Xu hướng phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của diễn đàn châu á bác ngao ( 2001 2012) luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử (Trang 107 - 146)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Xu hướng phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những

những năm tiếp theo

Từ việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng, Diễn đàn này sẽ phát triển theo những chiều hướng sau:

Thứ nhất, Diễn đàn châu Á Bác Ngao sẽ tiếp tục dùy trì sự ổn định về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc, nội dung hoạt động cũng như tính chất của diễn đàn. Nói cách khác, Diễn đàn châu Á Bác Ngao vẫn chỉ dừng lại ở mức độ là diễn đàn tập hợp các nhà lãnh đạo, giới học thuật và các doanh nhân châu Á cũng như thế giới trao đổi về các vấn đề đặt ra ở châu Á. Những trở ngại đặt ra cho thấy rằng, mục tiêu xây dựng Diễn đàn Bác Ngao thành một tổ chức chặt chẽ của khu vực hay một liên minh mang tính toàn khu vực như Liên minh châu Âu sẽ khó trở thành hiện thực.

Thứ hai, vai trò của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong việc thúc đẩy sự hợp tác khu vực sẽ tiếp tục được khẳng định. Điều này xuất phát từ những nhu cầu hợp tác của khu vực ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những thành tựu

đã đạt được trong hơn 10 năm qua sẽ làm cho Diễn đàn châu Á Bác Ngao tiếp tục thể hiện vai trò của mình ở khu vực.

Thứ ba, việc mở rộng thành viên ngoài khu vực sẽ được tăng cường. Điều này xuất phát từ sự thúc đẩy của nhu cầu hợp tác quốc tế, cùng với sự tăng lên về vai trò của châu Á trên thế giới. Bên cạnh việc mở rộng thành viên ngoài khu vực châu Á, tầm ảnh hưởng của Diễn đàn châu Á Bác Ngao sẽ ngày càng được tăng cường trên thế giới. Trong thời gian tới, Diễn đàn châu Á Bác Ngao sẽ phát huy hơn nữa vai trò là kênh thông tin quảng bá hình ảnh về một châu Á phát triển đầy năng động.

Thứ tư, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng ưu thế là nước chủ nhà để khống chế hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao theo những lợi ích của mình. Do vậy, sự nghi kị lẫn nhau giữa các nước thành viên trong Diễn đàn châu Á Bác Ngao sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Nói cách khác mục tiêu xây dựng Diễn đàn châu Á Bác Ngao thành diễn đàn khu vực sẽ khó được thực hiện đầy đủ như mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Diễn đàn châu Á Bác Ngao ra đời trong năm đầu tiên nhân loại bước vào thế kỉ mới, là kết quả từ những sáng kiến của các nhà lãnh đạo châu Á, với mong muốn xây dựng một diễn đàn mang tầm vóc khu vực đầu tiên, nhằm thực hiện sứ mệnh phát triển của người châu Á. Với chặng đường 12 năm ra đời và hoạt động, Diễn đàn châu Á Bác Ngao trở thành nơi gửi gắm tâm huyết và kì vọng của rất nhiều người châu Á.

Ngay sau khi ra đời, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đứng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ. Nền chính trị toàn cầu có nhiều xáo trộn, các cường quốc đang không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, các nước nhỏ cũng lợi dụng những thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại để "đi tắt đón đầu", hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới. Tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, liên kết, lôi kéo toàn bộ thế giới vào một thị trường chung với những lợi ích đan xen. Mặt khác, Diễn đàn ra đời trong bối cảnh châu Á đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, bước vào thế kỉ mới, những nhân tố đe dọa an ninh, sự ổn định xã hội vẫn còn, đòi hỏi các nước phải chung sức để vượt qua. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm các quốc gia, khu vực liên kết lại, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách. Sự ra đời của Diễn đàn Bác Ngao chính là góp phần vào nỗ lực chung đó.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một diễn đàn phi chính phủ, theo nguyên tắc tự nguyện, là nơi tập hợp các nhà lãnh đạo chính phủ các nước, chính khách, giới học thuật và doanh nhân đến từ các nước châu Á. Trải qua 12 năm hoạt động, Diễn đàn châu Á Bác Ngao không ngừng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, xác lập nguyên tắc và cơ chế hoạt động, đồng thời mở rộng liên kết ngoài khu vực. Trong quá trình đó, Diễn đàn đã và đang tạo dựng được hình

ảnh của mình như là một mẫu hình của hợp tác khu vực kiểu mới. Mục tiêu mà diễn đàn theo đuổi đã phản ánh xu thế phát triển không chỉ của khu vực châu Á mà còn là xu thế phát triển toàn cầu.

