II. Giải pháp cho đầu tư phát triển tại DNNN
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược và lập quy hoạch
Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định, thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá chiến lược đầu tư của các ngành.
Thứ hai, quy hoạch phát triển các ngành cần ưu tiên, chú trọng các ngành hướng vào xuất khẩu có hiệu quả và phát huy được lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Thứ ba, công tác quy hoạch phải hướng tới phục vụ phát triển nhanh và bền vững các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu đã xác định, đồng thời hỗ trợ các vùng khác phát triển thỏa đáng, để giảm khoảng cách giàu nghèo.
Thứ tư, việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đầu tư cần chú trọng bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
1.2. Đổi mới quy chế huy động vốn và hình thành cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả hiệu quả
Thứ nhất, về cơ chế bổ sung vốn đầu tư cho DNNN, chuyển từ cơ chế “xin-cho” sang cơ chế “vay-trả”. Các DNNN hiện nay vẫn hoạt động theo cơ chế mang nặng tính bao cấp xin cho, được hưởng các ưu đãi của nhà nước dẫn đến ỷ lại, kém hiệu quả. Vì vậy cần phải đưa các DNNN trở lại hoạt động theo chế độ hạch toán, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác mà vẫn đảm bảo tốt vị trí vai trò của mình. Giải pháp này không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN mà đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai, về chính sách tín dụng, cần có những điều chỉnh phù hợp. Đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước, phải thật sự “chuyển từ cách phân bổ mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp thông qua tín dụng đầu tư” như đã nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X. Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư theo mục tiêu, công bố rõ từng mục tiêu với các điều kiện ưu đãi cụ thể, như về sử dụng đất, vốn cho vay, thuế khi đi vào hoạt động... đưa ra cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đấu thầu, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, về tín dụng đầu tư phát triển (tín dụng ưu đãi). Vào thời kỳ đầu của nền kinh tế tín dụng ưu đãi đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển
vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn mà khả năng sinh lợi lại không cao như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Nhưng khi nền kinh tế ngày một phát triển theo hướng của một nền kinh tế thị trường thì những bất cập của loại hình tín dụng này đã bộc lộ. Để khắc phục được những nhược điểm này cần thực hiện một số nguyên tắc sau: Một là, chỉ sử dụng tín dụng ưu đãi cho các dự án đảm bảo thu lại được nợ gốc và lãi vay đầy đủ. Hai là, bố trí tín dụng ưu đãi phải tập trung dứt điểm nhanh để đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư. Ba là, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ được sử dụng với các doanh nghiệp được thẩm định chặt chẽ, có tài sản bảo lãnh.
1.3. Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại DNNN mà trọng tâm là Cổ phần hóa DNNN hóa DNNN
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận DNNN. Đổi mới tư tưởng, kinh tế Nhà nước đóng vài trò chủ đạo nhưng không nhất thiết phải chiếm số vốn đầu tư và kinh doanh áp đảo. Do vậy có thể và cần thiết đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận DNNN nhằm huy động vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nhgieepj kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả vốn đầu tư. Tuy vậy tốc độ cổ phần hóa hiện nay còn quá chậm và còn nhiều bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục: Một là, định giá giá trị DNNN chính xác, đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp đảm bảo không làm thất thoát tài sản doanh nghiệp. Hai là, cần có chính sách hỗ trợ các DNNN hậu cổ phần hóa để các doanh nghiệp này đứng vững và phát triển và thể hiện tính nhất quán trong chính sách của Nhà nước.
Thứ hai, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT Nhà nước; xây dựng, hình thành các tập đoàn kinh tế. Những biện pháp cụ thể của giải pháp này là: Một là, xây dựng, củng cố các TCT, tập đoàn kinh tế theo hướng tập trung nguồn lực để chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, thu gọn, giảm bớt các ngành nghề không cần thiết hoặc không đủ nguồn lực phát triển. Hai là, xây dựng các TCT, tập đoàn kinh tế mạnh dựa trên các tiêu chí: tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
1.4. Hoàn thiện khung thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để quản lý hoạt động đầu tư quản lý hoạt động đầu tư
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh. Mặc dù Luật doanh nghiệp thống nhất trên nguyên tắc đảm bảo môi trường kinh doanh và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp được thống nhất, bình đẳng nhưng trong thực tế còn nhiều khác biệt. Để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thì mấu chốt là phải sửa đổi luật về cạnh tranh và độc quyền theo hướng tạo cơ hội cho DNNN phát huy tác năng lực của mình thông qua việc sử dụng các quyền và nghĩa vụ của một công ty thực sự trong nền kinh tế. Quan hệ sở hữu và quản lý của Nhà nước đối với các DNNN trở nên rõ ràng, minh bạch hơn
Thứ hai, cần có những quy định thích hợp để hạn chế hiện tượng đầu tư dàn trải, nợ nần dây dưa trong việc thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB. Đầu tư dàn trải của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư của DNNN với vai trò là chủ đầu tư hay nhà thầu đều giảm sút. Từ đó sinh ra nợ đọng cộng thêm nhưng quy định dễ dãi về khoanh nợ, giãn nợ thậm chí là xóa nợ khiến cho các DNNN không có lý do
gì để sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. Bởi vậy cần có những quy định cụ thể hạn chế đầu tư dàn trải, kinh doanh ngoài ngành nghề chủ yếu và những quy định về cấm giãn nợ và xóa nợ tràn lan mà thay vào đó là các quy định về Luật phá sản.