Những hoạt động chính

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của diễn đàn châu á bác ngao ( 2001 2012) luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử (Trang 60 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3.Những hoạt động chính

Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và khu vực trong những năm 2005 - 2008, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã tiến hành nhiều hoạt động sôi nổi, trên nhiều phương diện để hướng đến chủ đề chính: "Châu Á: phát triển cùng thắng thông qua đổi mới".

Theo đó, trong giai đoạn 2005 - 2008, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã có những nỗ lực thúc đẩy sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các hội thảo, diễn đàn quốc tế được tổ chức nhiều hơn để kịp thời cung cấp những thông tin quan trọng cho sự phát triển ở châu Á. Cũng như những năm trước, các hoạt động thường niên đều hướng đến chủ đề chính như: Chủ đề của Hội nghị lần thứ 4 (2005) là: "Phát triển hoà bình của Trung Quốc và vai trò của châu Á"; Chủ đề của Hội nghị lần thứ 5 (2006) là: "Cơ hội mới châu Á: Phát

triển hướng tầm cao mới"; Chủ đề Hội nghị thường niên lần thứ 6 (2007):

"Sự hấp dẫn của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu - đổi mới và phát triển bền vững". Đến Hội nghị thường niên lần thứ 7 (2008), chủ đề hoạt động của Diễn đàn được xem như là sự tổng kết của 4 năm hoạt động: "Châu Á xanh: Phát triển cùng thắng thông qua đổi mới".

Trên cơ sở các chủ đề và mục tiêu, hàng năm, Diễn đàn đều có những hoạt động triển khai và tổng kết, đánh giá những hoạt động của mình. Ngày 18/01/2005. Diễn đàn châu Á Bác Ngao kết hợp với Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế thảm họa kinh tế sóng thần. Cuộc Hội thảo tập trung phân tích hậu quả của cơn đại sóng thần đối với tình hình kinh tế khu vực và bàn về sự hợp tác quốc tế trong các nỗ lực tái thiết. Hội thảo đã thu hút 150 đại biểu tham dự, trong đó có đại biểu của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á và 6 tổ chức quốc tế khác, cùng với đại diện của 15 quốc gia và khu vực.

Tiếp đó, ngày 22/4/2005, Hội nghị thường niên lần thứ tư của Diễn đàn được tổ chức với chủ đề "Vai trò mới của châu Á". Tham gia Hội nghị có hơn 1.200 đại biểu đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Hội nghị, Diễn đàn đã thông qua và thảo luận sôi nổi về bản báo cáo tình hình kinh tế và xu hướng phát triển của châu Á. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hội nghị, Diễn đàn còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo và gặp gỡ bên lề để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Đặc biệt, sau Hội nghị thường niên, tháng 5/2005, Diễn đàn châu Á Bác Ngao lần đầu tiên kết hợp với Ngân hàng thế giới, tổ chức hội thảo quốc tế "Hội nhập châu Á". Tại hội nghị này, Diễn đàn đã đưa ra bản báo cáo "Hội nhập châu Á". Từ sau Hội thảo này, Báo cáo "Hội nhập châu Á" được xuất bản định kì hàng năm. Bản báo cáo đầu tiên ra đời năm 2005 được đánh giá là một "Bản đóng góp lý thuyết vĩ đại nhất" [51] trong việc định hướng con

đường phát triển cho các chính phủ và các doanh nghiệp châu Á trong thời đại mới. Cũng trong tháng 5/2005. Diễn đàn Bác Ngao còn tổ chức hội nghị quốc tế với chủ đề: "Hợp tác ở Đông Bắc Á". Hội nghị này chính là sự tìm kiếm hợp tác mang tính chất "đột phá" ở khu vực Đông Bắc Á. Khu vực kinh tế được đánh giá là sôi động nhất của thế giới.