Hoạt động chính của Diễn đàn châu Á Bác Ngao chính là các hội nghị thường niên, với những chủ đề cụ thể, sát thực theo nhu cầu hợp tác của khu vực. Điều này phản ánh tính chất linh hoạt, nhạy bén của Diễn đàn. Bên cạnh những hội nghị thường niên, Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng với những mục tiêu không chỉ vì sự phát triển và thịnh vượng của châu Á mà còn chứng tỏ vai trò trong việc thúc đẩy hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn lại hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những năm qua, có thể thấy, Diễn đàn đã phát triển từ chỗ xúc tiến việc thực hiện mục tiêu phát triển của các quốc gia châu Á bằng con đường hợp tác kinh tế khu vực, đến nay Diễn đàn này đã trở thành một trung tâm kinh tế quốc tế lớn không thua kém Diễn đàn kinh tế thế giới DAVOS (Thụy Sĩ), thu hút sự tham dự đông đảo của các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo đó, nội dung thảo luận trong các hội nghị quốc tế cũng được mở rộng hơn, vượt phạm vi của châu lục vươn tầm thế giới. Với sự chuyển dịch đó, Diễn đàn châu Á Bác Ngao không chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác trong khu vực, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một "Thế kỉ toàn cầu" trong tương lai.

Cho đến nay, có thể nói, quá trình phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã thể hiện bước đi đúng đắn. Cộng đồng quốc tế đang thấy một Diễn đàn châu Á Bác Ngao ngày càng hoàn thiện, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một không gian kết nối khu vực thành công, đồng thời trên nền tảng đó, Diễn đàn góp phần vươn tay kết nối châu Á với các châu lục khác, thúc đẩy hợp tác giữa các châu lục. Với những thành tựu đạt được, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã và đang chứng tỏ sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu của mình.

Sự phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những năm qua được xây dựng trên tinh thần tin cậy, hiểu biết, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, là một hướng đi đúng, dựa trên nguyên tắc pháp lí nền tảng để hình thành các mối quan hệ quốc tế. Cộng đồng thế giới, mà trước hết là các nước trong khu vực đã ghi nhận và chia sẻ những nỗ lực hợp tác của Diễn đàn trong những năm qua. Cho đến nay, mặc dù Diễn đàn châu Á Bác Ngao chưa thực sự trở thành một kênh trao đổi cấp cao lí tưởng song cũng đã chứng minh tính đúng đắn và vai trò sức mạnh của việc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng phát triển.

Những thành tựu đã đạt được cùng với những điều kiện thuận lợi của tình hình khu vực và quốc tế sẽ là nền tảng để Diễn đàn châu Á Bác Ngao tiếp tục duy trì sự ổn đinh, phát triển, đồng thời ngày càng phát huy vai trò của mình ở khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Diễn đàn châu Á Bác Ngao cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình khách quan đem lại. Do vậy, đòi hỏi Diễn đàn cần phải không ngừng tự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa nội dung hoạt động… thì mới có thể tiếp tục thực hiện được mục tiêu và sứ mệnh đề ra.

Dưới tác động của những nhân tổ chủ quan và khách quan, Diễn đàn châu Á Bác Ngao vẫn sẽ phát triển ổn định theo mô hình là diễn đàn hợp tác khu vực, là nơi tập hợp, giao lưu, trao đổi giữa các chính khách, giới học thuật, giới doanh nhân của khu vực và thế giới bàn về những vấn đề châu Á. Nói cách khác, mục tiêu xây dựng Diễn đàn châu Á Bác Ngao thành một tổ chức hay liên minh hợp tác chặt chẽ là điều khó có thể trở thành hiện thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Hoàng Thế Anh (2012), Những vấn đề kinh tế nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Bản tin Trung Quốc (2005), Hội nghị bàn tròn Trung Quốc hòa bình nổi dậy, số 5, tr 6-7.

