II. Giải pháp cho đầu tư phát triển tại DNNN
2. Giải pháp dành cho các DNNN
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hàng tồn trữ
Các doanh nghiệp phải xác định qui mô hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiẹp một cách hợp lý, để làm sao cho lượng dự trữ không quá ít, đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không quá nhiều, khiến vốn phát huy được giá trị.
Thứ nhất, về công tác kho bãi. Các kho hàng chứa hàng tồn trữ phải kín và phù hợp với từng loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư cần được bảo vệ. Địa điểm kho dự trữ cần phải bố trí sao cho việc vận chuyển tối thiểu và dễ dàng cho việc nhập xuất các hàng hóa. Để thuận lợi cho công tác dự trữ và tốc độ giải phóng kho, cần thiết phải nhận dạng sản phẩm một cách nhanh chóng. Giải pháp đơn giản nhất là sử dụng một bộ mã số hoặc cả chữ và số cho mỗi mặt hàng dự trữ
Thứ hai, về quản trị hàng tồn kho. Sử dụng các phiếu kho để ghi chép sự vận động của hàng hóa (nhập và xuất), tính toán số lượng tồn kho. Thực hiện kiểm kê một cách thường xuyên để tính được những mất mát hoặc hư hỏng ở tất cả các dạng. Phải quản trị tồn kho một cách hợp lý, nhằm chuẩn bị lượng hàng trước khi giao dịch, vì khâu quản lý không thể kết hợp hai giai
đoạn sản xuất, do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển vật liệu thô theo lô, lượng đặt mua hàng tồn kho nhiều,vì năng lực sản xuất có hạn…
Thứ ba, về giảm chi phí của hàng tồn kho. Dựa trên nghiên cứu thực tế của bản thân doanh nghiệp và của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp thường xuyên đưa ra những kiến nghị cho các hiệp hội ngành nghề. Từ đó có những kiến nghị với Chính phủ về sửa đổi hợp lý chính sách trong việc định hướng hàng tồn kho, chi phí của hàng tồn kho cho các doanh nghiệp nhằm giảm bớt các chi phí như chi phí đáp ứng cho khách hàng, chi phí phối hợp cho sản xuất, chi phí tồn kho…