- Nghiên cứu lí luận về việc xây dựng thí nghiệm và các PPDH tích cực mơn
8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2.2. Phối hợp lời nĩi của GV với việc biểu diễn thí nghiệm
Khi GV biểu diến thí nghiệm, thí nghiệm là nguồn thơng tin đối với HS, lời nĩi của GV mà hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí và qua đĩ lĩnh hội được kiến thức. Các cách phối hợp lời nĩi của GV với việc biểu diễn thí nghiệm:
Cách 1: Quan sát trực tiếp
Đối với những sự kiện hay quá trình đơn giản, cĩ thể rút ra kết luận nhờ sự quan sát trực tiếp khơng cần suy lý, thì lời nĩi của giáo viên cĩ nhiệm vụ chủ yếu là hướng dẫn sự quan sát để rút ra kết luận.
Cách 2: Quy nạp
Nếu gặp hiện tượng phức tạp, địi hỏi phải tái hiện những hiểu biết cũ, rồi biện luận thì mới cĩ thể giải thích được nĩ, lúc đĩ ta cĩ thể dùng biện pháp quy nạp.
Trong trường hợp này lời nĩi của thầy cĩ 3 chức năng sau đây:
- Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của HS để nắm vững những dấu hiệu chính và giai đoạn chính của hiện tượng.
- Hướng dẫn HS tái hiện những kiến thức cĩ liên quan đến hiện tượng và tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng trong thí nghiệm với kiến thức đã cĩ.
- Giải thích bản chất của hiện tượng, kết luận về kiến thức kĩ năng thu nhận được.
Cách 3: Minh họa
Đối với những hiện tượng đơn giản (như trong biện pháp thứ nhất), giáo viên cĩ thể thơng báo những kết luận, rồi sau đĩ mới biểu diễn thí nghiệm để minh họa cho những kết luận của mình.
Cách 4: Diễn dịch
GV mơ tả các sự vật và quá trình, GV nhắc lại những kiến thức đã học cĩ liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng, rồi kết luận về những mối quan hệ giữa các hiện tượng mà HS khơng thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp. Sau đĩ GV biểu diễn thí nghiệm để minh họa lời vừa giảng.