7. Bố cục của luận văn
2.3.3. Những hoạt động chính của Diễn đàn Bác Ngao
Trong cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Diễn đàn châu Á- Bác Ngao đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tìm cách đưa châu Á vượt qua khủng hoảng. Nổi bật lên trong các hoạt động ấy vẫn là các hội nghị thường niên hàng năm với những chủ đề thiết thực đối với châu Á. Năm 2009, Hội nghị thương niên lần thứ 8 họp với chủ đề "Khủng hoảng kinh tế châu Á: Triển vọng và thách thức". Năm 2010, Hội nghị thường niên thảo luận chủ đề "Phục hồi xanh: sự lựa chọn phát triển bền vững châu Á". Tiếp đó, chủ đề của Hội nghị thường niên lần thứ 10, năm 2011 là "Châu Á - tất cả đều thắng cuộc". Đặc biệt, Hội nghị thường niên thứ 11 của Diễn đàn khai mạc ngày 2/4/2012 đã thảo luận sôi nổi chủ đề: "Châu Á trong thế giới đang biến đổi: tiến tới phát triển lành mạnh và bền vững", đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới.
Có thể nói, những hội nghị thường niên cùng với các hoạt động sôi nổi của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những năm qua một lần nữa chứng tỏ đây là một diễn đàn "Thuần châu Á", hoạt động vì mục tiêu phát triển châu Á. Mặt khác hoạt động của Diễn đàn cũng thể hiện được những nổ lực vượt bậc của các nước trong khu vực để thoát khỏi tâm bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hội nghị thường niên lần thứ 8 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 4 năm 2009. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hầu hết các nền kinh tế phát triển lâm vào suy thoái, các nền kinh tế đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Toàn thế giới đang góp sức và phối hợp hành động để vượt qua khủng hoảng và khắc phục những thiếu sót mang tính hệ thống nhằm đưa kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững cùng chất lượng cao hơn và thân thiện môi trường hơn. Trong bối cảnh đó, Hội
nghị đã tập trung thảo luận chủ đề: "Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á: Thách thức và triển vọng". Hội nghị đã thu hút đông đảo các chính khách, giới doanh nghiệp, các học giả, giới truyền thông tham gia với số đại biểu tham dự đạt con số kỷ lục là 1800 người. Hội nghị đã tổ chức 19 phiên thảo luận, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề khủng hoảng kinh tế - tài chính và các biện pháp đối phó với tác động khủng hoảng; việc tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt giữa các nước tham dự Diễn đàn. Các nội dung chính bao gồm: đối phó với những thách thức của châu Á trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ; vai trò và vị trí của các nền kinh tế mới nổi; đối phó với những biến động của thương mại, đầu tư, an ninh năng lượng, khoáng sản thế giới; chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Năm 2009, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam trực tiếp tham dự Diễn đàn Bác Ngao. Điều này vừa thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với nước chủ nhà Trung Quốc. Đồng thời, hoạt động này cũng thể hiện quyết tâm của nước ta trong việc kiên trì đổi mới, mở cửa, chung tay khắc phục khủng hoảng cùng các nước trong khu vực.
Trong phiên khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 8, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã nhấn mạnh: "Đừng để những người hàng xóm xuống. Cộng đồng quốc tế là một cộng đồng lớn, như láng giềng tốt, chúng tôi sẽ không ngồi nhìn các nước láng giềng của chúng tôi thất bại, bởi vì nếu có thì chính chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian rất khó khăn hiện nay, hợp tác là chìa khóa để dẫn đầu một lối thoát" [55]. Phát biểu trên được coi như một lời nhắc nhở các nước trong khu vực đoàn kết để vượt qua khó khăn. Điều này đã được đông đảo các đại biểu tham gia hưởng ứng.
