2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
4- Ke toán trưởng:
- Tố chức bộ máy kế toán phù hợp đặc điểm, quy mô hoạt động của TCT.
Ký và kiểm tra công tác thu chi hằng ngày.
- Tố chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu mật và các số liệu kế toán. Kiểm tra, kí duyệt, kiểm tra các số liệu tổng hợp và nộp báo cáo quyết toán đúng hạn.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiếm tra công tác kế toán hiện hành. - Trợ giúp Ban giám đốc trong việc điều hòa và tổ chức nguồn vốn
hoạt động tại Tổng công ty. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và pháp luật về hoạt động kế toán tại Tống công ty.
ị- Phó phòng tài chính kế toán:
- Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc chỉ đạo và kiểm tra công tác kế toán hiện hành.
Kiểm tra và theo dõi tình hình kế toán ở các công ty con, thay mặt giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng.
i- Ke toán ban quản lý dự án:
- Theo dõi vật tư tại dự án của Tổng Công Ty. - Lên kế hoạch thanh toán công nợ vật tư.
- Liên hệ các nhà cung cấp vật tư để phục vụ vật tư cho dự án...
i- Thủ quỹ:
- Hằng ngày cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt tình hình thu chi của Tống công ty, quản lý tiền mặt tồn quỹ của Tống công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra đối chiếu giữa sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán.
4-
Kế toán côns nợ; TSCĐ, vạt tư:
Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm công nợ, TSCĐ, vật tư.
Kiềm soát chặt chẽ việc báo quản, bảo dưỡng và sử dụng nhằm nâng cao hiệu suất.
Tính toán số khấu hao TSCĐ kịp thời, chính xác và phân bố vào các đối tượng sử dụng.
Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ. Theo dõi các khoản công nợ phát sinh trong ngày. Hằng ngày báo cáo tống hợp công nợ cho kế toán tổng hợp.
4-
Kế toán thuế:
Theo dõi, ghi chép và xác định chính xác, đầy đủ, rõ ràng các khoản thu nhập chịu thuế và các khoản chênh lệch để làm căn cứ tính toán và ghi nhận thuế.
Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
4-
Kế toán ĩĩỉỉãỉĩ hàng:
Chịu trách nhiệm thực hiện các quan hệ vói các tổ chức tín dụng. Chịu trách nhiệm lập hồ sơ vay vốn, chuyển tiền, theo dõi toàn bộ phát sinh tất cả các khoản tiền gửi, tiền vay vốn, lãi vay phát sinh. Hạch toán kế toán đúng nguồn và hạch toán chi phí lãi vay đúng theo từng công trình.
4-
Kế toán thanh toán:
Lập chứng từ thu chi các khoản tiền mặt đã được Tổng giám đốc và Ke toán trưởng duyệt chi thanh toán, và theo dõi sổ quỹ.
i-
Kiểm toán nội bộ, kế toán tổng hợp của Tằng Công Ty:
Kiềm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của người hành nghề chứng khoán.
Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn tổng công ty. Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiếm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng kế toán.
Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định.
2.1.4.3 Tố chức hệ thống chủng từ
Ke toán chi tiết căn cứ vào chứng từ gốc sẽ hạch toán vào các tài khoản có liên quan. Sau đó kế toán tổng hợp sẽ kiểm soát, kiểm tra lại cách hạch toán theo từng phần hành. Cuối kỳ tập hợp lại các chi phí và lập báo cáo quyết toán.
Chứng từ được lưu trừ tại bộ phận kế toán chi tiết có liên quan.
2.1.4.4 Tố chức vận dụng hệ thong tài khoản kế toán
Tổng công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tố chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Tống công ty sử dụng hầu hết các tài khoản được Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15 năm
2.1.4.5 Hình thức số kế toán
Hiện nay Tổng công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Nhật ký chung là sổ mà Ke toán tống họp dùng đề ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian rồi mới ghi vào sổ cái.
Neu các nghiệp vụ phát sinh giống nhau, lặp lại nhiều lần, để giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, kế toán sẽ ghi vào sổ đặc biệt, định kỳ sẽ lấy số tống cộng ghi vào sổ cái. Chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng lập bảng tống họp chi tiết.Từ bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái để lập Bảng cân đối phát sinh, báo cáo tài chính. Ke toán dùng sổ cái và Bảng tổng họp chi tiết để đối chiếu.
Đây là cách ghi đơn giản, trình tự ghi chép xử lý nhanh rất thuận lợi trong việc sử dụng tin học vào công tác quản lý. Công tác kế toán của công ty được trang bị bằng hệ thống máy tính hiện đại, máy in, máy fax.