3. Bản tin Trung Quốc (2009), Diễn đàn Bác Ngao và tương lai phát triển của châu Á, số 7, tr 11-13.

4. Nguyễn Kim Bảo (2012), “Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - Asean: Điểm nhấn của BFA”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 7- 2012, tr 6.

5. Đỗ Đức Bình (2010), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.

6. Bộ ngoại giao Việt Nam (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), NXB Chính trị Quốc gia.

7. Bộ ngoại giao Việt Nam (2012), Sổ tay tổ chức phi Chính phủ, Ấn phẩm của chương trình thông tin quốc tế.

8. Dương Phú Hiệp (2001), Toàn cầu hóa kinh tế, NXB Khoa học Xã hội. 9. Phùng Thị Huệ (2009), Phát triển xã hội ở Trung Quốc và một số

Đông Á, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

10. Trần Nhâm (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nhiều tác giả (2003), Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Một vị trí cần tìm, NXB Lao động, Hà Nội.

12. Nhiều tác giả (2007), Trung Quốc những đóng góp với hợp tác Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13. Nguyễn Đình Phúc (2006), Bước đầu tìm hiểu Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Vinh.

14. Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh, NXB Lao động, Hà Nội, Hồ Sĩ Quý (dịch).

15. Nguyễn Duy Quý (2012), Thế giới trong 2 thập niên đầu thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh, NXB Lao động, Hà Nội, Hồ Sĩ Quý (dịch).

17. Diễn đàn lịch sử (2011), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3, tr 11- 12, Lê Văn Sang (dịch).

18. Đỗ Tiến Sâm (2010), Các nước châu Á - Thái Bình những năm đầu thế kỉ XXI, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

19. Những sợi dây ràng buộc (2005), Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Ngô Mai Diên (dịch).

20. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Đặc điểm nổi bật, tác động chủ yếu và xu thế phát triển (2011), Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10, tr 3-15, Đinh Quý Đô (dịch).

21. Đại hội thành lập và bế mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (2001), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (2001), số 4, tr 8-11.

22. Hội nghị ủy ban trù bị Diễn đàn châu Á Bác Ngao (2001), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4, tr 7.

23. Bài phát biểu của Giang Trạch Dân tại đại hội thành lập Diễn đàn châu Á Bác Ngao (2001), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4, tr 6-7.

24. Bài phát biểu của Tiền Kỳ Tham tại đại hội thành lập Diễn đàn châu Á Bác Ngao (2001),Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4, tr 7-8.

25. Bài phát biểu của Chu Dung Cơ tại Hội nghị thường niên lần thứ nhất Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (2002), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6, tr 4-5.

26. Bài phát biểu của các lãnh dạo dự Hội nghị thường niên châu Á Bác Ngao năm 2013, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (2013),

27. Phỏng vấn Chủ tịch Diễn đàn châu Á Bác Ngao Chu Văn Trọng, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (2013),

28. Tuyên bố Diễn đàn đàn châu Á Bác Ngao (2001), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4, tr 5-6.

29. TTXVN (2003), Bài phát biểu của Giang Trạch Dân tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên Bác Ngao, TLTKĐB ngày 03/7.

30. TTXVN (2003), Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, số 5, tr 9-10.

31. TTXVN (2006), Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2006: Cơ hội mới cho châu Á”, TLTKĐB, số 6, tr 14- 21.

32. TTXVN (2007), Phát biểu của Ngô Bang Quốc tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2007, TKC ngày 12/6.

33. TTXVN (2009), Bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác Ngao 2009, TLTKĐB ngày 23/5.

34. TTXVN (2009), Diễn đàn châu Á Bác Ngao - cơ hội tạo dựng niềm tin,

TLTKĐB, tr 17.