Tháng 11/2005, Diễn đàn châu Á Bác Ngao phối hợp với Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Ngân hàng phát triển Quốc gia Trung Quốc, tổ chức "Diễn đàn kinh tế châu Á" tại Tây An. Đây cũng là một hội thảo quốc tế quy mô lớn thu hút 10 chính trị gia cấp cao ở các lục địa Âu, Á với hơn 800 đại biểu tham dự. Hội thảo này nhằm tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính, du lịch và các lĩnh vực hợp tác khác giữa các nước có liên quan. Các đại biểu đã đánh giá cao vai trò của cuộc hội thảo này trong việc thúc đẩy hợp tác liên khu vực.

Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, từ năm 2005, Diễn đàn Bác Ngao còn tổ chức nhiều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội nhằm mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động và nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của Diễn đàn.

Ngày 14/10/205, tại Bắc Kinh, Diễn đàn Bác Ngao đã tổ chức hội thảo "Diễn đàn giáo dục châu Á". Diễn đàn đã thu hút đông đảo các quan chức ngành giáo dục, các trường đại học nổi tiếng và nhiều chuyên gia đến từ 17 quốc gia… Hội thảo giáo dục được tổ chức với quy mô lớn, là một sự kiện giáo dục quan trọng trong năm của châu Á. Mục đích của cuộc hội thảo này là cùng thảo luận và lập kế hoạch để phát triển giáo dục cho các nước châu Á trong thế kỷ XXI. Cuối năm 2005, Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn tổ chức hội thảo và triển lãm quy mô lớn về văn hoá với chủ đề: "Giá trị, phát triển, sáng tạo", nhằm kích thích sự phát triển của ngành văn hoá vốn giàu tiềm năng ở các nước châu Á.

Như vậy, so với 4 năm đầu, năm 2005 đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Những hoạt động phong phú, sôi nổi của Diễn đàn trong năm này đã chứng tỏ Diễn đàn đang ngày càng trở thành một kênh trao đổi và cung cấp thông tin mang tầm châu lục.

Trong năm 2006, những hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao tiếp tục được đẩy mạnh với những hội thảo, diễn đàn mang tính chuyên sâu về các vấn đề phát triển của châu Á. Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng tổ chức kết nạp thành viên mới nhằm phát triển về tổ chức.

Tháng 2/2006, Diễn đàn đã tổ chức hội thảo quốc tế các ngành công nghiệp dược phẩm tại Bắc kinh. Đây là sự kiện quốc tế lớn nhất của ngành công nghiệp dược phẩm, thu hút đông đảo các tập đoàn và công ty dược phẩm từ khắp nơi trên thế giới đến dự.

Tháng 4/2006, Diễn đàn châu Á Bác Ngao long trọng tổ chức hội nghị kết nạp thêm thành viên mới. Theo đó Israel và New Zealand đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn. Việc kết nạp thêm hai thành viên mới này không chỉ nâng cao số lượng thành viên tham gia, mà còn chứng tỏ vai trò và tầm ảnh hưởng của Diễn đàn ở khu vực cũng như trên thế giới.

Cũng trong tháng 4/2006, Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Diễn đàn Bác Ngao được tổ chức với chủ đề "Cơ hội mới của châu Á, phát triển hướng tới tầm cao mới". Hội nghị lần này thu hút hơn 1400 đại biểu, gồm quan chức chính phủ, doanh nhân, các chuyên gia và học giả đến từ 39 quốc gia. Trong đó, giới doanh nghiệp chiếm 3/4 số đại biểu. Trong khuôn khổ chủ đề của hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những vấn đề: sức cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Á, vòng đàm phán DOHA về mậu dịch toàn cầu, xu thế của thị trường năng lượng quốc tế… Ngoài ra, giới doanh nghiệp các nước còn thảo luận tiến trình cải cách mở cửa ngành ô tô và ngân hàng Trung Quốc.

Cũng giống như các hội nghị thường niên trước, trong khuôn khổ của hội nghị năm 2006, ngoài hội nghị toàn thể, Diễn đàn còn tổ chức nhiều hội

nghị bên lề để các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc tiến hành giao lưu và tìm hiểu lẫn nhau về các lĩnh vực năng lượng, dịch vụ, tài chính, tin học, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và khả năng của các công ty xuyên quốc gia ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có các cuộc đối thoại giữa các quan chức chính phủ và các doanh nghiệp.