2.1.4.6 Một số chính sách
Chế độ kế toán áy dụng:
Chính sách kế toán mà Tổng công ty áp dụng là chính sách kế toán Việt Nam với hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 129/2004NDCP ngày 31/05/2004 của Bộ trưởng Tài chính và Tổng công ty trực thuộc Bộ xây dựng và chịu sự kiếm tra giám sát về mặt tài chính của Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: Tổng Công Ty áp dụng niên độ kế toán là tháng - Phương pháp kê khai thuế GTGT
- Phương pháp khấu hao TSCĐ
Phương pháp khấu hao TSCĐ mà Tổng công ty đang áp dụng là khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Cuối mỗi tháng các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo quyết toán cho tổng công ty, Tổng công ty lập báo cáo chung cho toàn tổng công ty.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu hoặc kiếm tra: <...►
2.1.4.7 Tố chức lập háo cáo kế toán
Có hai loại báo cáo: Báo cáo quản trị và báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị: Theo yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo Tổng Công ty, các kế toán viên sẽ lập báo cáo:
• Báo cáo hàng ngày • Báo cáo tháng
- Báo cáo tài chính được lập hàng tháng bao gồm: • Bảng cân đối kế toán
• Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Bảng báo cáo lưu chuyền tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính
2.1.4.8 Chính sách kế toán máy tại Tống Công Ty
Công ty sử dụng kế toán máy, tất cả các nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện bằng phần mềm Fast trên cơ sở sử dụng Excel. Tuy nhiên khá đơn giản và dễ sử dụng. Nhân viên kế toán thực hiện nhập số liệu vào máy khi có bộ chứng từ kế toán, việc tổng hợp số liệu và ghi sổ đều xử lý tự động. Với hệ thống mạng nội bộ và dữ liệu được cập nhật thường xuyên, công ty có thể cung cấp thông tin kịp thời, in báo cáo bất cứ thời điểm nào được yêu cầu.
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành xây lắp tại TốngCông Ty Xây Dụng số 1 Công Ty Xây Dụng số 1
2.2.1 Đặc điếm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Tồng Công Ty Xây Dụng số 1.
2.2.1.1 Đặc thù công tác kế toán tại Tống Công Tỵ
Tống công ty xây dựng số 1 là Công ty có quy mô hoạt động rộng lớn, các công ty chi nhánh trực thuộc rải rác khắp noi. Công ty thực hiện tố chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán để phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm địa lý...
Tổng Công Ty Xây Dựng số 1 đại diện các đơn vị thành viên trực thuộc đứng ra nhận thầu, ký hợp đồng với chủ đầu tư. Cuối tháng tất cả các công ty trực thuộc đều phải tập hợp và báo cáo số liệu nộp về Tống công ty để Tổng công ty đánh giá, giám sát, kiểm tra hoạt động, lên sổ và kiểm toán, lập báo cáo hoàn chỉnh cho toàn bộ hoạt động của Tổng công ty.
2.2.1.2 Ngành nghề
Phạm vi hoạt động của Tổng công ty xây dựng số 1 là: kinh doanh xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển xây dựng của nhà nước gồm:
Các lĩnh vực thi công xây lắp công trình xây dựng, công nghệ giao thông thủy lợi, thủy điện, các công trình đường dây trạm biến điện, kinh doanh và phát triển nhà, tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh vật tư, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước.
2.2.1.3 Qui trình thi công sản phấm xây lắp
Tổng công ty xây dựng số 1 có đặc điểm sản xuất kinh doanh là: xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng.
Sản phẩm cơ bản tiến hành theo 2 phương thức: - Phương thức tự làm
Là đơn vị chủ thầu đứng ra công tác xây dựng tự động và sử dụng các nguồn đầu tư, thanh toán công trình hoàn thành. Phương thức này áp dụng cho công trình quy mô nhỏ, giá trị thấp.
- Phương thức giao thầu
Là chủ thầu đứng ra tổ chức thầu hay chọn thầu. Tố chức đứng thầu sẽ được giao thầu theo họp đồng cụ thể. Chủ thầu chính là Tống Công Ty sẽ ký hợp đồng với các nhà thầu phụ. Sau đó sử dụng nguồn vốn do nhà nước cấp phân bố cho các thầu phụ. Cuối các đợt thi công Tống công ty sẽ trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng, nghiệm thu công trình và bàn giao cho chủ đầu tư theo đúng quy cách và tiến độ đã kí trong Họp đồng. Phương thức này áp dụng đối với các công trình có quy mô lớn, giá trị cao, chu kỳ xây dựng kéo dài.
2.2.1.4 Đối tưọĩig tập họp chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điếm sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Tổng công ty được chọn là các công trình, hạng mục công trình, địa bàn, công trình thi công.
2.2.1.5 Đối tưọĩig tính giá thành
2.2.1.6 Kỳ tính giá thành
Do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành có thể là toàn bộ công trình đối với những công trình nhỏ mà thời gian dưới 1 năm, có thể là hạng mục công trình lớn thời gian thi công dài, có thể là khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước mà hai bên giao thầu và nhận thầu thỏa thuận và đồng ý thanh toán. Đối với Tổng Công Ty kỳ tính giá thành là khi công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư.
