Bi kịch tình yêu:

Một phần của tài liệu Thơ tình nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 54 - 57)

Bớc đầu so sánh thơ tình Nguyễn Bính và thơ tình Xuân Diệu.

3.1.2.Bi kịch tình yêu:

Đối với các thi nhân, tình yêu luôn là một khát khao. Tình yêu, một mặt không chỉ đem lại cảm giác ngọt ngào say đắm... mặt khác, tình yêu còn là sự cô đơn, ly biệt, những đau khổ, tan vỡ của lứa đôi. Nó đã trở thành một “quy luật” của tình yêu, tình yêu là phải có đau thơng, có ly biệt. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính cũng không nằm ngoài cái “quy luật” đó.

Mang trong lòng một tình yêu đẹp, đam mê, sôi nổi, luôn khát khao một tình yêu đích thực, nhng Xuân Diệu là ngời không may mắn trong tình yêu. Càng yêu say đắm thiết tha bao nhiêu, nhà thơ càng thấy lạc lõng, cô đơn bấy nhiêu.

Với ông hoàng của thơ tình yêu thì những khao khát vô biên và tuyệt đích trong tình yêu luôn là một hi vọng, một sự tìm kiếm không ngừng. Nh- ng không phải bao giờ tình yêu đó cũng là hơng vị ngọt ngào. Tình yêu đó còn là đau khổ, mòn mỏi:

Yêu là chết trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc đợc yêu.

Mọi cuộc chia ly, mọi sự ra đi đều mang theo một nỗi buồn, nhng có lẽ cuộc chia tay của tình yêu mới đúng là “chết” hơn cả. Những “vết thơng lòng” luôn gây tổn thất, đau đớn vì tình yêu là thế, luôn luôn là sự thử thách trong suốt cả cuộc đời dài của con ngời. Từ sự nhận thức về nỗi buồn đau trong chia ly tình yêu, Xuân Diệu thờng xuyên nói về sự ly biệt trong tình yêu:

- Giờ li biệt cứ đến gần từng phút

- Bèo hợp để chia tan Ngời gần để ly biệt.

- Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.

Đối với Xuân Diệu, những tình cảm gắn bó thiết tha của lứa đôi ấy luôn mang mầm mống của sự ly biệt, cách xa, khó thành. Xuân Diệu là một thi sĩ có năng lực sống và yêu hết sức dồi dào, ông tởng mình có thể đem tình yêu để cảm hoá cả vũ trụ – Nhng thời gian không ngừng trôi, tuổi trẻ một đi không trở lại, còn tình yêu và hạnh phúc lại quá mong manh, dễ vỡ:

- Ta thấy gì đâu sâu sắc yêu kiều Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng. - Đã mất tình yêu trong gió rủi

Không ngời thấu rõ đến nguồn thơng.

thi sĩ của thơng yêu, cũng là một ngời suốt đời mắc bệnh tơng t, tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng gặp phải những đau khổ, trắc trở. Đa số những bài thơ tình của Nguyễn Bính nói về những mối tình dang dở, lỡ làng. Từ những khắc khoải mong chờ, hờn giận khi hò hẹn cho đến những

nỗi đau đớn xót xa khi tình yêu tan vỡ, thơ tình Nguyễn Bính thể hiện sâu sắc những bi kịch của tình yêu.

Trong thơ Nguyễn Bính ít có những cuộc gặp gỡ của trai gái trong hạnh phúc lứa đôi mà thờng là những trạng thái mong ớc, nhớ nhung, tơng t, đợi chờ…

- Giá đừng có dậu mồng tơi

Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. - Nhớ nhung trắng xoá cả mây trời Trắng xoá hồn tôi, ai nhớ tôi.

Nguyễn Bính đối với tình yêu bằng một tấm lòng chân thành nhất của một tâm hồn chân quê, mộc mạc, thế nhng ông luôn bị thất tình:

Ngời có đôi ta rất một mình Phong trần đâu dám mắt ai xanh Đêm nay giăng rụng về bên ấy Gác trọ còn nguyên gió thất tình.

Thêu dệt nên bao ớc mộng tình duyên, bao giấc mơ hạnh phúc nhng chẳng bao giờ thành:

Xây bao nhiêu mộng thế mà

Đến nay phải gọi ngời là cố nhân.

Nguyễn Bính đã đặt rất nhiều niềm tin vào tình yêu và yêu rất chân thành, đằm thắm nhng ông cũng nhận thức đợc rằng ớc mong và hiện thực là cả một khoảng cách xa vời:

Tôi vào sâu quá và xa quá Đờng lụt sơng mờ lụt lá rơi

Cô đơn, tuyệt vọng, Nguyễn Bính nh tha thiết, cầu mong, thậm chí van xin:

Tôi rót hồn tôi xuống mắt nàng Hồn tôi là cả một lời van

Tôi van nàng đấy! van nàng đấy! Ai có yêu đơng chả vội vàng.

Tình yêu luôn đem lại cảm giác ngọt ngào, say đắm, nhng tình yêu còn mang trong nó là những nỗi buồn, nỗi đau, sự tuyệt vọng dù là tình yêu trong đời thực hay tình yêu trong đời mộng của thi nhân. Thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Nguyễn Bính đã gặp nhau ở một khát vọng tình yêu chân thành, say đắm và cả trong những bi kịch đau đớn của tình yêu.

Một phần của tài liệu Thơ tình nguyễn bính trước cách mạng tháng tám (Trang 54 - 57)