35. TTXVN (2011), Điểm qua 10 lần Hội nghị Bác Ngao, TLTKĐB ngày 15/5.

36. TTXVN (2011), Bài phát biểu của Hồ Cẩm Đào tại lễ khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, số 5.

37. Đỗ Đức Thịnh (2003), Kinh tế đối ngoại- xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa,

NXB Thế giới,Hà Nội.

38. Nguyễn Xuân Thắng (2002), Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Vai trò Trung Quốc ở châu Á (2010), Nghiên cứu quốc tế, tr 1 - 27, Hoàng Thu Trang (dịch).

40. Nguyễn Hương Trinh (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giải pháp của Việt Nam, NXB Tổng hợp TPHCM.

41. Viện Thông tin khoa học Xã hội, Bộ tài liệu Trung Quốc: Về chính trị, kinh tế xã hội”.

42. Cổ Tiểu Tùng (2004), Dòng chảy hợp tác Á - Âu, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 07, tr 2- 5.

43. Maridôn Tuarennơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. John Wiley and Sons (2011), Trung Quốc và thế giới: Trung Quốc thay đổi, thương mại thế giới thay đổi”, Singgapo.

45. Vương Kim Tồn (2012), Nhận thức chung Bác Ngao tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển của châu Á, People daily.

46. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế Trung Quốc 1978 - 2008, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

47. Triệu Nhân Vĩ (2003), Thực tiễn vĩ đại của việc mở cửa đối ngoại Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Trung

48. 洲金融合作鳌鳌鳌告.http://www.boaoforum.org/yjyyzjjzb/6621.jhtml 49. 求共鳌鳌家鳌鳌博鳌鳌鳌”鳌洲新角色.http://www.boaoforum.org/ mtzxmtzz/1168.jhtml. 50. 博鳌鳌洲鳌鳌十周年回鳌鳌鳌年鳌鳌典言鳌.http://www.boaoforum. org/mtzxmtzz/3263.jhtml. 51. 福 田 康 夫 建 鳌 鳌 洲 金 融 鳌 鳌 更 加 鳌 放 http://www.boaoforum.org/mtzxmtzz/6454.jhtml.

52. 澳大利鳌能源合作信息鳌鳌 (2011年第二季度).www.xinhuanet.com 53. 鳌鳌章程.http://www.boaoforum.org/gyltltzc.jhtml. 54. 海南博鳌.http://www.boaoforum.org/hnba.jhtml. 55. 博 鳌 鳌 鳌 秘 鳌 鳌 : 利 用 鳌 洲 鳌 鳌 鳌 推 鳌 鳌 新 http://www.boaoforum.org/mtzxmtzz/9233.jhtml 56. 章程. http://www.boaoforum.org/gylt/index.jhtml 57. 开开开. http://www.boaoforum.org/hyhdhdzl2011pshyzy/3574.jhtml 58. 澳 大 利 鳌 能 源 合 作 信 息 鳌 鳌 ( 2011 年 第 二 季 度 ). http://www.boaoforum.org/hyhdhdzl2011psmtsc/index.jhtml 59. 招募开开 . http://www.boaoforum.org/hyzmff/index.jhtml. 60. 常 开开开. http://www.boaoforum.org/hysqcjwt/index.jhtml. 61. 鳌 开开开.http://www.boaoforum.org/hysqhyqy/index.jhtml. 62. 博 开 开 洲 开 开 鳌 开 地 理 分 布 鳌 鳌 . http://www.boaoforum.org/hyhydlfbgk/4771.jhtml. 63. 博 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 开 . http://www.boaoforum.org/yjynhjb2012/5116.jhtml.

III. Các website:

www.boaoforun.org www.boamoi.com www.china.com www.xinhuanet.com www.google.com http://vietnamese.cri.cn/ IV. Tổng hợp tin tức:

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc Hãng tin Reuter

Phụ lục 1

TUYÊN BỐ CỦA DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO (2001)

Chiều ngày 26 - 2, Hội nghị trù bị Diễn đàn Châu Á Bác Ngao đã thông

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của diễn đàn châu á bác ngao ( 2001 2012) luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử (Trang 107 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w