Thí nghiệm của HS khi học bài mới

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (chương trình hóa học lớp 11 THPT) theo hướng tích cực hóa hoạt động n (Trang 89 - 95)

- Chương 1: Sự điện li

2.3.3.1. Thí nghiệm của HS khi học bài mới

* Thí nghiệm được dùng để nêu vấn đề do HS thực hiện cĩ thể tiến hành theo 2 mức độ:

- GV nêu vấn đề nghiên cứu, HS làm thí nghiệm và xuất hiện (nảy sinh) tình huống cĩ vấn đề. GV hướng dẫn HS xây dựng giả thuyết khoa học và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Sau đĩ là xử lý kết quả và nêu kết luận khoa học.

- Ở mức độ cao hơn, GV chỉ nêu vấn đề nghiên cứu, HS độc lập tiến hành thí nghiệm và cũng nảy sinh tình huống cĩ vấn đề. HS tự xây dựng giả thuyết khoa

học, tiến hành các thí nghiệm trong kế hoạch giải quyết vấn đề. Sau đĩ tự phân tích, xử lý kết quả và rút ra kết luận khoa học.

Tuy cĩ nhiều ưu điểm nhưng TN biểu diễn cịn cĩ những mặt hạn chế, như khả năng nhận thức của HS cĩ hạn. Hiển nhiên là khi HS được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện lấy TN thì việc làm quen với các dụng cụ, hĩa chất và quá trình TN sẽ đầy đủ hơn. Ở đây HS tự tay điều khiển các quá trình làm biến đổi các chất nên cĩ sự phối hợp giữa hoạt động trí ĩc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của HS. Lí luận dạy học cho rằng phương pháp dạy học này cĩ khả năng phát triển một cách tốt nhất năng lực trí tuệ của HS, kích thích hứng thú của HS, vì nĩ rèn luyện cho HS nhận thức và phân tích những dấu hiệu hiện tượng củ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình và thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức đối tượng.

* Việc sử dụng thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu bài học mới cũng cĩ thể sử dụng các phương pháp tương tự như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Nhưng ở đây giáo viên đĩng vai trị là người hướng dẫn, học sinh tự tay điều khiển các quá trình biến đổi các chất, nên được rèn luyện cả kỹ năng tư duy và kỹ năng thí nghiệm.

- Từng học sinh làm. - Học sinh làm theo nhĩm.

* Xu hướng dạy học hiện nay là “ hướng vào người học”. Vì vậy, thí nghiệm do HS tự làm khi nghiên cứu tài liệu mới đĩng vai trị to lớn trong dạy học hĩa học. Qua việc tiến hành thí nghiệm giúp HS hình thành hệ thống kiến thức mới, cĩ cách tư duy hợp lí, rèn luyện ĩc độc lập suy nghĩ và làm việc, phát triển các kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm.

Yêu cầu: để tổ chức cho HS thực hiện tốt các thí nghiệm khi học bài mới thì GV và HS cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Đối với GV:

+ Lựa chọn những thí nghiệm khắc sâu được kiến thức trọng tâm của bài học. + Làm thử thí nghiệm để chọn cách tiến hành nhanh, gọn, hiệu quả, phù hợp điều kiện mỗi trường.

+ Triệt để khai thác các hiện tượng quan sát để khác sâu kiến thức.

+ Dựa vào số lượng HS mà tổ chức làm thí nghiệm theo cá nhân hay theo nhĩm. Từ đĩ chuẩn bi dụng cụ hĩa chất.

+ Soạn phiếu học tập, cách tiến hành, hình ảnh thí nghiệm, những câu hỏi liên quan để HS chuẩn bị.

+ Theo dõi và uốn nắn kịp thời quá trình làm thí nghiệm của HS. - Đối với HS:

+ Đọc trước nội dung bài mới, nắm được mục đích thí nghiệm. + Đặt kế hoạch tiến hành thí nghiệm, dự đốn hiện tượng xảy ra. + Tiến hành thí nghiệm, quan sát ghi chép.

+ Tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, ghi nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV.

+ Rút ra kết luận và vận dụng. + Dọn dẹp dụng cụ hĩa chất.

Cách tổ chức thực hiện: cĩ 2 cách

- Cả lớp làm đồng loạt cùng một thí nghiệm. - Mỗi nhĩm làm một thí nghiệm khác nhau.

Ví dụ 1: Sử dụng thí nghiệm của HS để tổ chức tìm hiểu phản ứng thế bằng ion kim loại của ankin. (Bài 32 – SGK 11 – CB, Bài 43 – SGK 11 – NC).

* Mục tiêu:

- Hiểu được Ank–1-in cĩ phản ứng thế nguyên tử H ở cacbon liên kết ba bởi nguyên tử kim loại.

- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng thế bằng ion kim loại.

- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mơ tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về phản ứng thế bằng ion kim loại của ankin.

* Thí nghiệm:

C2H2 + AgNO3 + NH3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV cho HS thực hiện các yêu cầu

trong phiếu học tập số 1:

Thực hiện thí nghiệm trong 2 ống

HS làm thí nghiệm theo nhĩm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và điền vào bảng sau:

nghiệm:

Ống 1: Dẫn khí C2H2 sục qua dung dịch AgNO3 trong NH3.

Ống 2: Dẫn khí C2H4 sục qua dung dịch AgNO3 trong NH3

2. Nêu hiện tượng ở mỗi ống nghiệm, viết phương trình phản ứng

GV gợi ý, hướng dẫn, quan sát HS làm thí nghiệm, rút ra kết luận

GV gợi mở vấn đề để HS nghiên cứu nội dung tiếp theo: phản ứng oxi hĩa của ankin. Ống 1 Ống 2 Hiện tượng Ptpư Hiện tượng : Ống 1: thấy cĩ kết tủa vàng nhạt. Ống 2: khơng cĩ hiện tượng. Ptpư:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-C≡C-Ag↓ + 2NH4NO3

Kết luận: nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử C của liên kết ba cĩ tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên cĩ thể bị thay thế bằng nguyên tử kim loại. Phản ứng thế của ank-1-in với dung dịch AgNO3/NH3

giúp phân biệt ank-1-in với các ankin khác.

Ví dụ 2: Sử dụng thí nghiệm của HS để tổ chức tìm hiểu phản ứng thế H của nhĩm -OH của ancol. (Bài 40 – SGK 11 – CB, Bài 54 – SGK 11 – NC).

* Mục tiêu:

- Hiểu được ancol cĩ phản ứng thế H của nhĩm –OH.

- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng thế nguyên tử H của nhĩm –OH

trong ancol bằng kim loại.

- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mơ tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về phản ứng thế nguyên tử H của nhĩm –OH của ancol.

* Thí nghiệm:

(1) C2H5OH + Na

(2) C3H5(OH)3 + Cu(OH)2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất chung của ancol

GV cho HS thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1:

1. Vì sao ancol tác dụng được với kim loại kiềm?

2. Thực hiện thí nghiệm: Cho một mẩu natri kim loại vào ống nghiệm khơ chứa 1-2 ml etanol khan cĩ lắp ống thủy tinh vuốt nhọn.

Đốt khí thốt ra ở đầu ống vuốt nhọn.

Nêu hiện tượng và viết ptpư xảy ra.

HS làm việc theo nhĩm, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và viết kết quả vào bảng nhĩm:

1. Ancol tác dụng được với kim loại kiềm vì: trong phân tử ancol, liên kết C - OH, đặc biệt liên kết O – H phân cực mạnh, nên nhĩm - OH, nhất là nguyên tử H dễ bị thay thế.

2. Hiện tượng:

Natri phản ứng với etanol giải phĩng khí H2.

Hiđro cháy với ngọn lửa xanh mờ khi đốt khí thốt ra ở đầu ống vuốt nhọn.

Ptpư:

2C2H5 - OH + 2 Na →

2C2H5 - ONa + H2

GV gợi ý, hướng dẫn, quan sát HS làm thí nghiệm, rút ra kết luận.

Kết luận: Các ancol đều cĩ khả năng phản ứng với Na tạo thành ancolat và hiđro.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất đặc trưng của glixerol GV cho HS thực hiện các yêu cầu

trong phiếu học tập số 2:

1. Thực hiện thí nghiệm trong 2 ống nghiệm:

Cho vào mỗi ống nghiệm, mỗi ống 2- 3 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.

Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3-4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3-4 giọt glixerol. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm,

2. Nêu hiện tượng ở mỗi ống nghiệm, viết phương trình phản ứng

GV gợi ý, hướng dẫn, quan sát HS

HS làm thí nghiệm theo nhĩm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 và điền vào bảng sau:

Ống 1 Ống 2

Hiện tượng

Ptpư

Hiện tượng:

Lúc đầu trong cả hai ống nghiệm đều cĩ kết tủa xanh của Cu(OH)2.

Sau đĩ ở:

Ống 1: kết tủa khơng tan.

Ống 2: kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối đồng (II) glixerat. Ptpư: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O 83

làm thí nghiệm, rút ra kết luận

GV gợi mở vấn đề để HS nghiên cứu nội dung tiếp theo: phản ứng thế nhĩm –OH của ancol.

Kết luận: phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức cĩ các nhĩm –OH cạnh nhau trong phân tử.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (chương trình hóa học lớp 11 THPT) theo hướng tích cực hóa hoạt động n (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w