Phân tích ma trận SWOT đối với khai thác xa bờ ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 65)

SWOT Cơ hội (O) - Xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng cao. - Sự phát triển của khoa học- công nghệ KTTS trên thế giới. - Hội nhập quốc tế có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật khai thác lẫn nhau.

- Được sự quan tâm của ban ngành các cấp và chính sách hỗ

trợ nhà nước.

Đe dọa (T)

- Cạnh tranh gay gắt trên thị

trường các SPTS. Tài nguyên thủy sản ngày càng

cạn kiệt.

-Sự chống lấn các khu vực giáp ranh trên biển giữa các quốc gia. - Các chính sách, qui định có liên quan còn nhiều bất cập.

- Nhiều rào cản trong việc tìm nguồn tiêu thụ bên ngoài. - Rủi ro trong KTXB cao. - Thiên tai.

Điểm mạnh (S)

- Tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho bộ phận dân cư. - Kinh nghiệm khai thác lâu năm.

- Lao động trẻ, sức khỏe tốt. - Là thị trường cho nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của địa phương.

Chiến lược (SO)

- Tăng cường kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm đểđáp

ứng nhu cầu thị truờng.

- Đầu tư nâng cấp công nghệ khai thác ở nhiều khu vực tiềm năng. -Mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu. - Chú ý công tác chuẩn bị cho chuyến biển.

Chiến lược (ST)

- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện khai thác hiện đại. –Phân chia khu vực khai thác - Tăng cường tập huấn kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm.

- Củng cố thị trường trong nước. - Tìm kiếm đối tác để cung ứng

đầu ra.

Điểm yếu (W)

- Kĩ thuật, phương tiện khai thác còn thô sơ, lạc hậu. - Công tác quản lý chưa tốt - Thiếu vốn đầu tư khai thác - Nhận thức của ngư dân còn nhiều hạn chế.

- Thông tin liên lạc tới nghề

chưa đầy đủ (ngư trường, thị

trường, thời tiết…)

- Phương tiện cứu sinh cứu hộ.

Chiến lược (WO)

- Đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn.

- Cải tiến phương thức, đổi mới kỹ thuật khai thác.

- Đầu tư đầy đủ thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc.

- Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm .

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chiến lược (WT)

- Khai thác theo vụ mùa, tránh khai thác các loài thủy sản được bảo vệ.

- Nâng cao nhận thức người dân trong việc BVNLTS kết hợp với xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Trang bị phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ. - Làm tốt hơn công tác dự báo thời tiết và cứu nạn, cứu hộ trên biển. - Bảo vệ chủ quyền tránh sự xâm nhập của nước ngoài. - Đoàn kết giữa cán bộ trong ngành cũng như tăng cường sự

66

hợp tác giữa các ngư dân.

Giải thích bảng ma trận SWOT

Quá trình phân tích ma trận SWOT qua 8 bước. Từ việc xác định các cơ hội, đe dọa, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có những chiến lược thích hợp:

Với những cơ hội do thị trường bên ngoài tạo ra, kết hợp những mặt mạnh trong ngành (chiến lược SO) sẽ mang lại nhiều lợi thế trong việc mở rộng phát triển ngành khai thác ngày một hiệu quả hơn như:

• Có thêm thị trường tiêu thụ mới.

• Công nghệ kĩ thuật khai thác mới.

• Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các biện pháp xuất khẩu.

• Khai thác ở những khu vực xa bờ tiềm năng mới mẽ.

Dùng những mặt mạnh để khắc phục những đe dọa sẽ tạo ra chiến lược ST như:

• Phân chia khu vực khai thác, tránh khai thác một địa điểm thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

• Kinh nghiệm khai thác tiên tiến từ việc giao lưu hợp tác kinh tế và tiêu thụ sản phẩm.

• Củng cố thị trường trong nước song song với tìm kiếm thị trường mới. Với những điểm yếu do ngành mang lại cần khắc phục bằng việc tận dụng tối đa các cơ hội (chiến lược WO)

• Nâng cao trình độ, tay nghề khai thác.

• Đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ công tác đánh bắt.

• Cải tiến, xoá bỏ những phương thức khai thác lạc hậu, rập khuôn.

• Chia sẽ kinh nghiệm cho các ngư dân trong ngành để giúp đỡ nhau trong việc đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành đầy thế mạnh và tiềm năng này. Sự xuất hiện các mối đe dọa với các nguy cơ yếu kém của ngành cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời tránh những rủi ro mang lại cho ngư dân torng quá trình khai thác (chiến lược WT)

• Bảo vệ khu vực khai thác để tránh các tàu thuyền từ nước ngoài tràn vào khu vực trong nước khai thác

• Khai thác theo mùa vụ, theo một quy trình đã được hoạch định sẵn để tránh cạn kiệt tài nguyên.