Bên cạnh cuộc họp thường niên năm 2009 về các vấn đề mà chủ đề Hội nghị đã nêu, Diễn đàn Bác Ngao còn tổ chức hội nghị với chủ đề "Tiếp theo
lợi thế của châu Á". Hội nghị này được tài trợ bởi chính quyền tỉnh Hải Nam. Trong đó, Việt Nam, Pakistan, Kazakistan, Togo, Phần Lan, Albania, New Zealand, Papua New Guinea và Mông Cổ đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập. Diễn đàn này diễn ra trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Diễn đàn Bác Ngao nên cũng thu hút đông đảo đại biểu tham gia nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của các nước trong khu vực.
Cũng trong năm 2009, Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn có nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi khác nhằm cụ thể hóa mục tiêu đề ra. Từ ngày 15 đến 16 tháng 9 năm 2009, Hội nghị BFA International Capital ở London Westminster Trung Hall đã được tổ chức. Hội nghị này thu hút khoảng 80 công ty Trung Quốc và 340 khách từ các công ty của các nước phương Tây tham dự. Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận về cách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc và các công ty dịch vụ tài chính phương Tây làm việc cùng nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Tiếp đó, ngày 27 tháng 9, Trung Quốc tổ chức cuộc bỏ phiếu "Great dấu ấn sức mạnh (1949 - 2009): Trung Quốc với 60 tiêu chuẩn trái đất" tại Bắc Kinh. Để hưởng ứng sự kiện này Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã kêu gọi được hơn 370.000 phiếu bầu, góp phần đưa Trung Quốc đạt điểm mốc Trung Quốc 60 tiêu chuẩn trái đất.
Ngày 07 tháng 12 năm 2009, Diễn đàn châu Á Bác Ngao tổ chức "Diễn đàn thanh niên mở" tại Hồng Kông. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn châu Á Bác Ngao thanh niên tiểu được tổ chức bên ngoài khu vực. Diễn đàn đã thu hút hơn 800 đại diện thanh niên từ nhiều nước trong khu vực tham gia. Tại diễn đàn các đại biểu đã thảo luận và phân tích chi tiết về cuộc khủng hoảng tài chính, chính sách của Trung Quốc trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và văn hóa, về chính sách và xu hướng phát triển của khu vực trong tương lai... Diễn đàn này đã khép lại một năm hoạt động đầy sôi động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đầy khó khăn.
Có thể nói, những hoạt động kịp thời và thiết thực trong năm 2009 của Diễn đàn Bác Ngao đã góp phần đưa các nước trong khu vực xích lại gần nhau hơn để cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng. Con đường phát triển phía trước của các quốc gia trong khu vực còn nhiều chông gai, nhưng qua những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Bác Ngao đã thắp sáng lên niềm tin về một tương lai thịnh vượng và đoàn kết trong khu vực châu Á. Đây có thể xem là kết quả lớn nhất mà Diễn đàn đã đạt được trong năm 2009. Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định khi tham gia diễn đàn rằng: "Tôi đã nói rằng, niềm tin là quan trọng hơn vàng và tiền tệ. Hôm nay, tôi muốn nói một lời, tôi hy vọng không bao giờ đi ra ngoài như một ngọn hải đăng, các nước, các doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới để sáng sáng đẫn đường. Hãy để chúng tôi củng cố niềm tin, tràn đầy hy vọng, và làm việc cùng nhau để tạo ra một tương lai tốt hơn cho châu Á" [41]
Bước sang năm 2010, đây được xem là năm kiện toàn về tổ chức của Đại hội đồng Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Theo đó, ngày 8/8/4/2010, các thành viên Đại hội đồng đã tổ chức họp để thảo luận sửa đổi một số điều khoản của Diễn đàn. Cũng trong cuộc họp này, Hội đồng đã bầu ra ban lãnh đạo mới gồm 9 Giám đốc là: Cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi, cựu Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda, cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, Chủ tịch tập đoàn Victor Fung, Phó Thống đốc tỉnh Hải Nam Giang Sixian, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Henry Paulson, cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin và Chủ tịch tập đoàn Mitsubishi Mikio Sasaki. Ngay sau đó, ngày 9 tháng 4, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã phát hành báo cáo thường niên năm 2009. Trong đó nổi bật là báo cáo về các nền kinh tế mới nổi. Đây là báo cáo đầu tiên nghiên cứu các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt, nhiều nền kinh tế trong khối G20 được lựa chọn trong số 11 nền kinh tế đang nổi lên.
Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 4 năm 2010, Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao được tổ chức tại Hải Nam với chủ đề: "Phục hồi xanh: Sự lựa chọn thực tế của châu Á phát triển bền vững". Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của các quan chức cấp cao Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới như: Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình; Chủ tịch Lào, Zhu Mali; Thủ tướng Đan Mạch, Anders Fogh Rasmussen; Thủ tướng Mông Cổ, Batbold; Phó Tổng thống Iran, Mohammad Reza Rahimi; Phó Tổng thống Afghanistan, Khalili; Phó Thủ tướng Đông Timor, Antonio Guterres… Bên cạnh đó, các cựu quan chức các nước cũng được mời tham dự Hội nghị như: cựu Thủ tướng Nhật Bản, Yasuo Fukuda; cựu Thủ tướng Malaysia, Abdullah Ahmad Badawi; cựu Thủ tướng Pakistan, Shaukat Aziz; cựu Tổng thống Philippines, Fidel Ramos; cựu Thủ tướng Australia, Bob Hawke; cựu Thủ tướng Kazakhstan, Tereshchenk… Ngoài ra còn có 2000 đại biểu đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Hội nghị.
Tiếp đó, ngày 2 tháng 11 năm 2010, Diễn đàn châu Á Bác Ngao và Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh đã phối hợp tổ chức sự kiện "Trung Quốc và Mỹ đối thoại doanh nghiệp". Tại đây, các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận nhiều vấn đề như: về triển vọng hợp tác kinh tế và phục hồi kinh tế toàn cầu, tỷ giá nhân dân tệ; Trung Quốc và môi trường đầu tư của Mỹ và những thách thức phải đối mặt với các doanh nghiệp… Đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận thẳng thắn, tích cực để cùng tìm cách thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hợp tác kinh tế và thương mại Trung - Mỹ. Đồng thời, giới doanh nghiệp hai nước cũng nhất trí việc phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại và nhiều vấn đề khác liên quan. Đây là sự kiện đầu tiên Diễn đàn châu Á Bác Ngao tham gia cùng Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc. Hai bên đã bày tỏ sự hài lòng với kết quả của cuộc đối thoại này và đồng ý hợp tác hơn nữa trong tương lai.
Ngày 26 tháng 11 năm 2010, Diễn đàn Bác Ngao cùng với Hồng Kông tổ chức "Diễn đàn thanh niên ưu tú" lần thứ 2. Chủ đề của Diễn đàn thanh niên lần này là "Phục hồi cơ hội châu Á và thách thức", nhằm mục đích khám phá tương lai của toàn cầu hóa ở châu Á và vai trò, sứ mệnh lịch sử của thế hệ trẻ. Diễn đàn thanh niên cũng thảo luận về vấn đề phát triển bền vững của các ngành công nghiệp văn hóa và tài chính…. Diễn đàn đã thu hút hơn 1.800 đại diện thanh niên ưu tú đến từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, trong năm 2010, Diễn đàn Bác Ngao còn tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của Diễn đàn và nguyên thủ các quốc gia trong khu vực, nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về nhiều vấn đề của khu vực. Những hoạt động nổi bật trên đã chứng tỏ sức sống của Diễn đàn trong bối cảnh khu vực còn nhiều khó khăn.
Năm 2011 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Đây là năm kỷ niệm 10 năm thành lập Diễn đàn. Do vậy, Diễn đàn Bác Ngao đã có nhiều hoạt động để nhìn lại chặng đường 10 năm hoạt động của mình và kịp thời điều chỉnh để tiếp tục đồng hành cùng giấc mơ phát triển châu Á.
