Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 67 - 69)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

3.1.2.Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005

Nghị định 43 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ra đời thay thế cho Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định 10 chỉ qui định các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ về tài chính, cụ thể chưa có qui định về tự chủ cho lĩnh vực KH&CN. Năm 2005 thì Nghị định 115 ra đời mới qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong nghị định 43 cũng nói rất rõ tại điểm 3 điều 1: Các tổ chức KH&CN thực hiện theo qui định tại nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì nhiệm vụ chi cho các nhiệm vụ KH&CN là nhiệm vụ chi không thường xuyên và phải thực hiện theo nghị định 115.

Quyền tự chủ về tài chính và tài sản mà Nghị định 115 nêu ra bao gồm quyền được tạo nguồn và quyền được phân phối và sử dụng nguồn đó trong tổ

chức KH&CN.

Tự chủ nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước: các dự án, công trình do các cơ quan Nhà nước giao, đặt hàng hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức KH&CN. Về nguồn tài chính từ hợp đồng và nguồn thu hồi do bán sản phẩm chế thử, Nhà nước cho phép các cơ quan R&D được thành lập các quỹ phát triển khoa học và kỹ thuật, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng.

- Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc tạo ra các nguồn vốn để phát triển KH&CN không những bằng việc gia tăng kinh phí đầu tư trực tiếp từ ngân sách mà còn thông qua việc tạo ra các đòn bẩy gián tiếp như miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi...đối với các hoạt động KH&CN. Nguồn đầu tư vào KH&CN chủ yếu sẽ là:

+ Kinh phí đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước:

Kinh phí của ngân sách nhà nước sẽ là nguồn tài chính lớn nhất và được quản lý tập trung để thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm và xây dựng tiềm lực KH&CN quốc gia. Nhà nước dành 2% ngân sách đầu tư cho KH&CN, trước kia, kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa bao giờ vượt quá 1-1,2% ngân sách Nhà nước và luôn luôn ở trong tình trạng được cấp phát tùy tiện, nhỏ giọt. Điều đó đã tạo nên những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KH&CN.

Trích từ kinh phí xây dựng cơ bản của các công trình có vốn đầu tư cơ bản lớn cho các hoạt động R&D phục vụ trực tiếp cho các công trình đó. Quy định này xuất phát từ thực tiễn cho thấy, nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn do thiếu kinh phí nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai một số đề tài nghiên cứu để đảm bảo tiến độ công trình

Kinh phí của quỹ phát triển KH&CN của các bộ, tỉnh, thành phố. Các nguồn vốn để thành lập quỹ bao gồm: kinh phí của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, kinh phí thu hồi từ các nghiên cứu của ngành, tỉnh,

thành phố; kinh phí trích từ lợi nhuận của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Quỹ phát triển KH&CN sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại các ngành, địa phương chủ động triển khai các đề tài nghiên cứu cần thiết cho sự phát triển của ngành, địa phương.

+ Kinh phí đầu tư gián tiếp từ ngân sách Nhà nước thông qua việc miễn, giảm thuế. Các hợp đồng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử không phải nộp thuế, các hợp đồng dịch vụ KH&CN không phải nộp thuế lợi tức nhưng phải nộp thuế doanh thu. Phần kinh phí các đơn vị cơ sở nhận được do miễn giảm thuế được đưa vào quỹ phát triển KH&CN của cơ sở để nâng cao tiềm lực nghiên cứu. Chính sách miễn giảm thuế nói trên một mặt sẽ tạo ra sự quan tâm vật chất của các tổ chức sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu đối với KH&CN và mặt khác thực sự góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cũng như độ mạo hiểm kinh tế khi tiến hành các hoạt động KH&CN. Thông qua những đòn bẩy thuế, Nhà nước sẽ huy động được một tỷ lệ kinh phí lớn hơn từ nền kinh tế quốc dân đầu tư vào KH&CN.

+ Các nguồn vốn có được thông qua tín dụng. Có hai nguồn vốn vay chủ yếu: vay của ngân hàng theo các thể lệ chung (trước đây với quan niệm cơ quan khoa học là cơ quan sự nghiệp, nhiều ngân hàng không cho phép các cơ quan khoa học được vay vốn của ngân hàng); vay theo quy chế ưu đãi đối với các dự án triển khai áp dụng kỹ thuật tiến bộ.

+ Kinh phí từ viện trợ cũng như từ các dự án phối hợp nghiên cứu song phương, đa phương với các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 67 - 69)