10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần
2.1.2. Tình hình NCKH của trường ĐHKHXH&NV
Với định hướng và tầm nhìn của ĐHQGHN nói chung và của trường ĐHKHXH&NV nói riêng đều là: trở thành đại học nghiên cứu, đứng đầu đất nước, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, thì hoạt động NCKH luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với đội ngũ giáo sư đầu ngành và chuyên gia về KHXH&NV có trình độ cao, trường ĐHKHXH&NV đã và đang thực hiện hàng trăm đề tài, dự án; phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu có qui mô quốc gia, khu vực và quốc tế. Những hoạt động nghiên cứu này đã góp phần thiết thực vào công tác đào tạo của nhà trường và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định và hướng tới các mục tiêu trong một số lĩnh vực nghiên cứu sau:
Nghiên cứu các vấn đề lí luận, các học thuyết, quan điểm, phương pháp nghiên cứu thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học vững chắc cho việc xây dựng chủ thuyết phát triển. Các công trình nghiên cứu là sự vận dụng, ứng dụng các lí thuyết, phương pháp nghiên cứu vào việc triển khai một hoặc một hệ thống các vấn đề khoa học cụ thể phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời tìm ra các đặc tính, quy luật vận động, phát triển của xã hội Việt Nam.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu lớn mang tính liên ngành, nghiên cứu khu vực, nghiên cứu những vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia đồng thời của nhiều ngành khoa học, từ đó phân tích, xác lập các luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế quản lí, chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu về đặc tính lịch sử, văn hoá, xã hội điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu vùng và liên vùng, tiến trình phát triển, đấu tranh thống nhất, hoà hợp dân tộc. Các đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ sự hình thành, phát triển cũng như sự suy tàn của các nền văn hoá, các vương quốc cổ, các đế chế; quá trình khai phá, mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền của Tổ quốc; chính sách kinh tế – xã hội đối với
vùng đất mới, vai trò tích cực, chủ thể của người Việt cũng như của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt nam trong quá trình đấu tranh xác lập chủ quyền, bảo vệ lợi ích kinh tế, bản sắc văn hoá dân tộc.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề giao lưu, tiếp xúc văn hoá của các nền văn hoá, các không gian văn hoá tộc người, các trung tâm văn hoá trên đất nước ta trong lịch sử. Mặt khác, xác định rõ khái niệm vùng văn hoá, không gian văn hoá, những ưu thế và đặc thù của mỗi vùng văn hoá gắn liền với ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá; nghiên cứu các dòng di cư, cuộc sống của các dân tộc vùng biên, làm rõ tính thống nhất và đa dạng của văn hoá Việt Nam trong tình hình văn hoá khu vực; nghiên cứu sự thâm nhập, ảnh hưởng của các tôn giáo lớn, quá trình bản địa hoá của các tôn giáo, hệ tư tưởng; sự hình thành, vai trò của các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích, hệ giá trị; sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới, các giá trị, quan niệm xã hội mới cũng như khả năng diễn tiến, hệ quả nhiều mặt của các mối quan hệ xã hội đó; vai trò của gia đình, của trẻ em, phụ nữ; vấn đề giới, người cao tuổi, quan hệ hôn nhân xuyên biên giới, hệ thống an sinh xã hội; chính sách của chính quyền, vai trò của các tổ chức xã hội; sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá, những khác biệt và xung đột văn hoá giữa các dân tộc, cộng đồng người trong thời đại công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.
Nghiên cứu về tiềm năng, môi trường văn hoá, kinh tế biển, truyền thống khai thác biển và ý thức về biển của dân tộc ta trong lịch sử; quá trình đấu tranh, xác lập chủ quyền lãnh hải; các vùng đặc quyền và không gian biển, sự tranh chấp chủ quyền trên biển, chiến lược biển của các quốc gia; vấn đề dân cư, di dân ra đảo, các dòng giao lưu văn hoá trên biển và ven biển; mỗi liên hệ giữa biển và lục địa; truyền thống và khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh khu vực, bảo vệ những nguồn lợi trên biển; nghiên cứu về thương mại biển, luật biển quốc tế, các thách thức của môi trường biển, các tuyến hải thương và bang giao khu vực, quốc
tế diễn ra trong lịch sử đặc biệt là ở khu vực Biển Đông hiện nay.