Cũng như các năm trước, hoạt động chủ đạo của Diễn đàn là tổ chức hội nghị thường niên. Do đó, công tác chuẩn bị cho hoạt động này được diễn ra một cách chu đáo. Ngày 06 tháng 01 năm 2011, Tổng Thư ký Diễn đàn, Chu Văn Trọng đã tổ chức họp báo để thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị thường niên năm 2011 vào các ngày 14 - 16 tháng 4 năm 2011, với chủ đề "Phát triển toàn diện: Chương trình nghị sự chung và các thách thức mới". Tổng Thư kí cũng thông báo, cuộc họp thường niên năm 2011 sẽ bổ sung thêm các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và tổ chức thêm hội nghị bàn tròn.
Ngày 12 tháng 01 năm 2011, Tổng Thư ký Diễn đàn Bác Ngao đã gặp đại diện Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc để thảo luận việc tổ chức giao lưu quốc tế. Trong cuộc gặp này, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hợp tác giáo dục quốc tế. Tiếp đó, ngày 13 tháng 4, các thành viên của Hội đồng trong Diễn đàn Bác Ngao đã tổ chức hội nghị dưới sự chủ trì của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda. Tham gia Hội nghị gồm 13 thành viên và các Giám đốc, trong đó có cựu Thủ tướng Malaysia, Abdullah Ahmad Badawi và các chính trị gia nổi tiếng khác, cùng với đại diện các doanh nghiệp… Tại Hội nghị, Ban Thư ký của Hội đồng đã báo cáo các vấn đề về xây dựng nội bộ, thành viên dịch vụ, nghiên cứu khoa học... Sau cuộc họp Hội đồng, các thành viên của Đại hội đồng cũng tổ chức họp tại Bác Ngao để thảo luận và thông qua báo cáo của Tổng thư ký.
Trong báo cáo ngày 13 tháng 4 năm 2011, Ban Thư kí của Diễn đàn Bác Ngao đã khẳng định: Kể từ khi thành lập vào năm 2001, Diễn đàn đã tổ chức thành công 9 hội nghị thường niên. Trong đó, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, nước chủ nhà đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Diễn đàn phát triển liên tục và thuận lợi. Đặc biệt là chính quyền tỉnh Hải Nam luôn tạo điều kiện và hỗ trợ về mặt an ninh và nhiều vấn đề khác để Diễn đàn phát triển. Bên cạnh đó, Ban thư kí cũng ghi nhận sự nỗ lực to lớn và đóng góp xuất sắc của Ban Giám đốc Diễn đàn…
Trong 2 ngày 14 - 16/4/2011, Hội nghị thường niên lần thứ 10 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã được tổ chức tại Bác Ngao. Hội nghị lần thứ 10 có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào; Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev; Tổng thống Brazil Rousseff; Tổng thống Nam Phi, Jacob Zuma; Thủ tướng Hàn Quốc, Kim Hwang-sik; Thủ tướng Tây Ban Nha, Jose Luis Rodriguez Zapatero; Thủ tướng Ukraine, Mykola Azarov… và hơn 2474 đại
biểu đến từ châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Phi và khu vực Nam Mỹ. Đây là số lượng đại biểu tham gia lớn nhất từ trước đến nay. Hội nghị đã tập trung thảo luận hơn 20 chủ đề như: hiện trạng và triển vọng phát triển kinh tế hậu khủng hoảng; cải cách hệ thống tài chính quốc tế; giám sát tài chính tại châu Âu và Mỹ; các dòng vốn đầu tư; kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc…
Cũng tại Hội nghị lần thứ 10, Diễn đàn Bác Ngao đã kết nạp thêm các thành viên kim cương gồm: Thụy Điển Volvo Group, nhóm Australia FMG, Trung Quốc Maotai Group. Các thành viên Bạch Kim có: Saudi Basic Industries Corporation, Merrill Lynch, Đức Evonik Industries, Tata Group, Shanghai General Motors…còn tập đoàn SK của Hàn Quốc, Đan Mạch Danfoss, tạp chí Fortune và Tập đoàn Mông Ngưu đã ký kết để trở thành nhà