Quan niệm về tình yêu

Một phần của tài liệu Thơ tình nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 59 - 61)

Bớc đầu so sánh thơ tình Nguyễn Bính và thơ tình Xuân Diệu.

3.2.2Quan niệm về tình yêu

Thơ tình Xuân Diệu là những vần thơ tiêu biểu cho thế hệ thi sĩ 1932 – 1945, một thế hệ đã tìm thấy tình yêu những điều to lớn hơn cả bản thân nó. Họ thấy ở tình yêu cả cứu cánh, phơng tiện giúp họ vợt thoát hoàn cảnh, sự hởng lạc tuyệt đối, nơi trú ẩn bình yên.

Nhng điểm đặc biệt của thơ tình Xuân Diệu lại chính là xuất phát từ một triết lý sống, một quan niệm về tình yêu độc đáo, mới lạ, có thể nói là táo tợn, gây hấn với quan niệm luyến ái truyền thống:

- Tài năng chi, Danh vọng kể mà chi Kể chi Tiền với một kẻ si mê

Chỉ thấy nghĩa trong ái tình vĩnh viễn - Tôi không biết, không biết gì nữa cả Chỉ yêu nhiều là tôi biết mà thôi - Tôi đã yêu khi cha có tuổi

Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi

Kẻ đa tình không cần đủ thịt da Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.

Đúng là tuyên ngôn của một thứ tình si mê.

Đọc thơ tình Xuân Diệu ta thấy ông coi tình yêu nh một tôn giáo – thứ tôn giáo lãng mạn, tôn giáo nghệ sĩ. Tuy nhiên, trong “tôn giáo tình yêu” của Xuân Diệu, phần đời vẫn đậm hơn phần đạo, phần trần thế vẫn đậm hơn phần thánh thiêng. Với Xuân Diệu, tình yêu là thứ tôn giáo mà ở đó ông vừa là tín đồ, vừa là Giáo chủ. Đến với tình yêu, Xuân Diệu cho rằng trớc hết và quan trọng nhất là để giao tình, để thụ hởng ân ái, đúng nh khát khao luyến ái muôn thuở trên trần thế. Mà một tình yêu nh vậy thì không thể thiếu nhục cảm:

Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt

Nhng nhục cảm không phải là tất cả, tinh thần mới là cái đích cao hơn của nguồn thụ hởng:

Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi ta muốn hồn em.

Với Nguyễn Bính, ông lại có một quan niệm về tình yêu khác hẳn Xuân Diệu. Quan niệm tình yêu của Nguyễn Bính nghiêng về truyền thống: Tình yêu gắn liền, thậm chí đồng nhất với hôn nhân. Nhân duyên trong thơ Nguyễn Bính không có chủ trơng “những cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” [4,11], theo điệu sống hiện đại mà… những cái tôi thuần đô thị bấy giờ chủ trơng và hăng hái. Trái lại, trong thơ tình Nguyễn Bính, cha gì ông đã toan tính chuyện trăm năm, thích trói buộc nhau vào chuyện trăm năm với những cau trầu:

Thôi Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Trong thơ mình, Nguyễn Bính xây những giấc mộng về một mái ấm gia đình:

Ta sẽ là vợ chồng Sẽ yêu nhau mãi mãi Sẽ xe sợi chỉ hồng Sẽ hát ca ân ái.

Ông trân trọng những mối tình chung thuỷ với cuộc sống đoàn viên sum họp:

Nh chuyện Tơng Nh và Trác Thị Đanhau về ở đất Lâm Cùng Vờn cau trắng xoá hoa cam rụng Tôi với em Nhi kết vợ chồng.

Tình yêu của Nguyễn Bính không thoát ly đời thờng để tang bồng trên cảnh mà rất gần gũi với cuộc đời:

Sáng giăng chia nửa vờn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau.

Thế giới tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là một thế giới hoà hợp êm đềm dựa trên quan niệm tình yêu truyền thống.

Một phần của tài liệu Thơ tình nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 59 - 61)