Thế Ngũ nhận định: “đều là một lối hiện thực khoan hoà, dung dị và hóm hỉnh” [52; 101]. Đó cũng là sự tơng đồng với chân dung con ngời thuộc tầng lớp trên trong các truyện ngắn Ông đồ Lơng Sơn, Ông đồ Đạc, Cái thù ba mơi năm… Những điều này phù hợp với tôn chỉ của Tự lực văn đoàn.

Chúng tôi thấy một sự khác biệt là trong truyện ngắn, Khái Hng còn chế riễu cả một số nhân vật lãng mạn (Tình điên, Sóng gió Đồ Sơn, Tiếng dơng cầm…). Đây không phải do thay đổi lý tởng thẩm mỹ, mà những truyện này viết để đăng Phong Hoá, phải đáp ứng yêu cầu của bản báọ

Về tính chất của chi tiết, chúng tôi cũng thấy sự khác biệt là ở truyện ngắn, chúng đợc chọn lựa hơn với tính luận đề rõ ràng hơn. Chẳng hạn ở truyện Ông đồ Lơng Sơn tác giả chọn ba chi tiết: ông đồ Lơng đi chơi, đi ăn tiệc, đi khóc bà con nhng không vào vì không hợp giờ. Sự khách biệt này… chúng tôi cho là do đặc điểm thể loạị ở tiểu thuyết, do dung lợng lớn hơn nên không cần phải lựa chọn cao độ nh vậỵ Vả lại ở thể loại này, chi tiết càng phong phú cuộc sống đợc phản ánh càng chân thật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn khái hưng (Trang 41 - 42)