Nghiên cứu vị thế và cách thức ứng đối chính trị của dân tộc ta trong lịch sử, tiến trình đấu tranh thống nhất đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc; các chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu và bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới; vận hội và những thách thức đã và đang đặt ra đối với đất nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.
Cùng với đào tạo thì NCKH là một nhiệm vụ lớn của nhà trường. Các nhiệm vụ NCKH mà nhà trường đã triển khai bao gồm nhiều lĩnh vực như: thực hiện các đề tài NCKH; hội thảo, tọa đàm khoa học; các báo cáo, bài báo, công bố khoa học; đào tào thạc sĩ, nghiên cứu sinh.
Cũng là một điều đặc biệt riêng có ở Việt Nam là việc chia các đề tài NCKH theo các cấp, với mức độ và kinh phí khác nhau. Theo thống kê từ phòng Quản lí NCKH, số lượng đề tài các cấp theo từng năm có thay đổi nhưng không theo một qui luật nào mà theo nhiệm vụ, định hướng nghiên cứu và kinh phí cấp của Đại học Quốc gia. Những năm gần đây nhà trường đã tìm cách mở rộng hoạt động NCKH từ nguồn đầu tư của các quĩ NCKH như quĩ Nafosted mà đỉnh điểm là năm 2013 nhà trường đã kí được 10 hợp đồng NCKH từ quĩ này.
Bảng 2.1. Số lượng đề tài khoa học các cấp từ 2009-2014
Cấp Năm Cấp NN Đề tài Nafosted Cấp ĐHQG Đề tài với điạ phương Cấp trường Cả năm 2009 4 53 33 90 2010 2 12 34 48 2011 3 13 17 33 2012 4 7 20 2 16 49 2013 8 10 10 20 48 2014 4 18 1 16 39 Tổng 22 20 126 3 136 307
Một hoạt động cũng không kém phần quan trọng của nhiệm vụ NCKH là các cuộc hội thảo và tọa đàm khoa học trong nước và quốc tế. Các hội thảo, tọa đàm khoa học của nhà trường được triển khai nhiều chuyên đề khác nhau thuộc lĩnh vực KHXH&NV đã và đang mang lại những kết quả nhất định trong hướng phát triển đại học nghiên cứu và cũng là một trong tác nhân giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển.
Bảng 2.2 . Số hội thảo/tọa đàm khoa học từ 2009-2014
Tính chất
Năm
Trong nước Quốc tế Cả năm
2009 8 10 19 2010 14 21 35 2011 9 20 29 2012 13 19 32 2013 7 16 23 2014 3 7 10 Tổng 54 93 147
(Nguồn phòng Quản lí nghiên cứu khoa học, trường ĐHKHXH&NV)
Hoạt động NCKH góp phần quan trọng trong việc đào tạo chất lượng cao tại trường ĐHKHXH&NV. Bên cạnh đó còn có phong trào NCKH của sinh viên được trường ĐHKHXH&NV quan tâm tổ chức thực hiện và được hưởng ứng của đông đảo sinh viên.
Trong nhiều năm qua trường ĐHKHXH&NV luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích giảng dạy và NCKH và nhận được nhiều khen ngợi và phần thưởng từ phía cấp trên. Trong hoạt động NCKH của sinh viên, nhà trường cũng đạt được những thành tích nhất định.
