Quy trình sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực [6],

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (chương trình hóa học lớp 11 THPT) theo hướng tích cực hóa hoạt động n (Trang 67 - 68)

- Chương 1: Sự điện li

2.3.1. Quy trình sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực [6],

[6],[7],[35].

* Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động.

- Đây là đích mà HS cần đạt được sau mỗi hoạt động. Qua hoạt động này HS nắm được kiến thức nào, cĩ khả năng làm được gì?

- Mục tiêu hoạt động phải nằm trong mục tiêu bài học.

* Bước 2: Xác định thí nghiệm cần sử dụng.

- Chuẩn bị hĩa chất, dụng cụ, làm thử thí nghiệm để tìm ra cách tiến hành hồn hảo nhất, chú ý khai thác các hiện tượng phục vụ chủ yếu cho nội dung bài học.

- Xác định thời điểm và phương pháp sử dụng thí nghiệm.

- Dự kiến các tình huống xảy ra khi sử dụng thí nghiệm và phương án xử lí.

* Bước 3: Thiết kế hoạt động dạy học.

- Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một nội dung cụ thể của bài học. Trong mỗi hoạt động đĩ cĩ thể gồm một số hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra.

- Phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. GV dùng các PPDH hiện đại, các hình thức tổ chức dạy học thích hợp để dẫn dắt, khai thác thí nghiệm, hướng dẫn HS làm việc, tiếp thu kiến thức.

* Bước 4: Tiến hành tổ chức hoạt động trên lớp.

- Hoạt động của GV và HS cĩ thể tiến hành theo trình tự sau:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu.

- Sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề.

- Chuẩn bị dụng cụ, hĩa chất.

- GV biểu diễn hoặc hướng dẫn, yêu cầu HS làm thí nghiệm.

- Hướng dẫn HS khai thác thí nghiệm.

- Hướng dẫn HS rút ra kết luận, kiến thức cần lĩnh hội.

- Cho câu hỏi, bài tập vận dụng.

- HS biết được vấn đề.

- Nắm được mục đích thí nghiệm. - Biết cách sử dụng hĩa chất, dụng cụ để tiến hành mỗi thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm. Tuân thủ đúng những hướng dẫn của GV.

- Quan sát, mơ tả chính xác hiện tượng thí nghiệm do GV hoặc HS thực hiện.

- Giải thích hiện tượng, xác định được chất tạo thành và viết phương trình hĩa học.

- Rút ra kết luận về khả năng phản ứng, tính chất của các chất, quy luật, khái niệm…

- Vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể.

Sau mỗi hoạt động, GV kiểm tra lại cách tổ chức, sử dụng phương pháp dạy học, cách sử dụng thí nghiệm đã thật sự phù hợp và phát huy được tính tích cực của HS chưa. Từ đĩ, GV rút kinh nghiệm và chỉnh sửa cho hồn thiện.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (chương trình hóa học lớp 11 THPT) theo hướng tích cực hóa hoạt động n (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w