Nâng cao chất lợng thôngtin về dự án:

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giấy (Trang 61 - 63)

thanh toán 15

3.2.2.1 Nâng cao chất lợng thôngtin về dự án:

Bản chất công tác thẩm định tài chính dự án là tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án dựa trên cơ sở các thông tin về dự án mà ngân hàng nhận đợc. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho ngân hàng có đợc kết quả thẩm định chính xác, tiết kiệm thời gian chi phí của cả ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng hạn chế đợc rủi ro và nâng cao chất lợng tín dụng cho ngân hàng và ngợc lại. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay chi nhánh Ngân hàng Công thơng Cầu Giấy vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp qua hồ sơ xin vay vốn mà cha có điều kiện xác nhận lại mức độ đầy đủ, chính xác của các thông tin này. Để nâng cao chất lợng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay, chi nhánh Ngân hàng Công thơng Cầu Giấy cần nâng cao tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các nguồn thông tin về dự án thông qua việc so sánh, đối chiếu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau mà ngân hàng có thể tiếp cận nh:

 Nguồn thông tin từ chủ dự án: Có nhiều cách để khai thác thông tin khi ngân hàng thu thập thông tin từ chủ dự án. Ngân hàng có thể gửi văn bản yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng nh các Báo cáo tài chính về tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng trong những năm gần đây, thông tin về tính năng kỹ thuật, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng... của dự án. Để kiểm tra sát thực hơn về tình hình hoạt động của khách hàng có thể trực tiếp phỏng vấn khách hàng vay vốn để kiểm tra năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp và dự án của chủ dự án.

Không chỉ có vậy, ngân hàng còn có thể khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất_ kinh doanh của khách hàng để xác minh tình hình tài chính và năng lực sản xuất của khách hàng qua đó thẩm định lại các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án nh: công suất hoạt động của máy móc thiết bị, các định mức kinh tế_kỹ thuật của nghành, chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, sản lợng, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu... của dự án.

 Nguồn thông tin qua các tổ chức trung gian:

Ngân hàng có thể điều tra về khách hàng và dự án vay vốn tại ngân hàng thông qua các bạn hàng, khách hàng của chủ dự án, qua cơ quan thuế, cơ quan thống kê, công ty kiểm toán độc lập, tổ chức t vấn trung gian, cơ quan quản lý cấp trên của khách hàng ... thậm chí qua báo chí, phơng tiện thông tin đại chúng. Các nguồn thông tin này rất đa dạng, nó cho thấy các khía cạnh khác nhau của khách hàng và dự án mà ngân hàng khó kiểm tra đợc qua phơng pháp trực tiếp từ khách hàng. Trên cơ sở các thông tin này, ngân hàng tiến hành chọn lọc, phân tích, đánh giá khách hàng và dự án đặt trong mối quan hệ với môi trờng kinh tế, chính trị và xã hội để đa ra quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.

 Nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng về khách hàng: Nếu khách đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có thông tin về khách qua những lần giao dịch trớc đây, đây là cơ sở để đánh giá uy tín và tiềm lực của khách hàng trong thời gian qua nhng không thể dựa hoàn toàn vào nó để thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng ở thời điểm hiện tại. Nếu khách hàng lần đầu t quan hệ tín dụng với ngân hàng thì ngân hàng cần đặc biệt chú ý sử dụng các hình thức thu thập thông tin ở trên. Bên cạnh đó, ngân hàng cần điều qua về khách hàng thông qua các tổ chức tín dụng khác đã từng quan hệ tín dụng với khách để biết thêm tình hình hoạt động của khách hàng và uy tín của họ trên thị trờng tài chính đặc biệt là trong quan hệ tín dụng.

Để thuận lợi hơn trong việc điều tra, xác minh thông tin thì mỗi ngân hàng nên thiết lập phòng lu trữ thông tin mộ tcách có hệ thống và liên kết với nhau để trao đổi thông tin về khách hàng nh: thông tin về nghành nghề kinh doanh, về thị trờng( các thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trởng của từng sản phẩm, ngành, thị trờng cụ thể... ) , về chính sách vĩ mô của Chính phủ, các văn bản pháp lý, các quy định, tiêu chuẩn do Chính phủ và các Bộ, nghành khác ban hành nh: Luật đầu t trong nớc, Luật tín dụng, Luật đầu t nớc ngoài, Luật thuế, Luật doanh nghiệp, Luật kế toán... và các văn bản dới luật nh: quy chế quản lý đầu t xây dựng, quy định về quản lý tài chính, các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy định về thanh_ quyết toán công trình, về đấu thầu, về tính khấu hao TSCĐ, quy hoạch xây dựng vùng, lãnh thổ... Đây là nguồn thông tin nhanh chóng, lâu bền, dễ khai thác và rẻ nhất cho ngân hàng.

Nguồn thông tin cuối cùng mà ngân hàng có thể khai thác là thông qua Trung tân thông tin tín dụng( CIC ) của Ngân hàng Nhà nớc. Ngguồn thôngtin này sẽ cung cấp tơng đối đầy đủ thông tin về mức độ tín nhiệm tín dụng cảu khách hàngvới các tổ chức tín dụng khác và trên thị trờng. Mức độ tin cậy của nguồn thông tin này phụ thuộc vào tính chính xác của các báo cáo do các NHTM cung cấp. Vì vậy ngoài nguồn thông tin từ CIC, chi nhánh Ngân hàng Công th- ơng Cầu Giấy nên chủ động khai thác thêm từ các bộ phận của Ngân hàng nhà n- ớc nh: Vụ tín dụng, Vụ chiến lợc khách hàng, Vụ quản lý ngoại hối, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống và các NHTM khác thông qua hệ thống Ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giấy (Trang 61 - 63)