Bảng 2.3. Giải thưởng khoa học cán bộ từ 2009-2014 Cấp Năm Cấp Nhà nước Cấp ĐHQG HN Trường (khen thưởng công bố quốc tế) và Khác Cả năm 2009 1 2010 3 7 2011 5 10 9 2012 4 22 2013 3 18 + 05 2014 Tổng 5 21 61
(Nguồn phòng Quản lí nghiên cứu khoa học, trường ĐHKHXH&NV)
Bảng 2.4 . Các giải thưởng cấp Bộ /ĐHQG về NCKH sinh viên 2009-2014 Giải Năm Nhất Nhì Ba KK Cả năm 2009 1 2 4 7 2010 1 9 6 16 2011 2 3 5 10 2012 1 2 2 3 8 2013 1 2 3 2014 Tổng 2 6 18 18 44
(Nguồn phòng Quản lí nghiên cứu khoa học, trường ĐHKHXH&NV)
Bên cạnh đó là việc tăng về số lượng tuyệt đối việc công bố các công trình trên các bài báo đăng tạp chí trong nước và quốc tế, công trình chuyên khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, các bài báo trong các hội thảo khoa học có giá trị khoa học cao. Các báo cáo đều đánh giá chất lượng của NCKH là tốt so với mặt bằng chung của cả nước, chứng tỏ vai trò và uy tín đầu ngành của trường ĐHKHXH&NV.
Bảng 2.5. Công bố khoa học từ 2009-2014
Công bố
Năm
Giáo trình/ chuyên khảo
Bài báo/báo cáo khoa học trong nước
(gồm Tạp chí và Hội thảo trong nước)
Bài báo/báo cáo khoa học quốc tế/bài báo ISI
và Scopus (gồm Tạp chí quốc tế và báo cáo hội thảo quốc tế)
Cả năm 2009 8 356 29+120 513 2010 15 361 40+159 575 2011 11 389 44+130 574 2012 12 356 42+111 521 2013 17 365 47+103 532 2014 (6 tháng đầu năm) 5 207 18+26 259 Tổng 71 2,034 869 2,974
(Nguồn phòng Quản lí nghiên cứu khoa học, trường ĐHKHXH&NV) 2.1.3 Các nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH
Là một trường đại học đứng đầu cả nước về nghiên cứu lĩnh vực KHXH&NV. Nội dung nghiên cứu vô cùng rộng. Nghiên cứu về khoa học chính trị; nghiên cứu về văn hóa, truyền thông; nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng miền, địa lí, biển đảo; nghiên cứu về xã hội học, các học thuyết xã hội; các nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Với qui mô nghiên cứu như vậy thì nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng vô cùng phong phú. Các nguồn kinh phí cấp cho NCKH tại trường Đại học KHXH&NV chủ yếu từ mấy nguồn sau:
+ Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; + Nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH;
+ Nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước;
+ Nguồn kinh phí hợp tác với các trường, viện, đơn vị trong và ngoài nước. Mỗi nguồn kinh phí lại có yêu cầu quản lí tài chính riêng biệt. Các hoạt động NCKH có sử dụng kinh phí từ NSNN thì thực hiện theo các qui định của nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Các hoạt động
NCKH sử dụng nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH nào thì thực hiện theo qui định của quĩ đó. Còn đối với việc sử dụng kinh phí viện trợ và tài trợ thì thực hiện theo qui định của đối tác tài trợ và không bị pháp luật cấm. Thông qua việc thỏa thuận và hợp tác với các đối tác ngoài trường thì một số hoạt động NCKH sẽ được kí kết và thực hiện, chú ý là các hoạt động này cũng phải được luật cho phép.
