Nhóm yếu tố môi trường và xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp (Trang 25 - 27)

Môi trường xung quanh ựã, ựang và sẽ tiếp tục ựóng một vai trò hết sức quan trọng quyết ựịnh tình trạng sức khoẻ của bất cứ một cộng ựồng nào. Các báo cáo nghiên cứu về bệnh tật và tử vong ựều có sự khác biệt mang tắnh khu vực ựối với bệnh tật nói chung và SKSS của phụ nữ nói riêng [114]. Sự khác biệt mang tắnh khu vực này phần lớn là do sự khác biệt về môi trường sống.

Việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh phụ nữ hàng ngày cùng với các ựiều kiện ựảm bảo cho vệ sinh như nước sạch, nhà tắm, có vai trò quan trọng trong việc phòng VNđSD. Nghiên cứu của Jespers và cs (2014) [88], cho kết quả: mỗi vùng miền thì tỉ lệ mắc bệnh VNđSD lại khác nhau, tùy thuộc vào mức ựộ ô nhiễm và phong tục tập quán về SKSS ở vùng ựó. Nghiên cứu cho thấy, nhóm phụ nữ ở khu vực Nam Phi có nguy cơ mắc VNđSD do nấm

Candida cao gấp 3,57 lần so với nhóm phụ nữ ở Kenya, có ý nghĩa thống kê

(95% CI: 2,08 - 6,15). Ngay kể cả khi sống trong cùng một khu vực, việc sử dụng loại nước vệ sinh bộ phận sinh dục và cách sử dụng cũng liên quan tới bệnh VNđSD. Nghiên cứu của Zhang X. J. và cs (2009) [120], cho thấy nhóm phụ nữ không sử dụng chung chậu ựựng nước rửa chân và chậu ựựng nước vệ sinh âm ựạo riêng biệt có nguy cơ mắc VNđSD cao gấp 1,251 lần (95% CI: 1,203 - 1,301) so với nhóm phụ nữ có sử dụng chậu ựựng nước rửa chân và chậu ựựng nước vệ sinh âm ựạo riêng biệt.

Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn Việt Nam dễ mắc VNđSD, do thường xuyên phải lao ựộng trên ựồng ruộng nước, trong ựiều kiện nắng, mưa và mồ hôi thấm ướt quần áo thường xuyên, thậm chắ phải ngâm người dưới nước hồ ao hay ựồng chiêm trũng; trong khi ựó thông thường không có bất kỳ trang thiết bị phòng hộ lao ựộng nào. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2009) [6], chỉ ra một số yếu tố nguy cơ ựến VNđSD bao gồm nguồn nước tắm, giặt: nếu dùng nước giếng tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với dùng nước máy. Nghiên cứu của đỗ Mai Hoa (2009) [25], cho thấy bệnh liên quan với ựiều kiện lao ựộng ngâm mình dưới nước. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh (2014) [70], tại khu vực biển, ựảo thành phố Hải Phòng khi cho rằng phụ nữ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tắm riêng, vệ sinh có nguy cơ mắc VNđSD cao gấp 1,4 lần so với phụ nữ ựược sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hoặc có nhà tắm riêng, vệ sinh.

Một yếu tố khác cũng tác ựộng ựến tình trạng sức khỏe của phụ nữ ựó là môi trường xã hội. Những yếu tố xã hội như thu nhập, trình ựộ học vấn... cũng có tác ựộng mạnh mẽ ựến tình trạng sức khoẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh VNđSD là một bệnh phổ biến, tập trung nhiều ở các nước ựang phát triển [96], [103], [115]. Ở mỗi quốc gia cũng thấy có sự khác biệt về tỉ lệ

VNđSD giữa các tầng lớp dân cư. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan và cs (2008) [92], cho thấy: nhóm phụ nữ nghèo nhất có nguy cơ mắc VNđSD do nấm Candidas cao gấp 2,10 lần (95% CI: 1,25 - 3,51) so với nhóm phụ nữ

khác. Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh (2014) [70], cho thấy nhóm phụ nữ nghèo có nguy cơ mắc VNđSD cao gấp 1,7 lần so với nhóm phụ nữ có ựiều kiện kinh tế trung bình và khá giả, có ý nghĩa thống kê (95% CI: 1,01 - 2,98). Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2009) [47], cho kết quả tỉ lệ mắc VNđSD dưới ở nhóm phụ nữ thuộc hộ nghèo là 44,0%; cao hơn ở nhóm phụ nữ ựủ ăn (36,2%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Môi trường xã hội còn bao gồm cả các phong tục tập quán. Việc bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán, ựặc biệt là những phong tục tập quán có liên quan ựến SKSS ựều có liên quan ựến vấn ựề VNđSD. đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc thai sản, VNđSD ở nhóm phụ nữ Mông, Gia Rai, Ba Na còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chắnh là một số phong tục tập quán chăm sóc SKSS cho phụ nữ còn lạc hậu [66], [67]. Nghiên cứu của Li X. D. và cs (2014) [95], tại Trung Quốc trên 53652 phụ nữ cho kết quả: phụ nữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mắc viêm âm ựạo cao hơn 1,805 lần (95% CI: 1,270 - 2,564) so với nhóm phụ nữ người Hán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)