2.2.2 Ke toán chi phí sản xuất chung
Do đặc thù của Tổng Công Ty là trực tiếp đứng ra ký hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư sau đó tiến hành giao thầu lại cho các nhà thầu phụ thực hiện nên khi tập hợp chi phí và tính giá thành xây lắp sẽ có sự khác biệt so với các công ty xây lắp trực tiếp thi công công trình, đó là không có khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà toàn bộ các chi phí sẽ được kế toán của tống công ty tập hợp tất cả vào các tài khoản con của tài khoản chi phí sản xuất chung. Vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty chỉ hạch toán vào các tài khoản quản lý: chi phí sản xuất chung “TK 627”, các khoản phải trả “331”, các khoản phải thu “131”...và được kết chuyền vào tài khoản 154.
Do giới hạn về thời gian và khả năng thực hiện nên em xin chọn Công Trình Chung Cư Tân Tạo Lô B - phần cọc làm đề tài nghiên cứu. Được khởi công từ 01/07/2009 đến 31/10/2010 khi công trình hoàn thành.
Cụ thể là ngày 10/06/2009 Tổng Công Ty Xây Dựng số 1 tiến hành ký hợp đồng số 135/CC1/QLDA1/2009 giao nhận thầu xây lắp với chủ đầu tư là Công Ty Cổ Phần ĐTXD Bình Chánh CT cc Tân Tạo 1 - Lô B, gói thầu “Phần cọc - Thử tải tĩnh cọc” với giá trị dự toán: 34.728.770.000 đồng.
Sau đó Tổng công ty xây dựng số 1 tiến hành bàn giao công trình lại cho các nhà thầu phụ là công ty XD số 14, công ty TNHH 1 thành viên An Hòa, công ty Việt Tổng và ban quản lý các nhà thầu phụ. Trong đó tiến hành ký hợp đồng số 12/CC1/QLDA1/2009 với công ty Việt Tổng giao cho công ty Việt Tổng thực hiện hạng mục: Ép cọc BTCT và thử tải tĩnh cọc thuộc Công Trình cc Tân Tạo 1 - Lô B theo bảng dự toán chi tiết đính kèm.
(Xem yhu luc 1: Hợp đồng kinh tế, các văn bản và chúng từ có liên quan).
Đối với Tổng Công Ty khi xác định khoản mục chi phí NVL và chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình xây lắp sẽ được các nhà thầu phụ của từng công trình tiến hành tập hợp và quản lý trực tiếp. Tống Công Ty có nhiệm vụ tiến hành theo dõi, kiếm tra, đối chiếu dựa trên khối lượng thực tế đã hoàn thành và được kế toán Tổng Công Ty ghi nhận vào TK 6272 “Chi phí vật liệu phụ” và TK 6271 “Chi phí nhân công gián tiếp công trình”.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí gián tiếp phát sinh tại bộ phận quản lý công trình và các chi phí khác không thuộc hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm:
- TK 6271: Chi phí nhân viên - TK 6272: Chi phí vật liệu
- TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Tổng Công Ty sử dụng hầu hết các tài khoản được Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 áp dụng cho các doanh nghiệp.
2.2.2.1 Chi phí nhân viên
Chi phí nhân viên tính tại Tổng công ty bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý công trình, phân xưởng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp.
i- Cách tính lương tại Tổng công ty
- Lương cơ bản
Lương cơ bản của Tổng công ty dựa vào lương cơ bản của nhà nước quy định theo hệ số lương của mỗi nhân viên. Tuy nhiên do Tổng công ty quy định mức lương cơ bản tối thiểu bằng 1,5 lần nhà nước quy định là 455.000đ/tháng. Nghĩa là Tổng công ty áp dụng mức lương cơ bản tối thiểu 1 người là 682.500đ/tháng đối với hệ số 1.
Lương cơ bản được xác định bởi công thức sau:
Lương cơ bản=[(hệ số lương * mức lương cơ bản 1 tháng đối vói hệ số 1) / 22]*số ngày công
Ví dụ: Tiền lương ông Nguyễn Văn Chiến với mức lương cơ bản tối thiểu là 455.000, hệ số cấp bậc là 7,45 và số ngày làm việc 26 ngày
=> Lương cơ bản = [(7,45 X 455.000)/22] X 26 = 4.006.068 đồng - Lương phụ cấp:
Tổng công ty có các chế độ phụ cấp khác nhau: + Phụ cấp công trình từ xa được áp dụng
Đối với cán bộ công nhân viên trực tiếp làm việc, chỉ đạo giám sát tại các công trình của Tổng công ty có ban điều hành.
Đối vói những công trình tỉnh xa dưới 400 km tính từ trụ sở cơ quan Tổng