- Nguồn kinh phí từ ngân sách
Theo luật khoa học và công nghệ năm 2013 Nhà nước đảm bảo mỗi năm choc ho KH&CN 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. (tương đương với 0,5 đến 0,6 GDP). Tuy nhiên theo số liệu báo cáo của bộ Khoa học và công nghệ thì con số thực tế cho hoạt động này chưa đến 2%. Năm 2006 tổng chi cho hoạt động này chiếm 1,85% ngân sách nhà nước tương đương với 5.429 tỉ đồng thì dự toán đến năm 2014 sẽ là 1,36% tương đương 13.666 tỉ đồng1. Với tỉ lệ đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ này thì ngay cả đối với trong nước còn quá thấp (chưa đạt được mức 2% chi ngân sách nhà nước). Còn nếu lấy giá trị tuyệt đối là hơn 13.000 tỉ đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ để so sánh với các nước phát triển thì nó chỉ tương đương hoặc thậm chí không bằng đầu tư cho KH&CN của một Hãng. Ví dụ như trong năm 2012 hãng Apple đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tới 3,4 tỉ đô la Mỹ (tương đương 71.400 tỉ đồng; hãng Microsoft là 9,8 tỉ đô la Mỹ (205.800 tỉ đồng)2
Cùng với tình hình chung của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ khoa học so với nhiệm vụ đào tạo trong các trường đại học còn tương đối thấp, trường Đại học KHXH&NV cũng không nằm ngoại lệ. Năm 2013, trong tổng số kinh phí do NSNN cấp cho trường là 80 tỉ đồng thì kinh phí dành cho NCKH là 6,5 tỉ đồng (chiếm 8%), còn nếu tính trên tổng kinh phí coi như là ngân sách là 158 tỉ đồng thì kinh phí chi cho NCKH chỉ chiếm
1 Số liệu Bộ KH&CN
2
4%. Đây là con số quá thấp so với nhiệm vụ và chiến lược phát triển của nhà trường. Với quan điểm là xây dựng đại học nghiên cứu tiên tiến, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, NCKH đỉnh cao thì mức đầu tư cho khoa học từ NSNN là chưa tương xứng, đặc biệt đây lại là nguồn đầu tư chủ yếu cho NCKH của nhà trường.
-Nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH, kinh phí ngân sách địa phương Mấy năm trở lại đây trường cũng đã nhận được nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH cho các hoạt động NCKH của nhà trường. Nguồn kinh phí này chủ yếu do các nhà khoa học trực tiếp thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Thông thường các quĩ này sẽ tài trợ cho các đề tài có các định hướng nghiên cứu cơ bản ưu tiên của quỹ, các đề tài nghiên cứu cơ bản và kết thúc đợt nghiên cứu thì các quĩ cũng sẽ đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ. Nguồn kinh phí từ các sở ngành địa phương thường thuộc về các đề tài do chính cơ sở địa phương đó đặt hàng cho nhà trường. Năm 2013 kinh phí chi cho NCKH từ nguồn này là 10,788 tỉ đồng. Đây là con số tương đối lớn và mở ra hướng đi mới cho hoạt động NCKH của nhà trường cũng như các nhà khoa học.
-Nguồn kinh phí từ tài trợ, viện trợ và hợp tác
Trong nhiều năm qua, trên cơ sở uy tín của nhà trường và các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, trường đã và đang thực hiện nhiều chương trình NCKH do đối tác tài trợ. Và đây cũng là nguồn kinh phí lớn thứ 2 sau nguồn kinh phí từ NSNN dành cho hoạt động NCKH của nhà trường. Trong nước, trường có các hợp tác về nghiên cứu KHXN&NV với các trường Đại học trong nước, các viện, sở, ban ngành. Mỗi năm có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế (theo bảng 2.2) được tổ chức, đây là sự hợp tác giữa trường với các đối tác bên ngoài. Các cuộc hội thảo này không những là nơi để các nhà khoa học trao đổi học thuật, đề xuất các hướng đi mới trong khoa học của mình mà còn là nguồn thu hút về tài chính cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ NCKH này.
2.2. Thực trạng quản lí tài chính cho các đề tài NCKH tại Trường ĐH KHXH&NV ĐH KHXH&NV
2.2.1. Thực trạng của việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho các đề tài NCKH các đề tài NCKH
2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí NCKH
Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 thì trường được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Về quản lí tài chính hoạt động NCKH thì trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005.
Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao, chiến lược phát triển của nhà trường, định hướng và hướng dẫn về nhiệm vụ NCKH của ĐHQGHN, nhà trường sẽ triển khai hướng dẫn việc đăng kí các đề tài NCKH, các hội