Tự chủ về tài chính

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 71 - 74)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

3.2.2. Tự chủ về tài chính

3.2.2.1. Tự chủ kinh phí NCKH cho các đơn vị, thực hiện giao kinh phí theo tính mới của đề tài

Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 cũng đưa ra giải pháp, điều chỉnh phân bổ ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH&CN theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí của bộ, ngành, địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Nguồn tài chính đầu tư cho NCKH trong những năm gần đây của trường còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của đơn vị. ĐHQGHN cần điều chỉnh việc phân bổ các nguồn lực tài chính theo hướng dành tỉ trọng lớn hơn cho NCKH của nhà trường. Việc tăng nguồn tài chính này sẽ góp phần nâng

cao hiệu quả công tác NCKH của nhà trường. Với việc tăng cường nguồn tài chính cho NCKH sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này trên lĩnh vực NCKH, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc tham gia đấu thầu các đề tài NCKH của các quỹ NCKH. Chính sách tài chính cần quan tâm đến việc trả công cho nhà khoa học để họ yên tâm dành toàn tâm trí cho công việc NCKH của họ. Cần phải có chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ khoa học như một số ngành nghề khác mà nhà nước đã có chế độ ưu đãi đặc biệt như quân đội, công an, giáo viên… Trong phần kinh phí cấp cho NCKH cần bổ sung thêm phần quĩ thu nhập tăng thêm cho các nhà khoa học và quĩ thu nhập này sẽ do Hiệu trưởng nhà trường quyết định phân chia theo qui chế chi tiêu nội bộ. Phần thu nhập tăng thêm từ nguồn NCKH sẽ phân bổ theo sự cống hiến của nhà khoa học, ai làm nhiều được hưởng nhiều, không hạn chế mức trần của phần thu nhập tăng thêm này, ai chỉ làm các công việc đơn thuần mà không có những kết quả của NCKH thì chỉ hưởng mức lương cơ bản theo thang bảng lương của nhà nước.

Như một phát biểu của Giáo sư Hoàng Xuân Sính phát biểu trong một cuộc trao đổi với các nhà khoa học, giáo sư nói: Chúng tôi không yêu cầu nhà nước “đãi ngộ”. Nhà nước đừng nghĩ sẽ “đãi ngộ”, mà hãy trả công cho các nhà khoa học sao cho đúng với lao động của họ.

"Nếu nhà khoa học nào tài năng, có nhiều cống hiến thì không hạn chế thu nhập của họ", nguyên thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu.

Về phía Bộ Tài chính, nguyên thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho biết, bộ này ủng hộ việc tự chủ của các tổ chức khoa học và luôn tạo điều kiện thuận lợi để cấp kinh phí cho NCKH.

Tất cả chỉ dừng ở việc phát biểu, ủng hộ và mọi thứ vẫn còn trong kế hoạch của Bộ, ngành, Chính phủ chưa thành văn bản. Để thực điều mà các vị lãnh đạo phát biểu trở thành hiện thực còn là cả một quá trình. Nhà nước cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt đối với các nhà khoa học, có như vậy họ mới có thể dốc toàn bộ tâm lực cống hiến cho khoa học.

