Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quyết toán kinh phí NCKH

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 77 - 84)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

3.3.2.Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quyết toán kinh phí NCKH

NCKH

Cần sử dụng cơ chế khoán theo đúng nghĩa của nó trong vấn đề quyết toán kinh phí NCKH. Cụ thể khi giao kinh phí cho một đề tài, nhiệm vụ NCKH, giao cho họ hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu rõ mục tiêu, nội dung và sản phẩm cần phải đạt được. Muốn làm được việc này thì nhà nước cần phải nghiên cứu, tính toán đưa ra được định mức khoán kinh phí cho một nhiệm vụ NCKH. Trên cơ sở mức khoán mà nhà nước giao, nhà khoa học chủ động chi tiêu sử dụng trong khoản tiền đó, không cần phải kiểm soát việc chi tiêu của họ mà vấn đề là sản phẩm cuối cùng của quá trình NCKH của họ được nghiệm thu. Còn nếu không hoàn thành họ phải trả lại kinh phí cho nhà trường. Muốn làm được việc này thì người thẩm định phải sát thực tế, am hiểu khoa học và phải nắm rõ về tài chính. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tạo dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu trên. Khi có những vướng mắc, bất cập về tài chính trong khoa học thì những chuyên gia này sẽ là cầu nối giữa các nhà khoa học và người làm chính sách, với kinh nghiệm cần thiết để tháo gỡ vấn đề. Bên cạnh vấn đề về tài chính thì nhóm chuyên gia này phải là những thiện xạ trong lĩnh vực chuyên môn NCKH và có thể kết hợp với các chuyên gia đầu ngành để kiểm tra giám sát và nghiệm thu chất lượng chuyên môn của các đề tài NCKH. Việc đánh giá chất lượng các sản phẩm NCKH trong lĩnh vực KHXH&NV không thể đo đạc một cách chính xác được vì vậy việc quyết toán kinh phí căn cứ vào kết quả đầu ra của

sản phẩm NCKH về cơ bản vẫn phải dựa vào hội đồng chuyên môn đánh giá mà không phải dựa hoàn toàn vào nhà quản lí tài chính được.

Đổi mới phương thức giao nhiệm vụ KH&CN và hệ thống đề tài khoa học, đề án, dự án. Trường ĐHXH&NV cần lấy chất lượng và hiệu quả của sản phẩm đầu ra làm tiêu chí để xét duyệt, tổ chức, triển khai thực hiện, nghiệm thu và đánh giá các nhiệm vụ KH&CN. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng các hoạt động KHCN, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Các chủ nhiệm đề tài được quyền quyết về các hạng mục chi và mức chi miễn sao hoàn thành được nhiệm vụ và kết quả cuối cùng đạt chất lượng và có ý nghĩa thực tiễn cao. Như vậy, chất lượng đề tài NCKH không phải nằm ở việc thực hiện các hoạt động theo tiến độ và kinh phí đã được phê duyệt mà là ở bản báo cáo cuối cùng và các sản phẩm như hai bên đã thoả thuận trong thuyết minh và hợp đồng. Quyền tự chủ trong hoạt động khoa học và tài chính là quyền vô cùng cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Bản thân người nghiên cứu khoa học phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì họ mới có động lực để làm việc khoa học chứ không phải đi theo những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.

TIểU KếT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã đưa ra được cơ sở cho việc hình thành định hướng chung cho nhóm giải pháp để khắc phục sự không tương thích giữa tiến độ thực hiện đề tài NCKH và kinh phí để triển khai đó là theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

1) Tự chủ được hiểu là tự chủ về khoa học, tự chủ về tài chính.

2) Đổi mới phương thức quản lý tài chính theo hướng tự chủ sẽ giúp cho các cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học dễ dàng thực hiện và tạo động lực cho người tham gia nghiên cứu khoa học hơn.

KẾT LUẬN

1.Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động chính của hoạt động KH&CN được thể hiện bằng những đề tài NCKH. NCKH trong các trường đại học ngày càng được quan tâm và chú trọng.

2.Việc triển khai các hoạt động NCKH đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó sự không tương thức giữa việc cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện gây ra nhiều hậu quả cho người tham gia nghiên cứu và cơ quan quản lý.

3.Việc trao quyền tự chủ cho cá nhân tham gia nghiên cứu và cơ quan quản lý đem lại nhiều lợi ích và phù hợp với logic phát triển của nghiên cứu khoa học nói riêng cũng như của hoạt động KH&CN nói chung.

