Nhóm giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho cá nhân thực hiện đề

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 74 - 77)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

3.3. Nhóm giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho cá nhân thực hiện đề

hiện đề tài NCKH

3.3.1.Thực hiện cấp kinh phí NCKH theo tiến độ thực hiện đề tài và sản phẩm đầu ra của NCKH

bản phải giao quyền tự chủ cho các nhà khoa học, các đề tài nghiên cứu sẽ được đề xuất từ chính họ. Đây là lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào sự ham hiểu biết, khám phá và sáng tạo của các nhà khoa học và cũng chỉ các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực mới có thể hiểu được giá trị của kết quả nghiên cứu. Để có thể lựa chọn được các đề tài mang tính cấp thiết, tránh tình trạng kinh phí dàn trải không tiết kiệm thì việc lựa chọn đề tài là khâu vô cùng quan trọng. Cần phải thành lập một hội đồng tuyển chọn đề tài có đủ năng lực, trách nhiệm có đức, có tài đảm bảo công việc xét tuyển đề tài được dân chủ, công khai và minh bạch. Muốn vậy thì ngoài việc lựa chọn hội đồng tuyển chọn với đầy đủ các tiêu chí nêu trên thì vấn đề đặt ra nữa là phải đảm bảo lợi ích xứng đáng về vật chất cũng như tinh thần cho các thành viên hội đồng. Với một hội đồng khoa học thẩm định đề tài NCKH có uy tín, làm việc có trách nhiệm thì sẽ đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Muốn phát huy được sức mạnh tập thể thì trước hết từng cá nhân phải mạnh, vì vậy cần coi trọng và có chế độ đặc biệt đối với những ý tưởng nghiên cứu mới do cá nhân nhà khoa học đề xuất. Đôi khi cá nhân đề xuất ý tưởng nghiên cứu nhưng lại được thực hiện bởi một tập thể. Trong NCKH, việc tìm ra một ý tưởng nghiên cứu mới là vô cùng quan trọng, có thể là cơ sở để ra đời một ngành khoa học mới, tạo một bước đột phá lớn cho nền khoa học phát triển. Chỉ có thể với cơ chế tự chủ về tài chính thì nhà trường mới sẵn sàng nguồn kinh phí để đáp ứng kịp thời cho các ý tưởng NCKH mới này.

Một đặc điểm nữa của NCKH là mang tính rủi ro. Nghiên cứu là cả một quá trình, chia ra làm nhiều giai đoạn. Có thể giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu và các giai đoạn tiếp theo, việc nghiên cứu vẫn mang lại kết quả như mong đợi nhưng đến kết quả cuối cùng lại không thành công. Vì vậy nếu lấy kết quả cuối cùng để cấp kinh phí cho người nghiên cứu có thể sẽ không công bằng cho nhà khoa học. Nên cần có sự kiểm tra, giám sát quá trình nghiên cứu thông qua nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu từng giai đoạn

được hội đồng chuyên gia thẩm định. Căn cứ vào kết luận của hội đồng nghiệm thu đánh giá từng giai đoạn của đề tài NCKH mà đơn vị tiếp tục cấp kinh phí cho đề tài ở giai đoạn tiếp theo.

Biện pháp quản lí nguồn kinh phí NCKH giao cho trường tự chủ trong việc chi tiêu cho hoạt động NCKH thực chất là mô hình quản lí và sử dụng ngân sách tiên tiến. Biện pháp này cho phép sử dụng kinh phí theo hình thức khoán đến sản phẩm cuối cùng, thậm chí có thể sử dụng kinh phí NSNN để “mua” sản phẩm NCKH của nhà khoa học, thực chất là việc trả công cho nhà khoa học sau khi họ đã hoàn thành kết quả nghiên cứu của mình. Với những sản phẩm khoa học này, nếu được hội đồng nghiệm thu thông qua và đánh giá cao chất lượng sản phẩm, hoặc chứng minh được việc đưa sản phẩm vào ứng dụng vào thực tế thì nhà trường cần có những chính sách khen thưởng thích đáng để động viên nhà khoa học. Có được như vậy thì họ sẽ dốc toàn bộ tâm lực vào công cuộc NCKH của nhà trường.

Để tạo thuận lợi tối đa cho việc thực hiện các đề tài NCKH cũng như thanh quyết toán đề tài sau khi nghiệm thu, đề nghị các cơ sở quản lý chức năng như Bộ Tài chính, Bộ KH&CN cần sửa đổi việc quy định chi tiết từng hạng mục chi tiêu như hiện nay bởi nó tạo nên sự vô lý trong chi tiêu ở giai đoạn thực hiện đề tài, vừa gây khó khăn cho các nhà khoa học khi thanh quyết toán đề tài. Vì thế, các cơ quan quản lý chỉ cần phê duyệt tổng mức kinh phí được chi cho đề tài, sau đó cho phép chủ nhiệm đề tài tạm ứng 50% - 70% tổng kinh phí của đề tài ngay sau khi ký hợp đồng nghiên cứu. Phần còn lại chủ nhiệm đề tài chỉ được nhận sau khi đề tài đã được nghiệm thu như thỏa thuận. Việc chi tiêu cho các hạng mục công việc cụ thể do chủ nhiệm đề tài quyết định. Nếu đề tài không được nghiệm thu thì chủ nhiệm đề tài phải trả lại toàn bộ phần kinh phí đã nhận. Tất cả những điều khoản này chỉ cần được ghi trong Hợp đồng NCKH và có sự đồng thuận giữa Cơ quan chủ quản, Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài.

chưa có đề tài hoặc đang thực hiện các đề tài trong luận văn, luận án tuy nhiên tránh chủ nghĩa bình quân. Tạo cơ chế và điều kiện để cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu đăng ký, tham gia thực hiện các đề tài, dự án KHCN các cấp. Khuyến khích và khen thưởng các cán bộ có nhiều đề tài, dự án khoa học ký kết với bên ngoài. Khuyến khích các cán bộ đầu ngành, trình độ cao tham gia các đề tài, dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế, những đề tài khoa học thuộc lĩnh vực được nhiều người trên thế giới quan tâm.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)