Với việc giao quyền tự chủ về NCKH cho nhà trường thì nhà trường được quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn kinh phí mà ĐHQGHN cấp cho NCKH để chi cho hoạt động NCKH của nhà trường. Căn cứ vào dự toán mà ĐHQGHN giao hàng năm, nhà trường sẽ xét duyệt các kế hoạch NCKH của các cá nhân và đơn vị đăng kí ngay trong năm đó. Điều này đảm bảo tính kịp thời và tính mới của NCKH, với cơ chế này nhà trường sẽ chủ động trong việc xét duyệt các đề tài và nhiệm vụ NCKH trong toàn trường, kinh phí luôn sẵn sàng phục vụ các nhà khoa học. Tránh tình trạng các nhà khoa học cứ đăng kí đề tài từ năm nọ sang đến năm sau vẫn không được xét duyệt, còn có những đề tài khi được xét duyệt thì nó không còn tính mới nữa và như vậy đâu có cần phải NCKH. Từ năm 2009 đến năm 2013 nhà trường đã phải nộp lại NSNN là 804 triệu đồng của 64 đề tài quá hạn. Nguyên nhân của sự quá hạn này là một số đề tài đã mất tính mới, một số đề tài do các nhà khoa học chờ đợi quá lâu đã không còn thiết tha với hướng nghiên cứu đó nữa và một số lí do cá nhân. Đây là một nghịch lí của tài chính trong NCKH của nhà trường, cùng trong sự quản lí của trường mà một số đề tài đang chờ đợi vì không có kinh phí, trong khi đó lại “thừa tiền” nộp lại NSNN do một số đề tài quá hạn. Nếu đã giao cho nhà trường tự chủ về tổ chức và tài chính trong lĩnh vực NCKH theo Nghị định 43 và Nghị định 115 thì nhà nước phải tạo điều kiện và cho phép nhà trường chuyển mục đích sử dụng nguồn kinh phí này cho nhiệm vụ NCKH mới của nhà trường. Có như vậy thì nhà trường mới chủ động, khuyến khích động viên nguồn lực khoa học tiềm năng của trường. Với việc tự chủ nguồn tài chính nhà trường cần xây dựng cơ chế phát hiện, hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho những nhóm nghiên cứu tiềm năng, say mê nghiên cứu và có nhiệt huyết cống hiến thông qua các cuộc thi hiểu biết về khoa học, thông qua các bài nghiên cứu công bố công bố trên các tạp chí trên thế giới có chỉ số trích dẫn cao của ISI , chỉ số ISBN, chỉ số Scopus, ISSN và một số tạp chí của Việt Nam. Muốn NCKH phát triển phải trên cơ sở sự say mê tìm tòi, sáng tạo và nhiệt huyết cống hiến thì điều không thể thiếu được

bên cạnh đó là phải có cơ chế về tài chính để nhà khoa học không phải trăn trở với cơm áo gạo tiền, phải có chính sách khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ tinh thần nhà khoa học.

3.2.2.2. Giảm thiểu các thủ tục hành chính cho việc đăng kí và cấp phát kinh phí NCKH

Việc cấp kinh phí cho các đề tài NCKH nhiều khi còn chậm một phần do phải qua nhiều tầng lớp trung gian, như Bộ, các vụ, ban quản lý, văn phòng, cơ quan chủ quản nên có thể tiền bị ứ đọng. Trong khi đó Bộ Tài chính khẳng định: “Tiền cho NCKH chúng tôi không muốn giữ làm gì, chỉ muốn cấp nhanh, cấp đúng chỗ cho các nhà khoa học”. Vậy thì vấn đề cần giải quyết ở đậy là gì? Bản thân Bộ Tài chính cũng mong muốn tinh giản các thủ tục tài chính, giảm bớt các vị trí không cần thiết để tiền ngân sách có thể cấp trực tiếp đến các tổ chức NCKH.

Cần phải giải quyết triệt để những vướng mắc mà thủ tục hành chính gây ra. Cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ cơ chế kiểm soát trước sang kiểm soát sau, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với nguồn ngân sách cho NCKH nhằm khắc phục tình trạng giải ngân quá chậm do phải dành quá nhiều thời gian cho các thủ tục về tài chính.

Với các ý tưởng NCKH, các nhà khoa học sẽ đăng kí trực tiếp với nhà trường thông qua phòng Quản lí và NCKH. Căn cứ vào nhiệm vụ và khả năng về tài chính, hàng năm ĐHQGHN giao dự toán cho trường. Trên cơ sở kinh phí được giao và các nhiệm vụ khoa học đã đăng kí, nhà trường tiến hành thẩm định và giao kinh phí cho các chủ trì thực hiện nhiệm vụ NCKH của mình.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)