KHUYẾN NGHỊ

1.Bộ KH&CN và Bộ Tài chính: cần xây dựng lại các định mức chi cho hoạt động KH&CN phù hợp với thực tiễn và đơn giản hoá các thủ tục thanh quyết toán, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức tham gia NCKH hoàn thành nhiệm vụ.

2.Trường ĐHKHXH&NV và Trường ĐQGHN: cần chủ động đề xuất các đề tài NCKH, tìm nhiều nguồn đề tài, tìm nguồn tài trợ, liên kết cho các đề tài và khuyến khích các cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học. Đồng thơi tạo những cơ sở về thủ tục hành chính, môi trường làm việc thuận lợi, công khai các quy trình quản lý đề tài NCKH, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác tài chính đề tài NCKH để nâng cao năng lực tài chính của các cán bộ tham gia NCKH.

3.Các cán bộ, giảng viên là chủ nhiệm đề tài, thành viên tham gia NCKH: cần chủ động đóng góp ý kiến để điều chỉnh kịp thời các quy định tài chính và các quy định khác khi tham gia NCKH, đề cao tính hiệu quả của nghiên cứu và kết quả, đóng góp, lợi ích mà đề tài đem lại, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đề tài NCKH của nhà trường.

4.Các cán bộ làm công tác quản lý NCKH: luôn luôn cập nhật thường xuyên các thông tư, hướng dẫn mới để kịp thời hỗ trợ cho các chủ nhiệm đề tài thực hiện tốt các công tác liên quan quản lý; theo sát đề tài để kiểm tra và có những trao đổi khi gặp những vướng mắc, khó khăn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định số 186/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 11 năm 2013 về Đại học Quốc gia.

2. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa tổ chức khoa học và công nghệ công lập

3. Nghị định 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

4. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH, NXB. Khoa học và

Kỹ thuật.

5. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá NCKH, NXB. Khoa học Kỹ thuật.

6. Vũ Cao Đàm (2007), Một số vấn đề quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta

7. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập I,

Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, tập II,

Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

9. Vũ Cao Đàm (2013), Cải cách căn bản chính sách giáo dục và xây dựng đại học nghiên cứu ở Việt Nam, (chuyên đề thuộc đề tài ĐHQGHN –

PGS.TS Phạm Xuân Hằng, chủ nhiệm đề tài)

10.Vũ Cao Đàm (2002), Đâu là giới hạn của việc xóa bỏ cơ chế “xin – cho” trong hoạt động khoa học, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 10/2002

11.Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

12.Lê Thu Hương (2011), Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP

13.Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQG HN ban hành Hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà nội.

14.Đại học Quốc gia Hà Nội: Quyết định số 4096 /QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQG HN ngày 12 tháng 11 năm 2013 điều chỉnh quy định đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án nghiên cứu trong Hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

15.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Giáo dục đại học của nước Cộng hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật số 08/2012/QH13).

16.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Khoa học và Công nghệ của nước Cộng hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật số 29/2013/QH13).

17.Bùi Loan Thuỳ, “Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 3- tháng 3-4/2012.

18.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Quyết định số 487/2009/QĐ-XHNV ngày 27/03/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ban hành Phân cấp quản lý và quy trình hoạt động ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

19.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Công văn số 714/XHNV-KH ngày 26/3/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2014.

20.Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN của Nguyễn Thị Anh

Thư, (Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 3/2006),

21.Hiệu quả khó "đong đếm" của Nguyễn Minh Hòa (Tạp chí Hoạt

động khoa học, số tháng 9/2006),

22.Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam (Mã số: B2003.38.76TĐ) của Mai Ngọc Cường

23.Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính trách nhiệm trong quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học hiện nay

ThS.Trần Thị Ninh Giang; ThS. Nguyễn Đông Hanh; GS.TSKH.Vũ Ngọc Hải; CN.Nguyễn Việt Hùng; TS.Lê Đông Phương; TS. Phạm Quang Sáng; ThS. Ngô Văn Trung; PGS. TS.Nguyễn Đức Trí.

24.Phạm Thị Ly (2012), Tự chủ tài chính ở các trường Đại học công

(http://lypham.net/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=28

0&Itemid=2

25.“Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao

đẳng Việt Nam” được đăng tải tại

www.ier.edu.vn/index2.php/option=com_docman&task

26.Các trang thông tin điện từ: www.mof.gov.vn , www.most.gov.vn,

www.techz.vn, www.thanhnien.com.vn, www.vast.ac.vn,

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 77 - 84)