Cũng tại hội nghị năm 2006, các đại biểu tham dự đã thảo luận khá nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu là các vấn đề liên quan đến thúc đẩy phát triển mậu dịch và hợp tác cùng có lợi trong khu vực. Cụ thể như: Môi trường quốc tế; Vấn đề năng lượng; Vấn đề nhất thể hoá tài chính châu Á; Vấn đề tự do mậu dịch của châu Á.

Có thể nói, Hội nghị thường niên năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Tại lễ bế mạc (24/4), Tổng Thư kí Diễn đàn, ông Long Vĩnh Đồ cho rằng, hội nghị đã đạt được những kết quả nổi bật sau:

"- Các đại biểu thống nhất cao khái niệm: “Hoà bình phát triển, chung sống hoà hợp, hợp tác cùng thắng”.

- Trao đổi và thống nhất cách nhìn nhận về những vấn đề quốc tế quan trọng như năng lượng và vòng đàm phán Doha.

- Lãnh đạo doanh nghiệp trở thành chủ thể tham dự hội nghị, xu thế hoá quốc tế diễn đàn được tăng cường hơn. Tại hội nghị lần này, lần đầu tiên số đại biểu nước ngoài tham dự nhiều hơn đại biểu Trung Quốc.

- Diễn đàn trở nên thực tế hơn, đáp ứng nhu cầu của người tham dự. Diễn đàn đã sắp xếp hơn 100 cuộc gặp gỡ giữa các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp với nhau.

- Các vấn đề về giáo dục, văn hoá, y tế và môi trường được đề cập và đi đến thống nhất các thức hợp tác.

- Lần đầu tiên Diễn đàn tổ chức được hội nghị toạ đàm giữa các doanh nghiệp hai bờ biển Đài Loan với chủ đề tăng cường hợp tác kinh tế hai bờ cùng phồn vinh.

- Định ra phương hướng phát triển cho châu Á trong thời gian tới là tăng cường hợp tác cùng có lợi, thực hiện phát triển ổn định.

- Các đại biểu tham dự nhất trí về chủ đề của hội nghị thường niên năm 2007 sẽ là các vấn đề xã hội và văn hoá của châu Á, thảo luận về sự phát triển và hoà nhập của châu Á từ nhiều góc độ "[48].

Ngoài những nội dung chính được được đưa ra thảo luận, bàn bạc và nhất trí trong Hội nghị thường niên, tháng 11/2006, Diễn đàn Bác Ngao còn phối hợp cùng Nhật Bản tổ chức "Hội thảo hợp tác văn hoá châu Á". Đây là hội thảo đầu tiên của Diễn đàn tổ chức tại Nhật Bản. Tại hội thảo, hơn 200 đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới đã thảo luận sôi nổi về việc thúc đẩy hội nhập châu Á, thúc đẩy giao lưu văn hoá và các vấn đề khác có giá trị phổ biến ở khu vực.

Như vậy, so với những năm trước, hoạt động của diễn đàn châu Á Bác Ngao trong năm 2006 đã thực chất hơn, đại biểu của các doanh nghiệp nhiều hơn, trong đó có cả đại biểu các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của thế giới nhiều hơn.

Trên cơ sở kết quả đạt được của năm 2006, nhất là sự thống nhất về chủ đề hoạt động của năm 2007, ngày 20/4/2007, Hội nghị thường niên lần thứ 6 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao được tổ chức. Tham dự hội nghị có 1400 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với đại diện của đông đảo các hãng truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đến đưa tin. Hội nghị năm 2007 thảo luận rất nhiều vấn đề nằm trong chủ đề chính: "Sự hấp dẫn của châu Á trong nền kinh tế thế giới: đổi mới và phát triển bền vững". Ngoài các vấn đề thảo luận về kinh tế - xã hội, Hội nghị thường niên lần thứ 6, năm 2007 còn tiến hành bầu cử các thành viên của Hội đồng trong nhiệm kì mới (2007 - 2010) và tổ chức tiệc gây quỹ truyền thống… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau Hội nghị thường niên lần thứ 6, Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn tổ chức nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ đề hoạt động của năm 2007.

