Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 65 - 67)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

3.1.1.Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006

Nghị định 43 ra đời đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với mục tiêu là các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chủ động trong việc phát huy các nguồn lực sẵn có của đơn vị mình trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội, của đất nước. Được tự chủ đồng nghĩa với việc đơn vị phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình mà nhà nước, xã hội giao cho. Tiến tới việc giảm dần nguồn chi bao cấp từ NSNN cho các hoạt động của đơn vị này và có thể là cắt hẳn nguồn chi này đối với những đơn vị đã phát triển có khả năng tự trang trải hoàn toàn kinh phí. Để thực hiện được mục tiêu này, nghị định 43 đã cho phép các đơn vị sự nghiệp được thực hiện tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mỗi đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền với yêu cầu mà Nghị định 43 đã đưa ra là:

- Phải hoàn thành nhiệm vụ, các hoạt động của đơn vị phải phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị;

- Các hoạt động phải diễn ra một cách công khai, dân chủ và tuân theo luật pháp;

- Phải chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật về những hoạt động của mình và phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đảm bảo lợi ích của tất cả các bên theo pháp luật qui định.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập tức là các đơn vị được quyền tự xác định phương hướng hoạt động và phát triển của mình. Mọi người tham gia vào hoạt động NCKH, từ các nhà khoa học là người trực tiếp làm khoa học cho đến bộ phận quản lí và phục vụ là người giám tiếp tham gia vào công tác NCKH đều có quyền chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Nhà khoa học được quyền lựa chọn phương hướng, định hướng nghiên cứu; được quyền lựa chọn cách thức thực hiện, thời gian và không gian NCKH. Trong quá trình nghiên cứu, họ có quyền thay đổi hay lựa chọn một phương hướng nghiên cứu mới và kết quả cuối cùng của hoạt động NCKH của họ là một sản phẩm, công trình NCKH ra đời. Nhà nước không đưa ra các định hướng NCKH bắt buộc nhà khoa học phải thực hiện mà nhà nước chỉ hỗ trợ họ về tài chính để họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhà nước có thể đặt hàng các nhiệm vụ NCKH và các nhà khoa học có thể tự do tham gia vào hoạt động NCKH này theo cách thức đấu thầu để lựa chọn người thực hiện.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tức nhà nhà nước phải giảm thiểu các thủ tục hành chính tiến tới xóa bỏ các rằng buộc hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc phân cấp quản lí của từng đơn vị, của cấp trên xuống cấp dưới, của cơ quan chủ quản đối với đơn vị, của trung ương xuống địa phương đã được thực hiện khá tốt nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà phức tạp, chồng chéo lên nhau gây khó khăn thậm chí gây tâm lí chán nản cho người thực hiện. Với sự ra đời của nghị định 43 là một hy vọng cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cách gọn nhẹ, nhanh chóng và đơn giản nhất.

Điểm nổi bật trong Nghị định 43 là việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi đối với những hoạt động thường xuyên như: chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao; chi phục vụ cho thực hiện công việc, chi dịch vụ thu phí, lệ phí;

chi cho các hoạt động dịch vụ. Mức chi này có thể cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tùy vào khả năng nguồn tài chính của đơn vị. Với các hoạt động chi thường xuyên này thủ trưởng đơn vị có thể quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận trong đơn vị mình. Còn một số khoản chi không thường xuyên như: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi các chương trình đào tạo bồi dưỡng các bộ, viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng;… thì đơn vị vẫn phải thực hiện chi theo qui định của Nhà nước.

Với sự ra đời của Nghị định 43 này thì các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong khuôn khổ của pháp luật và những qui định ràng buộc của nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 65 - 67)