67

Nên có sự phối hợp đoàn kết giữa các cán bộ trong ngành để có những kiến thức mới kinh nghiệm mới áp dụng vào quá trình khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao.

68

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Những kết luận cơ bản từ điều tra thực tế các hộ khai thác thủy sản xa bờ tại địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre được tóm tắt như sau:

(1) Hiệu quả khai thác trong nghề khai thác xa bờ ở cả hai loại nghề đều không cao. Nghề lưới vây chi phí hoạt động lớn vì số lượng lao động thuê mướn nhiều nhưng lợi nhuận từ nghề này cao hơn so với nghề lưới kéo. Số hộ lỗ vốn chỉ 3,1% so với lưới vây là 5,9%. Tuy nhiên trong tổng số các hộ khảo sát thì trung bình 90,9% số hộ khai thác của hai nghề này có lợi nhuận dương (có lời).

(2) Ngư dân thường gặp rất nhiều trong đó rủi ro về thị trường và giá cả nhiên liệu rất đáng quan tâm vì đối với khai thác xa bờ việc tăng công suất tàu lại tỷ lệ thuận với việc tăng thêm nhiên liệu sử dụng.

(3) Ngư dân nhận thức được các rủi ro trong nghề nghiệp của họ. Với những rủi ro do chủ quan mang lại thì có thể tự điều chỉnh được mức độ ảnh hưởng của nó đến năng suất và lợi nhuận khai thác nhưng với những rủi ro khách quan như về thị trường, ngư trường… thì họ không thể tự giải quyết.

(4) Phương trình tương quan đa biến đã chỉ ra một số yếu tố ảnh đồng thời lên năng suất và lợi nhuận khai thác: công suất tàu, số năm kinh nghiệm khai thác xa bờ, rủi ro về chuẩn bị cho chuyến biển. Tuy nhiên, chưa thấy bà con ngư dân có kế hoạch gì định hướng cho việc phát triển ngành nghề nhằm giảm thiểu rủi ro.

(5) Những khó khăn cơ bản mà ngư dân khai thác xa bờ thường gặp phải gồm có: thiếu vốn cho hoạt động khai thác, năng suất đánh bắt giảm, giá cả sản phẩm không ổn định, giá nhiên liệu tăng cao…

5.2 Kiến nghị

69

Đối với Nhà nước

(1) Có chính sách qui định rõ ràng cho ngành thủy sản được chủ động triển khai trong các lĩnh vực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, công tác quản lý ngành và nghiên cứu khoa học…

(2) Cần chỉ đạo thống nhất phối hợp, phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các Bộ trong việc thực hiện các chương trình hội nhập, cưỡng chế thi hành luật. (3) Đầu tư nâng cấp, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan

trong nước về việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ các đối tượng thủy sản di cư xa.

(4) Chú trọng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, chú ý gắn kết với công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Đối với cơ quan ban ngành địa phương:

(1) Các cơ quan chức năng nên tổ chức các cuộc hội thảo về các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao trong tỉnh để bà con ngư dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong khai thác xa bờ.

(2) Cần chú trọng công tác qui hoạch vùng khai thác tăng cường dự báo thời tiết và cứu hộ, cứu nạn trên biển, cải tiến ngư cụ, kỹ thuật khai thác và hướng dẫn ngư dân ra khai thác xa bờ.

(3) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về BV & PTNLTS kết hợp với các biện pháp xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

(4) Phải phát huy nội lực dựa vào sức dân, chủ động hội nhập thị trường, có sự thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương trong đấu tranh, cạnh tranh thị trường, chỉ đạo giám sát trong sản xuất kinh doanh và khắc phục hậu quả thiên tai.

(5) Đoàn kết giữa cán bộ trong ngành.

Đối với ngư dân:

(1)Nghiêm chỉnh thi hành những qui định của nhà nước cũng như của các cơ quan ban ngành địa phương.

(2)Cần có ý thức khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.

(3)Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về khai thác thủy sản xa bờ nhằm học hỏi kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro cho mình.

(4)Tăng cường hợp tác giữa các ngư dân để chủ động hơn trong ứng phó đối với các rủi ro trong KTXB.

70

(5)Hợp tác quốc tế đồng thời chống mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở Thủy sản Bến Tre, 2002. Tóm tắt qui hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

2. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh. Các văn bản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Bến Tre, 2000. Qui định pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

4. Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Bến Tre, 1995. Những điều cần biết về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

5. Sở Thủy sản Bến Tre, 2000. Báo cáo toàn văn tổng kết đề tài điều tra qui hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và xa bờ tỉnh Bến Tre.

6. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình môn học Kinh tế thủy sản, Khoa Thủy Sản, ĐHCT.