Tháng 9/2007, Diễn đàn Bác Ngao tổ chức hội thảo quốc tế "Diễn đàn về các thành phố thế giới thứ 3" tại Giang Tô, Trung Quốc. Tham dự hội thảo có hơn 50 thị trưởng đến từ 14 quốc gia. Hội thảo bàn bạc về sự phát triển đô thị trong tương lai và các mối quan hệ cân bằng giữa bảo vệ di sản và giao lưu văn hoá. Hội thảo đã thông qua "Tuyên bố diễn đàn các thành phố thế giới thứ ba" tại Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc. Đặc biệt, ngày 8/10/2007, Diễn đàn Bác Ngao đã tổ chức "Diễn đàn kinh tế Âu - Á" năm 2007 tại Tây An. Diễn đàn này nhằm xúc tiến hơn nữa quá trình liên kết, hợp tác kinh tế bình đẳng giữa châu Âu và châu Á. Tiếp đó, tháng 11/2007, Diễn đàn Bác Ngao phối hợp cùng Mỹ tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân” lần thứ 2 tại Bắc Kinh. Hội nghị thu hút hơn 600 đại biểu tham dự, trong đó có sự tham dự của cựu Thủ tướng Anh Tony Blaie và một số chính khách nổi tiếng khác. Hội nghị thảo luận về những thách thức phải đối mặt trong khu vực, tìm kiếm giải pháp để thiết lập một nền tảng kinh tế bền vững cho khu vực châu Á. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2007, Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn tổ chức một số cuộc hội thảo gặp gỡ tại Luân Đôn (Anh) và Thâm Quyến (Trung Quốc)… để phân tích các vấn đề về xu hướng kinh tế toàn cầu, triển vọng thị trường vốn quốc tế, cơ hội của các doanh nghiệp Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu…

Bước sang năm 2008, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi quan trọng, tác động không nhỏ đến hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, trong đó đáng kể nhất là những biến động trên thị trường tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng khắp toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt định chế tài chính khổng lồ và làm cho thị trường chứng khoán khuynh đảo. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây hệ luỵ khôn lường đến nhiều nền kinh tế của châu Á. Trong đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Đến tháng 11/2008, tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giảm sút so với năm trước, đe doạ cuộc sống của hàng chục triệu lao động. Thêm vào đó, thảm họa động đất kinh hoàng tại Tứ Xuyên hồi đầu năm 2008 đã tác động trực tiếp đến sự thoái hoá của nền kinh tế lớn nhất châu Á này.

Chính sự ảm đạm của kinh tế thế giới và đặc biệt là sự giảm sút của kinh tế Trung Quốc trong năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Theo kế hoạch, hội nghị thường niên sẽ được tổ chức vào tháng 2/2008, nhưng do tác động của những nhân tố trên, nên đến tháng 4/2008, Hội nghị thường niên lần thứ 7 mới chính thức diễn ra. Chủ đề của Hội nghị lần thứ 7 là "Châu Á xanh: phát triển cùng thắng thông qua đổi mới". Tham dự Hội nghị có 1700 đại biểu đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ của Hội nghị, Diễn đàn tổ chức nhiều hoạt động như: Gala hội nghị, hoạt động từ thiện gây quỷ ủng hộ Tứ Xuyên, tổ chức lễ hội mùa xuân…

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để thảo luận chủ đề "khủng hoảng nợ dưới chuẩn" và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới. Trong cuộc thảo luận, các đại biểu đã vạch ra nguyên nhân và biện pháp giúp các nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.

Ngoài ra, ngay sau Hội nghị thường niên năm 2008, Diễn đàn Bác Ngao tiếp tục tổ chức hoạt động như "Hội nghị quốc tế Luân Đôn" để thảo

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của diễn đàn châu á bác ngao ( 2001 2012) luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử (Trang 60 - 69)