7. Sở Thủy sản Bến Tre, 2003. Báo cáo tổng kết năm 2002 và kế hoạch năm 2003. 8. Sở Thủy sản Bến Tre, 2004. Báo cáo tổng kết năm 2003 và kế hoạch năm 2004. 9. Sở Thủy sản Bến Tre, 2005. Báo cáo tổng kết năm 2004 và kế hoạch năm 2005. 10. Sở Thủy sản Bến Tre, 2006. Báo cáo tổng kết năm 2005 và kế hoạch năm 2006. 11. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003. Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế, Nguyễn Vũ Hoàng.

12. Nguyễn Tâm Em, 2003. Chuyên đề tốt nghiệp ngành thủy sản ở ĐBSCL: Tiềm năng và thử thách trước ngưỡng cửa hội nhập, Khoa Thủy sản, ĐHCT.

13. Trần Tiến Phức,2004. Giáo trình môn học máy điện hàng hải đại cương, Đại Học Thủy Sản Nha Trang.

14. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia. Một số nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam. 15. Trịnh Hoàng Văn, 2005. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa ở hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ, Khoa Thủy Sản, ĐHCT.

16. Đỗ Đình Minh, 2003. Đồ án tốt nghiệp đại học. Đánh giá tính hợp lý của việc trang bị máy hàng hải trên tàu lưới kéo xa bờ cỡ công suất từ 400CV trở lên thuộc tỉnh Kiên Giang khai thác tại biển Tây Nam Bộ, Đại Học Thủy Sản Nha Trang. 17. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản & Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Dự án Đánh giá nguồn lợi thủy sinh vật biển Việt Nam II năm 2005.

18. Các Websites:

Websites của Trung tâm tin học Bộ Thủy sản:

http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=45&News_ID=301165883 , cập nhật ngày 30/11/05.

http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=18163919&news_ID=18170767.

72

Websites của Trung tâm Thông tin KHKT và Kinh tế thủy sản, 2005: http://www.fao.org.vn/vn-progV_conti.htm, cập nhật 22/4/2006. 19. Anh Tú, 2004. Cơ hội và thử thách.

73

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bộ thủy sản và các ngành có liên quan với các địa phương tổ chức điều tra, nghiên cứu các nguồn lợi thủy sản trong cả nước; chỉ đạo trực tiếp công tác này ở các vùng nước trọng điểm và các đối tượng có giá trị kinh tế.

Qui định các khu vực cấm, khu vực cấm khai thác có thời hạn.

Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thực hiện

Cơ quan thực hiện

Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho đăng ký tên tàu vào Sổđăng ký tàu cá; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Sổ thuyền viên tàu cá.

Đối tượng áp dụng

Tất cả các tàu có nguồn gốc từ: Đóng mới, Mua bán chuyển nhượng: trong Thành phố, trong nước, mua từ nước ngoài mà chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh.

Điều kiện đểđược đăng ký tàu

- Tàu không mang một đăng ký nào khác.

- Tàu được cơ quan Đăng kiểm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. - Tàu cũ mua của nước ngoài lần đầu đăng ký hoặc tái đăng ký nhưng không quá 15 năm

tuổi.

- Chủ tàu thường trú tại Việt Nam hoặc trụ sở chính đóng tại Việt Nam.

- Tàu thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài có thểđăng ký tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua giữa một bên người thuê tàu trần hoặc người thuê mua và một bên là tổ chức cá nhân nước ngoài.

- Chủ tàu phải có tờ khai đăng ký cho cơ quan đăng ký và cam kết không sử dụng vào mục đích khác.

Hồ sơ thủ tục thủ tục hành chính

- Chủ tàu có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chính thức tại cơ quan đăng ký tàu cá chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có xác định hoàn thành thủ tục hải quan (nếu tàu mua của nước ngoài).

- Cơ quan đăng ký tàu có trách nhiệm làm thủ tục chậm nhật 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. - Hồ sơđăng ký gồm:

Đối với tàu cá đóng mới hoặc cải hoán

* Giấy tờ phải nộp (mỗi thứ một bản)

- Tờ khai đăng ký tàu cá và thuyền viên (bản chính)

- Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sởđóng, sửa tàu cấp hoặc hợp đồng đóng, sửa tàu (bản chính).

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính). - Giấy chưng nhận đăng ký cũ (đối với tàu cải hoán, bản gốc).

- 02 ảnh tàu cở 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng hai bên mạn tàu) * Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính)

- Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan Đăng kiểm cấp (bản chính), đối với loại tàu phải đăng kiểm.

- Giấy phép sử dụng đài tàu, nếu có.

Đối với tàu cá chuyển dịch quyền sở hữu trong nước (bán đổi cho, nhượng, thừa kế … )

74

Chuyển dịch trong phạm vi tỉnh nhà *Giấy tờ phải nộp (mỗi thứ một bản )

- Tờ khai sang tên và cấp lại đăng ký.

- Chứng từ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ của tàu (bản chính). - Biên lai nộp thuế trước bạ (bản chính).

* Giấy tờ phải xuất trình

Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan Đăng kiểm cấp, đối với loại tàu phải đăng kiểm (bản chính).

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)